nhu cầu thị trƣờng thế giới về sản phẩm có chất lƣợng cao, hàng tinh chế.
4.4.2 Các yếu tố môi trƣờng bên ngoài ảnh hƣởng đến tình hình xuất khẩu cá tra khẩu cá tra
4.4.2.1 Điều kiện tự nhiên
Thành phố Cần Thơ có nền bức xạ và nhiệt độ tƣơng đối cao và ổn định qua nhiều năm, ít chịu ảnh hƣởng trực tiếp của bão,… đây là những điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh tế nói chung cũng nhƣ phát triển sản xuất cá tra nói riêng.
Phân bố tập trung dọc ven sông Hậu chiếm diện tích khá lớn là đất phù sa, đất phù sa nhiễm phèn với nhiều mức độ khác nhau. Nhìn chung, các khu vực đất phù sa, đất phù sa nhiễm phèn nhẹ ven sông tƣơng đối phù hợp cho phát triển nuôi cá tra (kết hợp bón vôi, rửa phèn).
Sự dao động của biên độ triều trên sông Hậu vừa đảm bảo chất lƣợng nguồn nƣớc, vừa thuận lợi trong cấp, tiêu thoát nƣớc tốt hơn cho các khu vực sâu trong nội đồng, đây là điều kiện phù hợp với nuôi cá tra thâm canh năng suất cao.
Nhìn chung, thì thành phố Cần Thơ có điều kiện cấp nƣớc, thổ nhƣỡng thuận lợi cho cá tra sinh trƣởng và phát triển đạt chất lƣợng tốt.
4.4.2.2 Tình hình kinh tế Việt Nam 2011–2013
Sự phát triển kinh tế nhà nƣớc có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của công ty. Nhất là khi nền kinh tế vừa bƣớc qua giai đoạn
79
khủng hoảng, điều này đã gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra tại Cần Thơ và cả nƣớc. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu cá tra trong thời điểm hiện nay gặp khăn về việc cạnh tranh giá cả, thị trƣờng tiêu thụ.
Năm 2013 đƣợc xem là năm tổng quát để tăng cƣờng ổn định kinh tế vĩ mô, kềm chế lạm phát và tăng trƣởng kinh tế cao hơn năm 2012. Thị trƣờng Việt Nam trong năm 2014 và những năm tới đƣợc đánh giá là rất hấp dẫn đối với các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài có kế hoạch mở rộng kinh doanh, và thu hút cả những nhà đầu tƣ sắp có ý định thâm nhập. Điều này tạo ra ảnh hƣởng tích cực và trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam có thể duy trì và tăng trƣởng khả quan hơn. Tuy nhiên xuất khẩu cá tra Việt Nam đã và đang chịu những thách thức lớn nhất là trong thời kì khủng hoảng vừa qua và các nƣớc đang trong cuộc “chạy đua” trong công cuộc khôi phục kinh tế. Hơn nữa rào cản thƣơng mại kĩ thuật ngày càng lớn với các hành vi bảo hộ thƣơng mại tinh vi tại các thị trƣờng lớn dành cho các mặt hàng xuất khẩu, nhất là mặt hàng thủy sản Việt Nam.
a) Tổng quan tình hình kinh tế nước ta:
Từ năm 2010 đến năm 2013 tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều biến động. Năm 2010 nền kinh tế Việt Nam phục hồi khá nhanh. Tất cả các lĩnh vực điều đạt tốc độ tăng trƣởng cao hơn tốc độ tăng cùng kì năm trƣớc. GDP năm 2010 là 6,78%, GDP bình quân đầu ngƣời đạt khoản 1.160USD/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng 19,1% (tăng gấp 3 lần so với kế hoạch), góp phần quan trọng vào việc giảm nhập siêu, giảm thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế.
Năm 2011 với sự nỗ lực phấn đấu vƣợt bậc, nền kinh tế nƣớc ta đã ứng phó với diễn biến phức tạp của tình hình và đạt đƣợc nhiều thành tựu nhất định. Nông nghiệp tăng 2,3 triệu tấn so với năm 2010, công nghiệp tiếp tục phát triển “ấn tƣợng” tăng 6,8% so với năm 2010. Về xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2011 ƣớc tính đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2010. Nhờ kinh tế tăng trƣởng khá và ổn định nên lạm phát dần đƣợc kiềm chế.
