Chiến lược toàn cầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chiến lược của tập đoàn italcementi group (Trang 49)

I. PHÂN TÍCH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 1 Chiến lược công ty

2. Chiến lược toàn cầu

2.1. Sự hiện diện toàn cầu

Trở thành một nhà sản xuất xi măng hàng đầu thế giới, hoạt động rộng khắp trên toàn cầu chính là mục tiêu là tập đoàn hướng tới. Với sự hiện diện trên 22 quốc giá trong 4 châu lục và ngày càng tăng cường dự hiện diện của tập đoàn trên toàn cầu, tập đoàn đang ngày càng phát triển lớn mạnh trên trường quốc tế.

Thực hiện tính kinh tế của vị trí:

Italcementi đang không ngừng nâng cao hoạt động và sự hiện diện của mình trên toàn cầu, đặc biệt hiện nay Italcementi đang tập trung cao vào thị trường châu Á, đặc biệt là các nước Trung Quốc, Ấn Độ…

Tập đoàn đang dịch chuyển tới các khu vực có nhu cầu cao như các nước đnag phát triển ở Châu Á. Bởi đay là nơi có hai thị trường xi măng lớn Trung Quốc vàẤn Độvì vậy Italcementi đã đặc biệt chú ý đến hai quốc gia này. Với sự

tăng trưởng dân số mạnh mẽ trong cả 2 quốc gia này, tăng trưởng GDP 7% đến 9% và đô thị hóa ngày càng tăng, tiềm năng phát triển rõ ràng và Italcementi tập trung nguồn lực của mình(như vốn, công nghệ) vào hai quốc gia này được xem là mục tiêu chính để thâm nhập vào thị trường châu Á.

Đây là những thị trường có nguồn nguyên liệu rẻ, lao động rẻ trong khi nhu cầu về xi măng đang còn rất lớn. Chính vì vậy khi đặt các nhà máy xi măng ở đây giúp tập đoàn vận dụng được nguồn nguyên liệu và lao động, đồng thời giảm thiểu được chi phí vận chuyển sản phẩm. Đưa sản phẩm của mình đến tay khách hàng với chi phí thấp nhất có thể.

Bằng chứng cho thấy, từ đầu những năm 2000, Italcementi bắt đầu việc đánh giá và thâm nhập vào thị trường châu Á để tìm kiếm cơ hội phát triển.

Năm 2001, công ty bắt đầu liên doanh với công ty xi măng tại Ấn Độ. Và đến năm 2006, công ty đã mua công ty Zairi của Ấn Độ, và năm 2007 đã mua công ty Fuiping, thâm nhập vào thị trương Trung Quốc.

2.2. Kết quả theo khu vực địa lí.

Bảng doanh thu theo từng khu vực13

Năm/ Tỷ trọng thu nhập(triệu Euro) Europe an Union North America Others Total 2000 2630 648 534 3,811 2001 2763 650 650 4,063 2002 2941 597 725 4,262 13http://www.italcementigroup.com/ENG/Investor+Relations/Report/

2003 3000 429 857 4,2852004 3079 498 951 4,528 2004 3079 498 951 4,528 2005 2800 550 1650 5,000 2006 2986 644 2283 5,854 2007 3001 540 2400 6,001 2008 2946 289 2541 5,776 2009 2353 50 2553 5,006 2010 1868 144 2587 4,791

Biểu đồ thu nhập theo từng khu vực từ năm 2000-2010

Italcementi hoạt động trên nhiều khu vực và nhiều thị trường khác nhau. Từ năm 2000-2007, doanh thu theo từng khu vực tăng đều qua các năm 3811 lên 6001 triệu Euro, điều này cho thấy được sự phát triển ngày càng vững mạnh. Italcementi ngày càng khẳng định được vị thế là một trong những công ty hàng đầu trên thế giới với thu nhập cao từ các khu vực khác nhau trên toàn cầu.

Năm 2008thu nhập đó đã giảm xuống mạnh trong 2 năm liên tiếp. Điều này cũng dễ lý giải, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ở Mỹ lan rộng ra toàn cầu. Nhưng đây là tình hình chung của cả thế giới, vì vậy công ty đang không ngừng cải tiến, phát triển để giữ vững vị trí của mình trên thị trường thế giới.

Dựa vào biểu đồ có thể thấy tỷ trọng doanh thu các khu vực thay đổi theo hướng tập trung hơn vào các khu vực ngoài Châu Âu và Bắc Mỹ. Doanh thu các khu vực khác đó tăng từ 14% năm 2000 lên 54% năm 2013. Đây là một sự thay đổi đáng kể, cho thấy được hướng phát triển toàn cầu của tập đoàn.

Phương thức thâm nhập thị trường:

Năm 2001, công ty bắt đầu hình thức liên doanh với công ty xi măng Zuari- một trong những công ty xi măng hàng đầu tại Ấn Độ. Bước đầu, công ty đã tạo được lợi thế và cơ hội phát triển thị trường. Sau một thời gian liên doanh, năm 2006, Italcementi đã mua lại toàn quyền kiểm soát của công ty xi măng Zuari. Đặt những bước tiến khổng lồ cho Zuari, với sản lượng hàng năm 6 triệu tấn.

