Lực lượng dẫn dắt thay đổi ngành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chiến lược của tập đoàn italcementi group (Trang 42)

Toàn cầu hóa

Chúng ta đang chứng kiến sự toàn cầu hóa về sản xuất và thị trường. Sự ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với ngành công nghiệp xi măng đó là sự biến đổi của thị trường địa phương và khu vực thành một thị trường toàn cầu. Toàn cầu hóa ảnh hưởng đến các đặc tính và cấu trúc của hoạt động sản xuất, kinh doanh xi măng quốc tế với các vấn đề liên quan đến những thách thức về khí hậu toàn cầu.Các công ty, tập đoàn về xi măng trên thế giới đang tích cực đưa các chi nhánh, công ty con về các quốc gia trên khắp thế giới để giành lợi thế về nguyên vật liệu đầu vào cùng với những lợi thế về các chi phí khác như lao động, đất đai…Mục tiêu là để hạ thấp chi phí và nâng cao lợi nhuận. Mục tiêu cho ngành công nghiệp xi măng quốc tế là cung cấp nguyên vật liệu để phục vụ cho việc xây dựng. Do vậy, ngành công nghiệp xi măng ngày càng mang tính toàn cầu hơn. Việc bãi bỏ quy định, sự cởi mở và cạnh tranh như là một kết quả của những thay đổi trong hệ thống kinh tế quốc tế. Ảnh hưởng của toàn cầu hóa được nhìn thấy trong sự gia tăng của hợp đồng quốc tế và trong các hoạt động của công ty. Một mặt, ngành công nghiệp xi măng cũng như nhiều ngành công nghiệp khác có thể thích nghi với một môi trường kinh doanh đầy thách thức và năng động.

Với sự toàn cầu hóa kéo theo nó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, không những phải cạnh tranh với các công ty nội địa mà còn phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài đang xâm nhập vào thị trường nội địa.Bên cạnh đó, trong việc sáp nhập, mua lại và liên minh chiến lược diễn ra khá phổ biến.

Với việc phát triển toàn cầu hoá như hiện nay thì thị trường cho ngành công nghiệp xi măng đang mở rộng từng ngày, đây là một lực lượng dẫn dắt sự thay đổi trong ngành.

Sự biến động nhu cầu

Những dịch chuyển tăng trưởng đi lên hoặc đi xuống của nhu cầu được xem là một lực lượng dẫn dắt thay đổi ngành xi măng. Vì nó liên quan đến liên quan đến việc các doanh nghiệp sẽ nhập ngành hay rời ngành, hoặc phải tự cải thiện mình để duy trì vị thế và mức độ khó khăn để doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để gia tăng doanh số. Lấy ví dụ trong giai đoạn 2006 - 2010, nhu cầu về xi măng khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ được xem là đang ở trong giai đoạn bão hòa và đang có dấu hiệu đi xuống. Điều này phần lớn xuất phát từ các yếu tố vĩ mô như : chính sách cắt giảm chi tiêu vào các công trình công… Trong giai đoạn này, với tình trạng sụt giảm nhu cầu kéo dài này, nhiều công ty buộc phải rời ngành, hoặc chịu bị các công ty khác thâu tóm, hoặc phải nỗ lực tự thay đổi mình trong khâu tối ưu chi phí để tăng cường độ cạnh tranh của mình.

KẾT LUẬN CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

Những tác động của môi trường bên ngoài có ảnh hưởng lớn tới ngành  Cơ hội: Với tốc độ đô thị hóa nhanh trên toàn cầu cùng với xu hướng hội nhập tạo

cơ hội gia tăng thị trường tiêu thụ cho công ty. Công nghệ ngày càng tiên tiến cùng với nguồn lao động rẻ, dồi dào giúp công ty tăng tính hiệu quả trong sản xuất. Là ngành kém hấp vì vậy sẽ giảm bớt cạnh tranh của các công ty trong ngành cũng như đe dọa nhập ngành của người mới.

Đe dọa: Nhu cầu của khách hàng là tập trung tiêu dùng xanh, các sản phẩm thân thiện với môi trường buộc các công ty trong ngành phải có những chính sách và hành động phù hợp để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Chi phí đầu vào cao do nguyên vật liệu khan hiếm, năng lượng đắt đỏ dẫn đến tăng chi phí sản xuất mỗi công ty, giảm lợi thế cạnh tranh.

PHẦN 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG

o Sứ mệnh: Tạo ra giá trị trong lĩnh vực vật liệu xây dựng thông qua việc sử dụng sáng tạo và bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích các bên liên quan của chúng tôi.

o Mục tiêu cơ bản:

o Các quyết định chiến lược giai đoạn 2000-2010:

- Năm 2001, công ty bắt đầu liên doanh với công ty xi măng tại Ấn Độ. - Năm 2005mua lại công ty xi măng Suez và ASEC ở Ai Cập

- Năm 2005, Tập đoàn đã thành lập một "Bộ phận Đổi mới”

- Năm 2006 Đưa ra một "Dự án đổi mới" để phát triển các sản phẩm hiệu suất cao có thể thích ứng hiệu quả nhu cầu sử dụng cụ thể

- Năm 2006, công ty đã mua công ty Zairi của Ấn Độ.

- Tháng 6 năm 2006: Thành lập một công ty mới ở Ả Rập là Saudi.

- Năm 2007:Mua công ty Fuiping, thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. - Năm 2008: Ra mắt hệ thống cung cấp sản phẩm I.Nova.

- Năm 2009: tạo sản phẩm đặc trưng cho công ty: sản phẩm xi măng trong suốt I.light.

- Năm 2010, tập đoàn hoàn thành cải tạo tại nhà máy xi măng Matera.

- Năm 2010, công ty đã thực hiện thu mua một số nhà máy xi măng ở phía Tây Trung Quốc

- Tháng 5/2010, Tập đoàn Italcementi đã đưa ra dự án trồng tảo trong nhà máy xi măng để nắm bắt và tái chế CO2. Dự án này được hoàn thành vào năm 2011.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chiến lược của tập đoàn italcementi group (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w