Năm 2012 đƣợc coi là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Khủng hoảng nợ công ở Châu Âu tiếp tục sa lầy mà lối thoát thì chƣa thực sự rõ ràng, kinh tế Mỹ, Nhật đều không mấy khả quan. Các nền kinh tế mới nổi nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil ... đều không còn giữ đƣợc phong độ tăng trƣởng lạc quan nhƣ khoảng 3–5 năm trƣớc. Đối với Việt Nam, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012 là ƣu tiên kiềm chế lạm
80
phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mức tăng trƣởng một cách hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trƣởng và tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Theo đó năm 2012: Thị trƣờng vàng tăng giảm bất thƣờng, hơn 35.483 doanh nghiệp giải thể trong 9 tháng đầu năm 2012. Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay có sự thay đổi so với năm trƣớc, tỉ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ƣớc tính chiếm 45,1%, nhóm hàng nông sản đạt tăng 18% so với năm trƣớc, nhóm hàng thuỷ sản giảm từ 6,3% năm 2011 xuống 5,4% năm 2012. Về thị trƣờng hàng hóa xuất khẩu của nƣớc ta năm 2012, EU vƣơn lên là thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa lớn nhất với kim ngạch đạt 20,3 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2011 và chiếm 17,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.
Năm 2013, môi trƣờng kinh tế vĩ mô về cơ bản tiếp tục đƣợc duy trì ổn định. Lạm phát đƣợc kiểm soát ở mức thấp: CPI bình quân tăng 6,81% so với cùng kỳ năm 2012. Nhờ vào ổn của kinh tế vĩ mô trong thời gian qua, niềm tin của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đối với kinh tế Việt Nam đƣợc cải thiện. CPI cho thấy tác động của chính sách tiền tệ cũng nhƣ cầu tiêu dùng trong nƣớc đến CPI trong tháng này là không đáng kể. Lạm phát tổng thể tăng chủ yếu do việc điều chỉnh giá (giá xăng dầu, tỷ giá) gây tác động đến nhóm giao thông vận tải tăng mạnh (tăng 1,34% so với tháng trƣớc) và giá hàng nhập khẩu. Với xu hƣớng tăng CPI nhƣ vậy, kết hợp với yếu tố giá cả hàng hóa thế giới không có nhiều biến động và sức mua trong nƣớc vẫn còn yếu, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng việc kiểm soát lạm phát theo kế hoạch đề ra cho năm2013 đang có những thuận lợi nhất định. Dù vậy, mục tiêu tăng trƣởng cả năm 5,5% vẫn là thách thức lớn đối với nền kinh tế.. Xét về tổng cầu, trong bối cảnh tiêu dùng nội địa suy giảm, xuất khẩu đang là động lực quan trọng cho tăng trƣởng với kim ngạch xuất khẩu tăng khá và tốt hơn so với một số nƣớc trong khu vực, chủ yếu nhờ sự đóng góp của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI. Có thể thấy sự suy yếu của kinh tế sẽ cầu nội địa đang tạo lực cản đáng kể cho tăng trƣởng, điều này cũng cho thấy nền khó có thể thực sự hồi phục ổn định khi cầu trong nƣớc không đƣợc cải thiện.
Nhìn chung tình hình kinh tế nƣớc ta từ 2010 đến năm 2013 đã có những bƣớc phục hồi và tăng trƣởng trở lại, tuy nhiên tình hình lạm phát vẫn còn ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của ngƣời dân. Với sự phục hồi của nền kinh tế đời sống nhân dân cũng ổn định trở lại, đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có những biện pháp kinh
81
doanh để tăng sản lƣợng bán trong nƣớc và xuất khẩu. Kinh tế phục hồi theo đó thủy sản cũng đƣợc phục hồi do đó nguồn nguyên liệu thủy sản phục vụ cho chế biến và xuất khẩu cũng ổn định và chất lƣợng hơn.
