Các yếu tố môi trƣờng bên trong

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải phá pnhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cá tra của thành phố cần thơ (Trang 85)

4.4.1.1 Nguồn nhân lực

Đối với việc thúc đẩy và phát triển xuất khẩu cá tra, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng. Do đó, các địa phƣơng trong tỉnh, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra luôn chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực và chăm lo đời sống của ngƣời lao động.

Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của thành phố tính tời thời điểm tháng 12/2013 là 656.253 ngƣời.Cơ cấu lao động theo khu vực 3 là chủ yếu.Trình độ học vấn, ngành nghề, trình độ đào tạo, đạt mức khá của vùng. Tập quán, kinh nghiệm canh tác và kỹ năng nghề nghiệp của lao động Cần Thơ đƣợc tích lũy qua nhiều thế hệ thuộc loại khá so với các tỉnh thành khác, nhất là kỹ năng lao động nghề nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản, trồng lúa.

Thành phố Cần Thơ đã và đang đào tạo đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực thủy sản nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng và định hƣớng xuất khẩu trong thời gian tới. Nắm vững tình hình sản xuất, thu hoạch thủy sản. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ có nhiều chính sách đào tạo kĩ năng chuyên môn và nhận thức của ngƣời dân trong việc nuôi trồng và khai thác thủy sản phù hợp với các tiêu chuẩn, qui định về môi trƣờng.

4.4.1.2 Nguồn vốn và nguồn nguyên liệu

Hình thức huy động vốn chủ yếu của hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu cá tra trên địa bàn thành phố Cần Thơ là vay ngân hàng. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp kêu gọi liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nƣớc, số ít còn lại các doanh nghiệp cổ phần thực hiện phát hành và bán cổ phiếu. Hình thức huy động vốn ít đƣợc sử dụng là hợp tác, lien doanh, đầu tƣ từ phía nƣớc ngoài.

Tuy nhiên việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi ngân hàng giảm hạn mức tín dụng với doanh nghiệp thủy sản do thời gian qua một số doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, vay vốn đầu tƣ ngoài ngành khiến các ngân hàng giảm mức tín dụng đối với ngành chế biến, xuất khẩu cá tra.

Về việc thu mua nguyên liệu cá tra đầu vào của các doanh nghiệp hiện nay trên điạ bàn thành phố chủ yếu ở Thốt Nốt (Cần Thơ), và Đồng Tháp. Đây là hai vùng có diện tích nuôi cá tra lớn và đƣợc chú trọng đầu tƣ từ Chính phủ. Do vị trí là trung tâm của khu vực ĐBSCL, rất thuận lợi trong giao thông thủy

74

lợi trong việc thu mua nguyên liệu sản xuất từ trong và các tỉnh lân cận. Nguồn nguyên liệu cá tra thƣờng đƣợc các chủ trang trại chăn nuôi đem đến từ các quận huyện trong thành phố nhƣ Ô Môn, Thốt Nốt hay tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp.

Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản chuyên canh dạng công nghiệp, bán công nghiệp trở thành hai phƣơng thức nuôi chủ lực ở ĐBSCL. Nguồn cung cấp nguyên liệu chính chủ yếu là ngƣời nông dân nhƣng phần lớn ngƣời nông dân chỉ nuôi theo kinh nghiệm, chƣa áp dụng qui trình kỹ thuật nuôi theo qui định của cơ quan chức năng về chất lƣợng, an toàn vệ sinh thực phẩm, vƣợt tầm quản lí và hƣớng dẫn kĩ thuật nuôi của chính quyền địa phƣơng dẫn đến bất cập trong sản xuất, chế biến, thị trƣờng tiêu thụ và chất lƣợng sản phẩm chƣa ổn định. Chính vì thế, những trang trại nuôi trồng cá tra do chính các doanh nghiệp cá tra tự đầu tƣ đã đƣợc hình thành và ngày một phát triển, trở thành nguồn nguyên liệu cá tra đầu vào lớn thứ 2 trên địa bàn thành phố, chiếm 25,5%.

