- Sản xuất giống: Hoàn thiện nghiên cứu phát triển chất lƣợng giống và sản xuất giống cá tra sạch bệnh. Nâng cấp và đầu tƣ các Trung tâm giống quốc gia ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm nghiên cứu chọn tạo giống cá tra mới có chất lƣợng cao, kháng bệnh. Tiếp tục đầu tƣ các khu sản xuất giống cá tra tập trung để đảm bảo điều kiện sản xuất giống và kiểm soát đƣợc chất lƣợng con giống cá tra.
- Sản xuất thức ăn nuôi cá tra: Nghiên cứu dinh dƣỡng thức ăn công nghiệp có hệ số chuyển hóa cao, nghiên cứu, nâng cao chất lƣợng bột cá trong nƣớc (tỷ lệ đạm, tỷ lệ hấp thu,...) nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, giảm chi phí sản xuất thức ăn thủy sản, góp phần giảm giá thành sản xuất.
- Công nghệ nuôi thương phẩm: Xây dựng các vùng nuôi an toàn, đảm bảo các qui trình nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc các chứng chỉ quốc tế phù hợp theo quy định của thị trƣờng. Nghiên cứu và triển khai mô hình tổ chức nuôi, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá tra phát triển bền vững. Nghiên cứu xác định thời điểm thu hoạch cá tra có hiệu quả và chi phí lợi nhuận cao nhất.
104
- Công nghệ chế biến: Để nâng cao đƣợc giá trị gia tăng và phát triển bền vững cá tra trong công đoạn chế biến và tiêu thụ, trong thời gian tới công tác khoa học công nghệ và khuyến ngƣ cần tập trung:
+ Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chế biến sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao từ cá tra, nhất là các sản phẩm đối với cá quá lứa, cá thịt vàng, phụ phẩm; phù hợp với thị hiếu tiêu dùng đối với thị trƣờng trong nƣớc và tiến đến xuất khẩu.
+ Nghiên cứu chế tạo máy móc, thiết bị chế biến cá tra phù hợp với thực tế nhằm nâng cao năng suất lao động và đảm bảo chất lƣợng sản phẩm.
+ Nghiên cứu và triển khai mô hình tổ chức nuôi, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá tra phát triển bền vững.