 Rào cản gia nhập thị trường Ấn Độ Italcementi Thấp Cao Thấp Sức Ép Chi Phí Sức ép đáp ứng địa phương Cao

Khi tham gia vào 2 thị trường này, Italcementi phải đối mặt với hai sức ép cạnh tranh: sức ép giảm chi phí và sức ép đáp ứng nhu cầu theo địa phương.

Sức ép về giảm chi phí: việc này yêu cầu công ty phải tối thiểu hóa chi phí sản xuất, phân phối sản phẩm. Việc tăng cường sự hiện diện của mình tại Ấn Độ đòi hỏi phải tốn một khoản lớn để mua lại cổ phần, và tốn một khoản đầu tư lớn cho các nhà máy sản xuất xi măng, nhà máy mài và thiết bị đầu cuối để giữ vững thị trường và phát triển sản phẩm. Đầu tư cho các nhà máy năng lượng để tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải CO2 là khá tốn kém.

Sức ép đáp ứng nhu cầu theo địa phương: Ấn độ là một nước có có 22 ngôn ngữ, nhiều tín ngưỡng tôn giáo hoạt động phức tạp. Việc đáp ứng nhu cầu theo khách hàng hơi khó khăn

Ấn Độ đã ban hành các quy định về sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia.Quy định về lượng sản phẩm sản xuất ra nghiêm ngặt. Việc đảm bảo môi trường là yếu tố quan trọng nằm trong quy định của chính phủ Ấn Độ. Tuân thủ các quy định của chính phủ Ấn Độ. Chính vì vậy sẽ tạo nên áp lực cho sự phát triển của công ty ttaij thị trường này.

Tuy nhiên sức ép đáp ứng nhu cầu địa phương là không cao, bởi Ấn Độ vẫn là nơi có nhu cầu về xi măng rất lớn.

Chiến lược Italcementi áp dụng khi thâm nhập vào thị trường địa phương:

Hành động chiến lược:

Năm 2001, công ty bắt đầu hình thức liên doanh với công ty xi măng Zuari- một trong những công ty xi măng hàng đầu tại Ấn Độ. Bước đầu, công ty đã tạo được lợi thế và cơ hội phát triển thị trường. Sau một thời gian liên doanh, năm 2006, Italcementi đã mua lại toàn quyền kiểm soát của công ty xi măng Zuari. Đặt những bước tiến khổng lồ cho Zuari, với sản lượng hàng năm 6 triệu tấn.

Năm 2011, Xi măng Zuari trở thành 'công ty xuất sắc' trong lĩnh vực xi măng. Xi măng Zuari đã được công nhận là một “Nhà điều khiển thương hiệu" trong một cuộc khảo sát được tiến hành bởi ICMR của người tiêu dùng trên khắp Ấn Độ. Zuari là một công ty hàng đầu trong sự đổi mới.

Italcementi Group cam kết phát triển mạnh mẽ đến thị trường Ấn Độ và tăng cường sự hiện diện của mình thông qua mở rộng hữu cơ và trong hữu cơ. Trong năm 2011, công ty đã cho việc mua lại 74% xi măng Gulbarga, đang phát triển một dự án 3 triệu tấn mỗi năm tại nhà máy xi măng ở Bắc Karnataka và một đơn vị mài lớn cũng đang được xây dựng tại Sholapur trong Maharashtra của Ấn Độ. Một thiết bị đầu cuối xi măng đang được phát triển tại Kochi, Kerala.

Đầu tư vào một nhà máy điện tại Sitapuram với công suất 43MW, làm tăng sức mạnh của công ty, phù hợp với trọng tâm của Italcementi là chất lượng và môi trường. Với hơn 5% thị phần trên thị trường xi măng miền Nam Ấn Độ và doanh thu trên 244 triệu Euro vào năm 2013, Xi măng Zuari đã ghi kế hoạch đầy tham vọng cho tương lai. Điều này bao gồm việc tăng cường sự hiện diện của nó ở Maharashtra, Orissa, W.Bengal và các thị trường Đông Bắc.

Với sự phát triển có sẵn và những bước tiến mới vào thị trường châu Á, Italcementi tiếp tục thực hiện chiến lược mở rộng thị trường trên toàn cầu của mình với sứ mệnh “trở thành một doanh nghiệp địa phương mang đẳng cấp

thế giới”.

Kết luận: Thành lập đến nay đã được 150 năm, đó là một khoảng thời gian không phải là nhỏ. Nhờ chiến lược toàn cầu, tăng cường sự hiện diện ở các quốc gia đã giúp cho tập đoàn hoạt động một cách liên tục và phát triển bền vững.

Tập đoàn đang dịch chuyển theo hướng tập trung hơn vào những thị trường mới nổi, đang phát triển. Điển hình là thị trường Ấn Độ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chiến lược của tập đoàn italcementi group (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w