4.4.1.3 Biến động nguyên liệu đầu vào và biến động giá cả đầu ra.

Trong ngành nuôi cá tra thì nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn cho cá phần lớn đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Do vậy, giá thức ăn cũng bị ảnh hƣởng bởi sự thay đổi giá cả của thị trƣờng thế giới. Theo nghiên cứu của Thu Hồng (2013) chi phí đầu tƣ thức ăn (77,3%) và thuốc thú y (4,3%) chiếm hơn 80% tổng chi phí sản xuất. Chi phí thức ăn tăng trung bình mỗi năm khoảng 9,8%. Đây là một thách thức lớn cho sản xuất cá tra ở thành phố Cần Thơ. Khi giá thức ăn tăng, giá bán không ổn định làm cho lợi nhuận ngƣời nuôi cá không cao, thậm chí lỗ trong nhiều vụ liên tiếp, vì vậy diện tích bỏ ao trống do bị lỗ có xu hƣớng tăng lên.

Theo Lộc và cộng sự (2010), Son và cộng sự. (2011) và phỏng vấn KIP quản lý nông nghiệp và thủy sản ba tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ (2013), thị trƣờng tiêu thụ nông sản chủ lực của ĐBSCL bao gồm thị trƣờng nội địa và xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu đối với cá tra hơn 95%. Hợp đồng xuất khẩu cá tra (cầu thị trƣờng) và giá xuất khẩu trên thị trƣờng thế giới có tác động rất lớn đến sản xuất trong nƣớc. Tình hình cạnh tranh cung cầu cá không ổn định, hiện tƣợng khủng hoảng thừa cá nguyên liệu khi đến vụ thu hoạch, giá giảm cũng nhƣ các vấn đề trên làm sản xuất kém hiệu quả (thƣờng vào giữa năm), nông dân bị lỗ bỏ ao trống, sau đó khủng hoảng thiếu nguyên liệu cá do nhu cầu tăng cao vào cuối năm, điều này xảy ra có tính chất chu kỳ hàng năm trong chuỗi sản phẩm cá tra.

75

Máy móc hiện đại, thiết bị sản xuất tiên tiến hiệu quả là điều kiện tiên quyết gia tăng sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu cá tra.

Các công ty thủy sản tại Cần Thơ từ nhiều năm nay đã đầu tƣ máy móc thiết bị hiện đại đƣợc nhập từ Nhật, Châu Âu đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, làm tăng năng suất đồng thời chất lƣợng sản phẩm cũng đƣợc cải thiện rõ rệt. Công ty luôn cập nhật những phƣơng pháp chế biến thủy sản tiên tiến nhất để có thể áp dụng nhằm tăng hiêu quả sản xuất.

Doanh nghiệp coi trọng việc đầu tƣ mặt bằng , hiện đại hóa công nghệ và xem đây là điều kiện tiên quyết để đƣa doanh nghiệp phát triển bền vững và lâu dài. Các cơ sở sản xuất đƣợc trang bị thiết bị hiện đại và lực lƣợng lao động có kinh nghiệm chuyên môn. Các nhà máy chế biến sản xuất cá tra x u ấ t khẩu đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh và tiêu chuẩn HACCP, ISO, HALAL, IFS, EU codes, ngoài ra còn một số chứng nhận khác nhƣ SSOP, BRC, GMP,….

Tuy nhiên, trong khi doanh nghiệp có thể nuôi theo tiêu chuẩn Global GAP và đƣợc cấp chứng nhận thì ngƣời nuôi rất khó thực hiện vì không có khả năng đầu tƣ, khi đƣợc chứng nhận thì khó duy trì vì chi phí tái chứng nhận cao.

4.4.1.5 R&D

Hoạt động R&D hiện nay dựa trên các chính sách định hƣớng của chính phủ. Ở từng doanh nghiệp, tùy từng tình hình cụ thể mà ban giám đốc sẽ phân công thành lập tổ nghiên cứu để tiến hành phân tích, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện.

