Về bảo vệ môi trƣờng

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải phá pnhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cá tra của thành phố cần thơ (Trang 116)

Quản lý vùng nuôi theo quy hoạch, sau ngày 31/12/2015 các cơ sở nuôi cá tra thƣơng phẩm phải áp dụng và chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc các chứng chỉ quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

Nghiên cứu cụ thể, kết hợp với trồng trọt để sử dụng chất thải từ ao nuôi cá tra làm phân bón cho cây trồng, giảm nguồn gây ô nhiễm xả thải trực tiếp ra môi trƣờng tự nhiên.

Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục cho ngƣời nuôi cá về các tiêu chuẩn kỹ thuật nuôi nhƣ VietGAP, Global G.A.P, ASC, BAP... để ngƣời sản xuất nhận thức rõ lợi ích, vai trò và trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trƣờng.

5.3.5 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Theo UBND thành phố Cần Thơ, đội ngũ chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lí của thành phố nói chung và của ngành chế biến cá tra xuất khẩu nói riêng có chuyên môn cao và năng lực quản lí tốt, chƣa nhiều. Do đó, chúng ta nên thực hiện những giải pháp sau đây:

- Định kỳ mở các lớp bồi dƣỡng ngắn hạn về hƣớng dẫn và chuyển giao kỹ thuật cho ngƣời sản xuất thông qua tổ chức khuyến ngƣ, Viện, Trƣờng.

- Tăng cƣờng đào tạo cán bộ quản lý ngành thủy sản giỏi về kiến thức chuyên môn, xã hội để có thể quản lý ngành có hiệu quả và phát triển bền vững.

105

- Đào tạo đội ngũ thanh tra, kiểm soát viên cho các khâu từ kiểm soát giống, thức ăn đến vệ sinh an toàn thực phẩm; đủ trình độ giám sát, hƣớng dẫn và quản lý quy hoạch. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã, quản lý cộng đồng các vùng nuôi cá tra.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên tích cực tham gia các diễn đàn nhƣ Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Cần Thơ, Hội doanh nhân trẻ thành phố Cần Thơ,… là những diễn đàn doanh nghiệp sâu sát tình hình của địa phƣơng và cung cấp hỡ trợ rất lớn cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, giúp xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong ngành và các doanh nghiệp có lien quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh để cùng phát triển đúng nhƣ phƣơng châm “Liên kết để chia sẻ, hợp tác để thành công” của Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Cần Thơ.

5.3.6 Xây dựng chiến lƣợc Marketing hiệu quả

5.3.6.1 Xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường xuất khẩu

Doanh nghiệp nên có một khoản ngân sách để đầu tƣ cho việc xây dựng thƣơng hiệu. Tại thị trƣờng nhập khẩu cần có chiến lƣợc Marketing tốt cho sản phẩm của mình, tập trung cho việc tuyên truyền và giới thiệu sản phẩm đến với ngƣời tiêu dùng bằng nhiều phƣơng thức nhƣ: ấn phẩm, tạp chí, truyền hình, dùng thử… Nội dung của việc Marketing cần nêu bậc những ƣu điểm của sản phẩm dinh dƣỡng, đặc biệt, không chất độc hại đảm bảo các tiêu chuẩn nhập khẩu…. và các danh hiệu, chứng nhận mà doanh nghiệp đạt đƣợc.

Tại các thị trƣờng nhập khẩu doanh nghiệp cần xây dựng chi nhánh để có thể tiếp cận với ngƣời tiêu dùng dễ dàng hơn, dễ nắm bắt đƣợc thay đổi của thị trƣờng và thị hiếu tiêu dùng sản phẩm và dễ dàng quảng bá sản phẩm hơn.

Doanh nghiệp nên tham gia tích cực vào các hoạt động triển lãm, hội chợ trong và ngoài nƣớc để mang hình ảnh thủy sản đến với bạn bè quốc tế, tận dụng cơ hội tham gia các hội chợ, triễn lãm để tìm kiếm đối tác lớn, những đối tác tiềm năng mà doanh nghiệp chƣa biết đến.

Xây dựng website cho ngành cá tra của thành phố Cần Thơ hoặc website riêng cho từng doanh nghiệp. Website phải đảm bảo khi đối tác sử dụng công cụ tìm kiếm liên quan đến các mặt hàng thủy sản khi đó khả năng thông tin sẽ đảm bảo các đối tác tiềm năng tìm thấy, phải dễ dàng liên lạc khi đối tác có nhu cầu. Việc giới thiệu sản phẩm của mình bằng Internet đƣợc xem là một trong những chiến lƣợc marketing hiệu quả trong thời đại

106

công nghệ. Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ làm tƣơng đối tốt việc này.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tập trung giữ vững thị trƣờng truyền thống, tích cực tham gia tìm hiểu và thâm nhập vào thị trƣờng mới. Ngoài việc tập trung xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng nƣớc ngoài doanh nghiệp nên có đại lý hay tổ chức bán lẻ cá tra trong nƣớc.

