Ma trận SWOT

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải phá pnhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cá tra của thành phố cần thơ (Trang 104)

4.4.4.1 Ma trận SWOT

Qua quá tìm hiểu về tình hình xuất khẩu cá tra của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011-6T/2014 cũng nhƣ phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu từ đó rút ra đƣợc các điểm mạnh, điểm yếu cũng nhƣ cơ hội và thách thức cho ngành xuất khẩu cá tra ở Cần Thơ.

93

Bảng 4.12: Ma trận SWOT đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội cho xuất khẩu cá tra của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011- 6T/2014

SWOT Điểm mạnh (S)

1. Vị trí, điều kiện tự nhiên thuận lợi.

2. Chất lƣợng nguyên liệu và chất lƣợng sản phẩm tốt hầu hết các doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn chất lƣợng quốc tế nhƣ ISO, HACCP, IFS, HALAL…

3. Chi phí sản xuất thấp, chi phí lao động rẻ. 4. Thị trƣờng tiêu thụ khá rộng đầy tiềm năng nhƣ Eu, Mỹ, Úc, Mexico,… các doanh nghiệp đã chủ động thâm nhập nhiều thị trƣờng mới.

5. Ngành hàng cá tra của Việt Nam ngày càng có vị thế trên trƣờng quốc tế.

6. Cần Thơ có sân bay, cảng xuất, thu hút nhiều nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.

7. Có nguồn nhân lực quản lí có trình độ cao đƣợc đào tạo từ trƣờng ĐH lớn nhất ĐBSCL (ĐH Cần Thơ)

Điểm yếu (W)

1. Nguồn nguyên liệu không ổn định do biến động diện tích nuôi lớn trong ngắn hạn.

2. Dự báo thị trƣờng yếu kém. Hoạt động tiếp thị chƣa tốt, hình thức tiếp thị chƣa đa dạng.

3. Thiếu biện pháp kiểm soát ô nhiễm, qui hoạch nuôi và chế biến chƣa nghiêm.

4. Sản phẩm chế biến chủ yếu dƣới dạng thô. Thiếu khả năng sáng tạo công nghệ để chế biến sản phẩm mới 5. Thiếu nghiên cứu R&D để nâng cao giá trị sản phẩm. 6. Cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp chế biến thủy sản XK.

7. Ô nhiễm môi trƣờng, thời tiết thất thƣờng, bệnh dịch gia tăng, chất lƣợng con giống xuống cấp.

94

Những cơ hội (Opportunities)

1. 1. Nhu cầu về cá tra trong và ngoài nƣớc ngày càng có xu hƣớng tăng.

2. 2. Thị trƣờng xuất khẩu đa dạng: phi-lê tƣơi và chế biến.

3. 3. Thị trƣờng cho các sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng.

4. 4. Thị trƣờng cho các sản phẩm phụ (collagen,v.v)

5. 5. Hợp tác, thu hút đầu tƣ của các tổ chức và cá nhân nƣớc ngoài

6. 6. Nhiều công nghệ, phƣơng tiện, kỹ thuật hiện đại đƣợc tạo ra có thể ứng dụng tốt vào hoạt động chế biến cá tra

7. 7. Hoạt động hữu hiệu của các tổ chức nhƣ VASEP, Hiệp Hội Cá tra VN,…

8. 8. Những chủ trƣơng, chiến lƣợc, chính sách, của Đảng, Chính phủ hỗ trợ thiết thực, hiệu quả.

Chiến lƣợc S-O:

1. S1,2,3 + O1,2,3,4,6: Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật nâng cao chất lƣợng sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu thị hiếu của ngƣời tiêu dùng -> phát triển sản phẩm.

2. S5,6,7 +O5,7,8: Tăng cƣờng hoạt động xúc tiến thƣơng mại, mở rông, tìm kiếm và khai thác thị trƣờng mới, đồng thời duy trì vững chắc những thị trƣờng truyền thống - > phát triển thị trƣờng, mở rộng kênh phân phối.

3. S4,5,6,7+ O1,5,6,7,8: Kêu gọi đầu tƣ, mở rộng quan hệ hợp tác, nhập công nghệ và trang thiết bị hiện đại để nâng cao chất lƣợng sản phẩm -> phát triển thƣơng hiệu.

Chiến lƣợc W-O:

1. W1,3,7 + O1,6,7,8 : Đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu, phát triển thủy lợi cho nuôi trồng cá tra -> qui hoạch tổng thểnguồn nguyên liệu.

2. W2,4,5 + O2,3,4,7,8 : Tận dụng hỡ trợ của chính phủ, các tổ chức để tăng nguồn lực tài chính, đẩy mạnh công tác chiêu thị quảng bá sản phẩm và nâng cao tỷ lệ hàng giá trị gia tăng các sản phẩm cá tra ->

hoạt động marketing.

3. W6 + O7,8: Tăng cƣờng xây dựng mối quan hệ giữa ngƣời nuôi và các doanh nghiệp thu mua cá tra nhằm đảm bảo ngƣời nuôi có lãi khi giá giảm và doanh nghiệp chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu khi giá tăng cao -> phát triển hình thức nuôi liên kết

Những thách thức (Threats)

1. Những qui định, rào cản kỹ thuật của các nƣớc nhập khẩu.

2. Tiêu chuẩn sản xuất khắt khe hơn, VietGap, ASC, v.v. 3. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nƣớc

yếu

4. Sản phẩm thay thế ngày càng phong phú.

Chiến lƣợc S-T:

1. S3,4,7,9 + T1,2,3,4: Quản lí chất lƣợng sản phẩm từ khâu nguyên liệu cho đến thành phẩm để vƣợt qua các rào cản kĩ thuật, đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng

> nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

Chiến lƣợc W-T :

1. W3,6,7 + T1,2,3: Liên kết giữa các doanh nghiệp để phát huy nội lực và giảm thiểu rủi ro,thực hiện tốt cơ chế quản lí về thƣơng mại, kiểm dịch và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm.Nâng cao ý thức tự giác giữ gìn môi trƣờng của các doanh nghiệp -> nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

95

Tóm lại, trong bối cảnh mở cửa thị trƣờng, hội nhập thƣơng mại của Việt Nam, ngành cá tra xuất khẩu của thành phố Cần Thơ có cả những cơ hội và thách thức trong phát triển xuất khẩu, nhƣng cơ hội chỉ là tiềm năng còn thách thức là hiện thực và thách thức ngày càng gia tăng. Các cơ hội và thách thức đối với phát triển thƣơng mại của Cần Thơ trong thời kì này là đan xen lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau, nhƣng cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn, nhiều đối thủ hơn, rủi ro và nguy cơ phá sản đối với các doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Để đón bắt đƣợc cơ hội và biến cơ hội thành lợi ích thƣơng mại, vƣợt qua thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp của thành phố Cần Thơ, chính quyền và cộng đồng phải có sự chủ động và nỗ lực rất lớn.

Trong đó, doanh nghiệp thành phố Cần Thơ cần nhận thức rằng cơ hội luôn luôn mở ra và thách thức luôn luôn tồn tại, nếu biết tận dụng và khai thác thì thách thức sẽ trở thành cơ hội phát triển và nếu không tận dụng đƣợc thì thời cơ sẽ trở thành nguy cơ tụt hậu.

4.4.4.2 Các chiến lƣợc thực hiện

Qua kết quả phân tích SWOT trên, khi kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hôị, mối đe dọa của ngành hàng có thể rút ra đƣợc các chiến lƣợc ƣu tiên để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu trên địa bàn thành phố Cần Thơ nhƣ sau:

Qui hoạch tổng thể nguồn nguyên liệu: cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp chế biến, ngƣời nuôi với sự điều tiết của Nhà nƣớc, sao cho đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào các nhà máy chế biến luôn ổn định và đảm bảo chất lƣợng.

Xây dựng hình thức nuôi liên kết: Với mô hình liên kết doanh nghiệp, nông dân đƣợc hƣởng các khoản lợi nhƣ nguồn vốn vay ƣu đãi và nguồn gốc thức ăn, thuốc thú y thủy sản giá gốc so với nông dân tự đầu tƣ. Việc này sẽ tháo gỡ nút thắt trong quan hệ giữa ngƣời nuôi và các doanh nghiệp thu mua. cá tra, hạn chế tình trạng doanh nghiệp ép giá cạnh tranh không lành mạnh

Thâm nhập, phát triển thị trường mới: Với cơ hội thị trƣờng mở rộng khi Việt Nam gia nhập WTO là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra ở Cần Thơ có thể tăng kim ngạch xuất khẩu, thực hiện chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng.

Các doanh nghiệp kết hợp với hiệp hội tăng cƣờng công tác xúc tiến thƣơng mại, tìm kiếm thị trƣờng mới, chủ động xây dựng chiến lƣợc kinh doanh một cách cụ thể. Khi nắm bắt đầy đủ thông tin, các doanh nghiệp sẽ có thể đẩy mạnh việc khai thác thị trƣờng mới, điều này giúp hạn chế đƣợc sự

96

phụ thuộc của các doanh nghiệp xuất khẩu vào tình hình kinh tế của một số thị trƣờng nhất định. Ngoài ra, thông qua tiếp cận thông tin và nghiên cứu thị trƣờng các doanh nghiệp cũng đánh giá đƣợc đối thủ cạnh tranh, các rào cản thƣơng mại và phi thƣơng mại mà Chính phủ nƣớc nhập khẩu đặt ra.

Phát triển thương hiệu: Để đƣa thƣơng hiệu, uy tín của doanh nghiệp mình lên một bậc cao hơn, các doanh nghiệp thành phố Cần Thơ cần thực hiện tốt việc quản lí nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu về chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm của từng thị trƣờng.

Xây dựng thƣơng hiệu quốc gia/thƣơng hiệu chung cho sản phẩm cá tra xuất khẩu. Sau khi có thƣơng hiệu quốc gia, các nhà xuất khẩu riêng lẻ vẫn giữ đƣợc thƣơng hiệu của riêng họ nhƣng cần sử dụng dấu xác nhận chất lƣợng quốc gia khi họ đáp ứng các tiêu chuẩn yêu cầu.

Tham gia hội chợ cho sản phẩm cá tra trên cơ sở chiến lƣợc phát triển thị trƣờng của cá tra. Tuyên truyền, quảng bá, thông tin trực tiếp đến ngƣời tiêu dùng trong và ngoài nƣớc về chất lƣợng sản phẩm cá tra, những tiêu chuẩn quốc tế mà các doanh nghiệp Việt Nam đang áp dụng trong chuỗi sản xuất cá tra.

Tuy nhiên hạn chế của việc phát triển thƣơng hiệu là cần phải có thời gian lâu dài nên phải tốn kém nhiều chi phí và áp lực khi phải cạnh tranh với các đối thủ có thƣơng hiệu lâu hơn.

Nâng cao chất lượng sản phẩm: luôn đƣợc ƣu tiên hàng đầu trong mỗi doanh nghiệp, chất lƣợng sản phẩm không chỉ mang lại thƣơng hiệu, uy tín mà nó còn mang tính quyết định thành bại cho một doanh nghiệp. Vì thế, cần đầu tƣ áp dụng khoa học công nghệ để sản xuất con giống đảm bảo chất lƣợng . Bên cạnh đó, phát triển các giá trị đi kèm với sản phẩm nhƣ tính tiện dụng, mẫu mã và chất lƣợng bao bì, đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của ngƣời tiêu dùng.

Hoạt động Marketing: Bên cạnh chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng sản phẩm thì chiến lƣợc marketing cũng vô cùng quan trọng. Thông qua các công tác chiêu thị quảng bá trên các kênh thông tin đại chúng, sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng nhanh hơn và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thành phố Cần Thơ cũng cần chú trọng phát triển trang web riêng với nhiều hình ảnh đẹp, ấn tƣợng về nhãn hiệu và sản phẩm của công ty, cung cấp các thông tin của công ty để khách hàng có thể nắm rõ. Cần tăng cƣờng các hệ thống mua bán hàng trực tuyến với những đối tác khách hàng nƣớc ngoài. Chiến lƣợc quảng bá phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục, không ngừng đẩy mạnh

97

hoạt động quảng bá bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng, phù hợp với thói quen tiếp nhận thông tin của từng thị trƣờng.

Tóm tắt nội dung của chƣơng 4: Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả đã

nêu ở chƣơng 2 để phân tích tình hình xuất khẩu cá tra của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011-6T/2014 và phân tích môi trƣờng bên trong, môi trƣờng bên ngoài ảnh hƣởng đến tình hình xuất khẩu cá tra từ đó xây dựng đƣợc bảng ma trận SWOT và mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter về ngành cá tra. Qua đó, giúp các doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lƣợc kinh doanh của mình hiệu quả hơn.

98

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải phá pnhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cá tra của thành phố cần thơ (Trang 104)