Các phòng ban chịu trách nhiệm về việc nghiên cứu tình hình thị trƣờng và nhu cầu của khách hàng, từ đó đề xuất phƣơng án phát triển sản phẩm mới với cấp trên. Nhìn chung, công tác R&D của doanh nghiệp và của Cần Thơ về lĩnh vực xuất khẩu thủy sản chƣa phát triển, phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức, chƣa có các nguồn lực chuyên sâu để phát triển công tác này, hoạt động nghiên cứu thị trƣờng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Điều này dẫn đến kết quả việc mở rộng thị trƣờng tìm kiếm khách hàng mới của các doanh nghiệp là chƣa cao, mà đây lại là vấn đề then chốt để các doanh nghiệp có thể phát triển vƣơn lên trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt và gay gắt nhƣ ngày nay.

Song song đó thì các thị trƣờng lớn nhập khẩu cá tra nhƣ: Mỹ, EU, Nhật ngày càng có những qui định khắt khe về chất lƣợng và an toàn vệ sinh thực phẩm tạo nhiều áp lực cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất

76

khẩu ở Cần Thơ vì vậy các doanh nghiệp cần phải thận trong trong việc nghiên cứu thị trƣờng trƣớc khi chào hàng. Cụ thể đối với các thị trƣờng là:

Thị trƣờng Mỹ

Tháng 4/2011, Bộ Thƣơng Mại Mỹ đã tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với một số loại thủy sản nhập khẩu từ một số quốc gia trong đó có Việt Nam và việc kiểm soát chặt chẽ bằng các biện pháp kĩ thuật là vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát môi trƣờng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Ở Mỹ, ngoài những loại kháng sinh đƣợc phép sử dụng thì tất cả các chất còn lại đều bị cấm. Các loại kháng sinh đƣợc phép sử dụng là: chorionic, ganadotropin, formalin solution, tricaine methanesulfornate, oxytetraxylime, sulfamerazine, hỗn hợp sulfadimethoxine.

+ Dƣ lƣợng bảo vệ thực vật Trifluralin với ngƣỡng cho phép là 100(ng/g).

+ Dƣ lƣợng kháng sinh nhóm Quinolone là 1 trong 5 nhóm kháng sinh hạn chế sử dụng trong thực phẩm với mức cho phép hàm lƣợng tổng Enro/Cipro là 50(ng/g).

Thị trƣờng EU

+ Dƣ lƣợng bảo vệ thực vật Trifluralin với ngƣỡng cho phép là 100(ng/g).

+ Dƣ lƣợng kháng sinh nhóm Quinolone là 1 trong 5 nhóm kháng sinh hạn chế sử dụng trong thực phẩm với mức cho phép hàm lƣợng tổng Enro/Cipro là 50(ng/g).

Nếu hàng nhập khẩu thủy sản bị một nƣớc thành viên EU phát hiện có vấn đề về chất lƣợng lập tức sẽ bị đƣa lên Hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm (RASFF) cho tất cả các nƣớc thành viên biết.

Thị trƣờng Nhật Bản

Xuất phát từ mức sống có thu nhập cao nên ngƣời Nhật thƣờng đòi hỏi rất khắt khe về tiêu chuẩn chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm hơn các nƣớc khác trên thế giới, các hóa chất và kháng sinh cấm hạn chế sử dụng thƣờng xuyên đƣợc bổ sung vào, Nhật đã bổ sung thêm 100 chất cấm và hạn chế sử dụng cho các sản phẩm thủy sản làm các doanh nghiệp xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn

+ Dƣ lƣợng bảo vệ thực vật Trifluralin cao gấp 10 lần so với qui định của các nƣớc khác với ngƣỡng cho phép là 10(ng/g).

77

+ Dƣ lƣợng kháng sinh nhóm Quinolone là 1 trong 5 nhóm kháng sinh hạn chế sử dụng trong thực phẩm với mức cho phép hàm lƣợng tổng Enro/Cipro là 10(ng/g) cao gấp 5 lần so với các thị trƣờng khác.