5.3.6.2 Xây dựng chiến lược về giá

Trong thời gian tới doanh nghiệp cần nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng của khách hàng, nâng cao chất lƣợng và mẫu mã bao bì sản phẩm, vừa tinh tế vừa đáp ứng điều kiện an toàn vệ sinh theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của các nƣớc nhập khẩu.

Thị trƣờng xuất khẩu cá tra cũng có nhiều phân khúc khác nhau, nhu cầu về sản phẩm tƣơi sống, đã qua sơ chế … Chính vì vậy chiến lƣợc giá cần xây dựng hợp lý cho từng phân khúc thị trƣờng. Đối với các nhà nhập khẩu, đối tác lâu năm nhập khẩu hàng hóa với số lƣợng nhiều, trong thời gian dài hạn doanh nghiệp nên có chính sách giá ƣu đãi cho những đơn hàng này.

Định giá dựa trên chi phí sản xuất và chế biến để đảm bảo mức lợi nhuận tối thiểu mà doanh nghiệp đạt đƣợc, kết hợp với việc điều chỉnh giá tùy thuộc vào tình hình thị trƣờng, mùa vụ…Giá ƣu đãi đối với khách hàng mua với số lƣợng lớn, giá tăng tại thời điểm thị trƣờng có nhu cầu cao và ngƣợc lại.

Doanh nghiệp cần tiết kiệm chi phí trong sản xuất và chế biến bằng cách cải tiến dây chuyền sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Đồng thời phân phối sản phẩm trực tiếp đến các siêu thị tại thị trƣờng nhập khẩu, đến với các nhà bán lẻ để sản phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng sẽ có giá cả hợp lí nhất.

5.3.6.3 Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm

Chiến lƣợc phát triển sản phẩm cần có tính thích ứng với từng thị trƣờng: Về sản phẩm và hàm lƣợng chất: Nghiên cứu chế biến cá tra có mùi vị thơm ngon mới lạ, đặc biệt thích ứng với từng thị trƣờng và nhu cầu dinh dƣỡng khác nhau ở các quốc gia. Bán sản phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng mang chính thƣơng hiệu của doanh nghiệp. Gần đây nhu cầu tiêu thụ thủy sản của các nƣớc tăng lên, đặc biệt là các quốc gia ở thị trƣờng Trung Quốc, Châu Âu, chính vì thế hƣớng phát triển sản phẩm hiện tại của Cần Thơ là đa dạng hóa sản phẩm, tập trung sản xuất và chế biến cá tra không chứa chất bảo quản và giữ đƣợc màu sắc, độ tƣơi, thời gian bảo quản lâu để

107

đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở từng thị trƣờng. Về bao bì và đóng gói phải đƣợc thực hiện tùy theo yêu cầu đặt hàng của khách hàng và phải phù hợp với văn hóa đời sống của nơi nhập khẩu. Hình ảnh bắt mắt sẽ thu hút đƣợc ngƣời mua và tạo đƣợc “ấn tƣợng” riêng của doanh nghiệp đối với khách hàng so với đối thủ cạnh tranh đồng thời phải đảm bảo thông tin chi tiết về sản phẩm.

Để phát triển sản phẩm và thƣơng hiệu tại thị trƣờng nhập khẩu doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Cần Thơ ngoài việc bán trực tiếp sản phẩm cho doanh nghiệp tại nƣớc nhập khẩu thì cần bán sản phẩm trực tiếp đến tay ngƣời tiêu dùng hoặc ngƣời bán lẻ. Doanh nghiệp cần nghiên cứu kĩ về thị trƣờng xuất khẩu, tìm hiểu khách hàng về thói quen tiêu dùng, văn hóa tại địa điểm đó để tiết kiệm tối đa chi phí và tối ƣu hóa lợi thế của chiến lƣợc này.

5.3.6.4 Xây dựng chiến lược về chiêu thị và xúc tiến sản phẩm

Nếu nhƣ ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp thì “tự động” các nhà nhập khẩu sẽ “cần” và tìm đến với doanh nghiệp. Với tiêu chí “khách hàng là thƣợng đế”, khách hàng là ngƣời quyết định chứ không phải là nhà nhập khẩu vì thế doanh nghiệp nên tập trung tìm hiểu và phục vụ tốt khách hàng cơ hội mở rộng trƣờng, thƣơng hiệu sẽ hiệu quả hơn.