Trong thời gian tới sẽ có nhiều cơ hội và thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu và chế biến cá tra của Cần Thơ, tuy nhiên chịu sự ảnh hƣởng chung từ tình hình lạm phát nhƣ giá xăng, dầu, điện, chi phí vận chuyển tăng, chi phí bảo quản tăng, … làm cho tổng chi phí của doanh nghiệp tăng kéo theo lợi nhuận giảm xuống. Nhƣ vậy bên cạnh những cơ hội kinh doanh và thúc đẩy xuất khẩu cá tra của Cần Thơ thì các doanh nghiệp xuất khẩu cần có những biện pháp thiết thực để đối phó với tình hình lạm phát để hoạt động xuất khẩu có hiệu quả hơn.
b) TPP và WTO cơ hội mới và thách thức mới
Khi Việt Nam đƣợc đối xử bình đẳng trong quan hệ quốc tế (tránh bị phân biệt đối xử nhất là khi Việt Nam chƣa đƣợc Hoa Kì xem là nền kinh tế thị trƣờng). Các doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng hệ thống giải quyết tranh chấp công bằng hiệu quả để hạn chế sự chèn ép của các công ty tại thị trƣờng nhập khẩu. Hội nhập WTO là hội nhập kinh tế thế giới thế nên có thể làm tăng tính năng động và kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp trong nƣớc hơn. Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra trong nƣớc sẽ “không ngừng vƣơn lên, tích cực đổi mới cơ chế quản lí và công nghệ sản xuất …”.
Tuy nhiên, đối với các mặt hàng cá tra của Việt Nam khi bƣớc vào thị trƣờng thế giới thƣờng gặp không ít khó khăn, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của nhà nƣớc dƣới các hình thức khác nhau để nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Nhƣng bảo hộ quá mức và quá dài sẽ làm cho sản xuất đình trệ, làm giảm sức cạnh tranh. Điều này cho thấy không nƣớc nào trên thế giới tăng trƣởng nhanh thủy sản nhờ vào bảo hộ, vì vậy bảo hộ phải tạo đà cho tự do hoá.
Ngày 13/10/2010 Việt Nam chính thức tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP). TPP có thể mang lại những cơ hội rất lớn cho Việt Nam kết nối với các nƣớc thành viên khác trong việc phát triển kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu, tạo thuận lợi cho thƣơng mại và hiệu quả trong chuỗi cung ứng, hiện đại hóa các lĩnh vực dịch vụ, đƣợc giảm thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, cải thiện các biện pháp hạn chế nhập khẩu.
Các doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội này để tiếp nhận các công nghệ tiên tiến đƣợc chuyển giao từ các quốc gia thành viên TPP nhằm đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp chế biến để tăng giá trị các sản phẩm
82
c á t r a xuất khẩu. Tham gia TPP buộc các doanh nghiệp chấp nhận quá trình phân công lại lao động phù hợp với tình hình phát triển của mỗi quốc gia, doanh nghiệp phải biết tận dụng cơ hội từ nguồn lực sẵn có của mình.
Tuy nhiên, Việt Nam sẽ gặp khó khăn với các sản phẩm c á t r a xuất khẩu qua Hoa Kỳ, Úc, New Zealand. Hiện tại, khả năng cạnh tranh của Việt Nam còn tƣơng đối thấp, năng lực sản xuất, công nghệ và trình độ quản lí của doanh nghiệp Việt còn hạn chế trong khi phải đối mặt thƣờng xuyên với các loại dịch bệnh.
Về triển vọng xuất khẩu, TPP có thể mang lại cho mặt hàng cá tra cơ hội tiếp cận thị trƣờng này thông qua việc loại bỏ thuế quan. Tuy nhiên, rất có thể các quốc gia thành viên áp dụng hàng rào kỹ thuật cao nên khả năng thực tế để con cá tra thâm nhập đƣợc vào các nƣớc thành viên TPP cũng hạn chế. Khi nền kinh tế Việt Nam còn ở trình độ phát triển thấp, khoảng cách chênh lệch với các nƣớc phát triển trên thế giới là rất lớn, các doanh nghiệp Việt chƣa tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm kinh doanh. Ngoài ra, mặt hàng cá tra nói riêng và sản phẩm xuất khẩu nói chung còn thấp về chất lƣợng, kém về mẫu mã cùng với sự thiếu hiểu biết sâu rộng về thị trƣờng xuất khẩu và chiến lƣợc phát triển.