4.4.1.6 Marketing

Theo quan điểm của các nhà Marketing đƣơng thời thì các nhà kinh doanh phải “bán cái mà thị trường cần, chứ không phải bán cái mình ”, vì vậy cần phải nghiên cứu khách hàng trên thị trƣờng thế giới, nhận biết khách hàng kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.

Với tốc độ tăng trƣởng nhanh nhƣ hiện nay, cùng với sự hội nhập mạnh của hàng thủy sản vào thị trƣờng thế giới, hoạt động marketing là hết sức quan trọng đối với các sản phẩm thủy sản nói chung và cá tra nói riêng ở Cần Thơ. Tuy nhiên hiện nay các hoạt đông marketing trong lĩnh vực xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản thành phố Cần Thơ chƣa đƣợc chú trọng cao, đa số các doanh nghiệp chƣa có phòng marketing riêng, một mặt do một số lƣợng lớn hàng thủy sản đƣợc xuất khẩu ủy thác qua các công ty khác nên các doanh nghiệp chƣa đƣợc chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng. Do những hạn chế trong khâu marketing và R& D nên phần lớn các hợp đồng xuất khẩu trực tiếp đều do những đối tác làm ăn lâu năm tìm đến. Chính vì lí do này mà lƣợng xuất khẩu sang các thị trƣờng lớn nhƣ Mỹ, EU… đang có xu hƣớng giảm đi do bị các đối thủ cạnh tranh ở khu vực khác dành mất khách hàng. Và một nguyên nhân nữa là doanh nghiệp Cần Thơ chƣa tạo đƣợc thƣơng hiệu mạnh trong lòng ngƣời tiêu dùng trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài.

Thƣơng hiệu cho cá tra Việt Nam nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng phải đƣợc xây dựng trên nguyên tắc cơ bản là tất cả các sản phẩm phải đảm bảo chất lƣợng đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm ở mức cao, đƣợc cộng đồng những ngƣời sản xuất và tiêu thụ theo dõi, giám sát và đánh giá phải thực hiên đầy đủ những qui trình, qui phạm cũng nhƣ những tiêu chuẩn của ngành ban hành thì những sản phẩm đó mới đúng tiêu chuẩn và đƣợc mang thƣơng hiệu.Chính vì vậy, công tác xây dựng thƣơng hiệu cần phải đƣợc các doanh nghiệp chú trọng đến bằng công tác marketing và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp.Tuy các doanh nghiệp có thực hiên đến một số hoạt động marketing truyền thống nhƣ tham gia hội chợ, gửi catalogue cho khách hàng và giới thiệu sản phẩm qua các website… Các họat động marketing này tƣơng đối đơn giản và tiết kiệm chi phí nên hiệu quả chƣa cao. Chính vì vậy, trong thời gian tới các doanh nghiệp cần chú trọng đến hoạt động marketing hơn nữa cũng nhƣ mở rộng thƣơng hiệu cho sản phẩm doanh

78

nghiệp mình tại thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ các thị trƣờng khác trên thế giới.

4.4.1.7 Ảnh hưởng của cung, cầu hàng hóa trên thị trường quốc tế

Khi kinh tế phát triển, thu nhập cao thì nhu cầu về chất lƣợng thủy sản nói chung và cá tra nói riêng ngày càng cao, không chỉ ở những nƣớc phát triển mà cả những nƣớc đang phát triển và kém phát triển, thị trƣờng thủy sản trên luôn biến động và ngày đƣợc mở rộng.

Hiện nay nhu cầu về thủy sản phục vụ cho tiêu dùng ở các nƣớc là khác nhau, ở các quốc gia phát triển cao thì nhu cầu tiêu dùng thủy sản phải có phẩm chất, chất lƣợng cao, yêu cầu càng khắt khe hơn trong việc đảm bảo tiêu chuẩn chất lƣợng. Còn ở nƣớc đang phát triển thì hàng hóa đƣợc yêu cầu ở mức thấp hơn nhƣng giá trị thu lại cũng thấp, thậm chí kém hơn so với hàng hóa đƣợc chế biến sâu.

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải phá pnhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cá tra của thành phố cần thơ (Trang 85)