Tóm tắt nội dung của chƣơng 5: Đề tài đánh giá chung về tình hình

xuất khẩu cá tra của thành phố Cần Thơ từ năm 2011- 6T/2014 và nêu ra các mục tiêu xuất khẩu của địa phƣơng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, dựa trên những phân tích từ chƣơng 4 đề tài đã đƣa ra đƣợc một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cá tra của thành phố Cần Thơ .

108

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Qua những phân tích trên ta thấy trong giai đoạn 2011– 6 T / 2014 xuất khẩu cá tra của thành phố Cần Thơ có nhiều biến động. Từ sản lƣợng và kim ngạch đƣợc lấy làm gốc từ năm 2011, bƣớc sang năm 2012 thì tình hình xuất khẩu cá tra của thành phố có sự sụt giảm đáng kể về sản lƣợng và kim ngạch. Lí giải cho sự sụt giảm này vì hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu đều gặp khó khăn về vốn, nguồn nguyên liệu và giá cả đầu vào không ổn định bên cạnh đó các rào cản kĩ thuật từ các nƣớc nhập khẩu ngày càng gay gắt dẫn đến các doanh nghiệp chỉ sản xuất cầm chừng, rơi vào tình trạng ảm đạm thậm chí một số doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Bƣớc sang năm 2013, tình hình đã đƣợc cải thiện dần dần tuy nhiên chỉ tăng về sản lƣợng cá tra trong khi đó kim ngạch XK lại giảm. Lí giải cho tình trạng sản lƣợng XK tăng nhƣng kim ngạch xuất khẩu lại giảm vì giá XK cá tra sang các thị trƣờng của thành phố giảm. Đến 6 tháng năm 2014, tình hình xuất khẩu cũng không có dấu hiệu phục hồi khi các rào cản từ các nƣớc nhập khẩu ngày càng áp đặt khắt khe, giá XK không tăng và có xu hƣớng giảm do bị khách hàng nhập khẩu ép giá và doanh nghiệp trong ngành phá giá cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến sụt giảm về giá trị kinh tế của sản phẩm cá tra. Tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn về vốn, thị trƣờng tiêu thụ, rào cản thƣơng mại và nguồn nguyên liệu nhƣng nhìn chung kim ngạch xuất khẩu cá tra luôn có đóng góp đáng kể và tích cực vào GDP của thành phố.

Với kinh nghiệm kinh doanh và xuất khẩu cá tra đƣợc tích lũy qua từng năm của các doanh nghiệp đó là điều kiện thuận lợi để cá tra của các doanh nghiệp Cần Thơ vƣơn xa ở thị trƣờng thế giới. Hiện tại, sản phẩm của doanh nghiệp ở Cần Thơ đã có mặt ở các nƣớc Châu Á, các nƣớc Châu Âu, Hoa Kì, Nhật, …và đang có chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng mới với cải tiến và nâng cao chất lƣợng sản phẩm cá tra đã qua chế biến. Vì thế thƣơng hiệu và uy tín của cá tra đang dần đƣợc biết đến tại một số thị trƣờng.

Sau khi phân tích tình hình xuất khẩu cá tra của thành phố Cần Thơ trong giai đoạn 2011 – 6T/ 2014 thấy đƣợc khái quát tình hình xuất khẩu cá tra của thành phố. Qua đó giúp chúng ta hiểu đƣợc những thuận lợi, khó khăn, thực trạng để đƣa ra định hƣớng và giải pháp thích hợp để tiếp tục phát triển thị trƣờng và nâng cao giá trị gia tăng cá tra trong thị trƣờng thƣơng mại quốc tế.

109

6.2.1 Về phía chính phủ

Với Bộ Nông nghiệp & PTNT: Bộ NN&PTNT với nguồn kinh phí nhà nƣớc xây dựng và hoàn thiện các công trình hạ tầng các vùng nuôi cá tra tập trung, đặc biệt là hệ thống bờ bao xung quanh các cù lao, cồn bãi, các khu vực ven sông; tăng cƣờng phổ biến các tiêu chuẩn, qui chuẩn, qui trình kỹ thuật nuôi đang đƣợc các thị trƣờng tiêu thụ áp dụng; tăng cƣờng hoạt động xúc tiến thƣơng mại và thông tin giá cả, thị trƣờng thế giới và trong nƣớc đối với các mặt hàng cá tra.

UBND thành phố ƣu tiên nguồn vốn ngân sách đầu tƣ các công trình hạ tầng vùng nuôi; tăng cƣờng đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho nông dân.

Các ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nuôi cá và DN vay vốn với thời hạn phù hợp với chu kỳ sản xuất và đƣợc hƣởng các chế độ ƣu đãi theo các qui định hiện hành.

Các Viện, Trƣờng có liên quan tích cực hỗ trợ thành phố trong khu vực thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất.

Bên cạnh đó cần phải tái cấu trúc chuỗi liên kết ngành cá tra để đảm bảo việc thống nhất giữa khâu sản xuất và phân phối ra thị trƣờng; giữa ngƣời nuôi với doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với nhau. Đồng thời, cần tiến hành tái cấu trúc về tài chính doanh nghiệp và tái cấu trúc về quản trị doanh nghiệp nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các bên gồm ngân hàng, doanh nghiệp và ngƣời nuôi.

Chủ động vƣợt qua các rào cản thƣơng mại, tìm kiếm mọi cơ hội hợp tác nhằm hạn chế tác động của các vụ kiện, phối hợp cùng doanh nghiệp trong công tác truyền thông để phản bác những thông tin sai lệch về cá tra Việt Nam.

6.2.2 Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu

Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra tại thành phố Cần Thơ cần phải xác định đƣợc mình mạnh về điểm nào, yếu điểm nào, để từ đó phát huy đƣợc hết thế mạnh và hạn chế tối đa những tồn tại, phát triển hơn nữa ở bộ phận Marketing và R&D, chú trọng và thực hiện tốt công tác PR, nhất là tại các thị trƣờng mới.

Doanh nghiệp cần mở văn phòng đại diện tại các nƣớc nhập khẩu chính để tạo cầu nối giữa khách hàng nƣớc sở tại và doanh nghiệp.

110

Liên kết chặt chẽ hơn nữa với ngƣời nuôi trồng, ngƣ dân để đảm bảo nguồn cung ổn định khi có những đơn đặt hàng lớn hoặc khi thị trƣờng có biến động.

Cần giữ mối quan hệ với khách hàng lâu dài, đảm bảo lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp mình, nhất là các kiều bào sống tại nƣớc mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, đó cũng là một bộ phận marketing hiệu quả cho doanh nghiệp.

Đối với đội ngũ nhân viên làm việc trong doanh nghiệp cần bồi dƣỡng kĩ thuật chuyên môn, nghiệp vụ ngoại thƣơng và các phƣơng thức thanh toán L/C cho nhân viên. Doanh nghiệp nên tổ chức du lịch hàng năm cho nhân viên có đóng góp tích cực trong năm, chế độ lƣơng, thƣởng hợp lí cho từng bộ phận, tạo môi trƣờng làm việc thuận lợi và cơ hội học tập thăng tiến cho nhân viên để khích lệ tinh thần làm việc. Việc tuyển dụng nhân viên vào làm việc nên chú trọng đến kinh nghiệm, năng lực chuyên môn hơn là quen biết.

Doanh nghiệp phải tranh thủ tận dụng sự giúp đỡ của chính phủ, chính quyền và ban ngành đoàn thể trong thành phố trong lĩnh vực xuất khẩu cá tra tham gia các khóa bồi dƣỡng nâng cao trình độ quản trị.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên xây dựng vùng nuôi nguyên liệu khép kín, tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn khắt khe của khách hàng để tăng khả năng cạnh tranh, khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng.

6.2.3 Về phía hiệp hội cá tra Việt Nam (Vietnam Pangasius)

Hiệp hội cá tra Việt Nam nên tiếp tục phát huy vai trò đại diện cho doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cá tra Việt Nam, tham vấn cho chính phủ chỉ đạo điều hành công tác xuất khẩu đạt đƣợc hiệu quả cao nhất, cụ thể nhƣ sau:

Là cầu nối giữa doanh nghiệp và ngƣ dân. Bởi giữa doanh nghiệp và ngƣ dân còn nhiều bất cập, chƣa có hƣớng đi chung, doanh nghiệp không thể cùng ký hợp đồng với nhiều ngƣ dân mà phải thông qua hợp tác xã hay cơ quan đại diện của ngƣ dân.

Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, chính quyền địa phƣơng để triển khai các biện pháp hỗ trợ ngƣời dân và đầu tƣ phát triển công nghệ.

Duy trì và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, trên cở sở đa dạng hóa sản phẩm, tăng cƣờng quan hệ với các khách hàng truyền thống và thiết lập quan hệ với khách hàng mới.

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải phá pnhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cá tra của thành phố cần thơ (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)