Khó khăn lớn nhất của Việt Nam hiện nay là phải xây dựng lộ trình cắt giảm thuế xuất khẩu thủy sản phù hợp với nguyên tắc của WTO, phải sử dụng thuế nhƣ một công cụ kích thích và điều tiết công cụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng cƣởng sức cạnh tranh của mặt hàng thủy sản, góp phần thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp và thúc đẩy kinh tế.
c) Hàng rào kỹ thuật trong nước và ngoài nước
Về các yêu cầu của thị trƣờng nhập khẩu, mức tối thiểu cần đáp ứng để đƣợc phép xuất khẩu vào thị trƣờng Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật, Australia,… là cần phải đảm bảo an toàn thực phẩm, cụ thể: đáp ứng các tiêu chuẩn quy chuẩn, quy định bắt buộc áp dụng (quản lý theo HACCP, GMP, SSOP, GAP); đƣợc cơ quan thẩm quyền Việt Nam kiểm tra, giám sát; đƣợc cơ quan thẩm quyền các nƣớc công nhận cho phép xuất khẩu; sản phẩm đƣợc kiểm tra phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định về chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm; là các chƣơng trình giám sát quốc gia, các phòng kiểm nghiệm đạt yêu cầu quốc tế ISO 17025. Theo đó, thực hiện phƣơng thức kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản của các nƣớc: quản lý theo nguyên lý kiểm soát quá trình “từ ao nuôi đến bàn ăn”, bắt buộc các cơ sở sản xuất – áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng an toàn thực phẩm theo HACCP, GMP, SSOP; yêu cầu thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm;
83
đƣa ra hệ thống luật lệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng khắt khe dựa trên đánh giá an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo mức bảo vệ phù hợp; thống nhất đầu mối và tăng cƣờng cho các cơ quan thẩm quyền, đây là một áp lực lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của Cần Thơ nói riêng. Bên cạnh đó nó cũng là động lực để các công ty Cần Thơ ngày càng hoàn thiện sản phẩm, đổi mới công nghệ.
TBT và SPS rất quan trọng đối với khả năng tiếp cận thị trƣờng các nƣớc của nông sản Việt Nam nói chung và xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp tại Cần Thơ nói riêng, bởi dù thuế nhập khẩu vào các nƣớc có đƣợc cắt bỏ hết nhƣng việc kiểm dịch, kiểm tra dƣ lƣợng kháng sinh, các đòi hỏi về nhãn mác bao gói... của các nƣớc vẫn ngăn chặn khả năng xuất khẩu của thủy sản Việt Nam, thậm chí là còn rủi ro hơn nhiều so với thuế quan.
d) Chính sách hỗ trợ của nhà nước cho nông hộ, ngư dân:
Với mục tiêu khuyến khích phát triển nông nghiệp, giảm nhẹ đóng góp cho nông dân. Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2011-2020, nông dân sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đƣợc miễn giảm thuế nông nghiệp theo 2 mức 50% (diện tích ngoài hạn điền) và 100% (trong hạn điền). Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc sẽ công bố quy hoạch sản xuất theo từng loại hàng hóa cụ thể cho từng vùng, khu vực, tƣ vấn nông hộ lựa chọn và đăng ký loại cây trồng, vật nuôi phù hợp.
Miễn giảm thủy lợi phí: 50% giảm theo diện tích trong hạn điền, 50% miễn giảm khi nông dân sử dụng nƣớc tƣới tiết kiệm, đúng quy trình kỹ thuật. Quyết định 65/2011/QĐ-TTG vào ngày 2/12/2011 chính sách tổ chức hộ gia đình, cá nhân đƣợc vay vốn và hỗ trợ lãi suất khi mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, nông dân sẽ đƣợc hỗ trợ 100% lãi suất trong hai năm đầu và 50% lãi suất trong năm thứ ba.
Với chính sách hỗ trợ về thuế quan và quy hoạch sản xuất thủy sản của Chính phủ đồng thời cơ quan quản lí cũng có thể đƣa ra dự báo chính xác về nhu cầu thị trƣờng, giá cả để nông hộ không còn rơi vào thực trạng “đƣợc mùa, mất giá”, đồng thời các doanh nghiệp chế biến và thu mua cá tra ở Cần Thơ cũng có nguồn cung nguyên liệu ổn định lâu dài theo từng vùng chuyên canh.
Bộ đề xuất hỗ trợ từ ngân sách Nhà nƣớc phần lãi suất chênh lệch giữa lãi suất thƣơng mại và lãi suất tín dụng đầu tƣ phát triển đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn bằng đồng Việt Nam để thực hiện các dự án nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng đối với nông
84
sản, thủy sản (bao gồm cả thiết bị trong nƣớc và nhập khẩu); các dự án chế tạo máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp.