Cơ cấu tổ chức và đơn vị trực thuộc

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải phá pnhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cá tra của thành phố cần thơ (Trang 43)

Sở Công Thƣơng Thành phố Cần Thơ gồm ban lãnh đạo, các phòng chuyên môn nghiệp vụ và đơn vị trực thuộc.

Ban lãnh đạo Sở

Giám đốc Sở:

Ông: Nguyễn Minh Toại

Phân công nhiệm vụ: Lãnh đạo và quản lý toàn diện các mặt công tác của Sở Công Thƣơng; trực tiếp chỉ đạo Văn phòng Sở; phòng Kế hoạch - Tài

32

chính; Thanh tra Sở và phòng Kỹ thuật an toàn và Môi trƣờng; chỉ đạo công tác cải cách hành chính.

Các Phó Giám đốc

Ông: Dƣơng Nghĩa Hiệp

Phân công nhiệm vụ: Phó Giám đốc Sở kiêm Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lƣợng Cần Thơ, Phụ trách công nghiệp, trực tiếp chỉ đạo phòng Quản lý công nghiệp, phòng Quản lý điện năng.

Ông: Phạm Việt Bắc

Phân công nhiệm vụ: Phụ trách công tác Hợp tác Kinh tế; khuyến công, xúc tiến thƣơng mại và Tƣ vấn phát triển công nghiệp. Trực tiếp chỉ đạo phòng Hợp tác Kinh tế; Trung tâm khuyến công Tƣ vấn phát triển Công nghiệp.

Ông: Đỗ Văn Dũng

Phân công nhiệm vụ: Phó Giám đốc Sở kiêm Chi cục trƣởng Chi cục Quản lý Thị trƣờng; Phụ trách công tác Quản lý Thị trƣờng

( Nguồn Sở Công Thương Thành phố Cần Thơ)

Hình 3.1. Sơ đồ ban lãnh đạo Sở Công Thƣơng Thành phố Cần Thơ

Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ

Văn Phòng Sở

- Bà Huỳnh Thị Thu Cúc - Chánh Văn phòng

- Ông Võ Trọng Kỷ - Phó Chánh Văn phòng

Phòng Thanh Tra

- Ông Khổng Tiến Điều - Chánh Thanh tra

GIÁM ĐỐC Nguyễn Minh Toại

PHÓ GIÁM ĐỐC KIỂM CHI CỤC TRƢỞNG CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG Đỗ Văn Dũng PHÓ GIÁM ĐỐC KIÊM GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM TIẾT KIỆM NĂNG LƢỢNG CẦN THƠ

Dƣơng Nghĩa Hiệp

PHÓ GIÁM ĐỐC Phạm Việt Bắc

33

Phòng Kế hoạch Tài chính

- Bà Nguyễn Thị Ninh Thuận - Phó Trƣởng phòng phụ trách - Ông Nguyễn Minh Tuấn - Phó Trƣởng phòng

Phòng Kỹ thuật an toàn và Môi trường

- Bà Bùi Thị Nga - Trƣởng phòng

Phòng Quản lý Công nghiệp

- Ông Đỗ Hữu Duy - Trƣởng phòng

- Ông Phạm Minh Quốc - Phó Trƣởng phòng

Phòng Quản lý điện năng

- Ông Võ Quốc Hùng - Trƣởng phòng - Ông Hồ Ngọc Tƣờng - Phó Trƣởng phòng

Phòng Quản lý Thương mại

- Ông Nguyễn Quang Vinh - Trƣởng phòng - Ông Ngô Ngọc Nhân - Phó Trƣởng phòng

Phòng Pháp chế

Đơn vị trực thuộc

- Chi Cục Quản lý thị trƣờng - Trung tâm Khuyến công

- Trung tâm Tiết kiệm Năng lƣợng Thành phố Cần Thơ

Tóm tắt nội dung của chƣơng 3: Đề tài giới thiệu về các điều kiện tự

nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội của thành phố Cần Thơ. Qua đó thấy đƣợc Cần Thơ có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng cá tra. Bên cạnh đó giới thiệu tổng quan quá trình hình thành phát triển, chức năng, nhiệm vụ của Sở Công Thƣơng để thấy đƣợc tầm quan trọng của của Sở Công Thƣơng đối vối sự phát triển của thành phố Cần Thơ.

34

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.1 KHÁI QUÁT VỀ CÁ TRA

Cá tra, tên khoa học là Pangasius Hypophthalmus, một đặc sản của dòng sông Mê Kông, từ lâu đã trở nên quen thuộc, phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của ngƣời dân vùng hạ lƣu sông Mê Kông chảy qua các nƣớc Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Đây là loài cá thuộc họ Pangasius, cùng nhóm với các loài cá có giá trị khác nhƣ cá bông lau, cá ngát, cá hú…

Không những nổi tiếng tại các nƣớc này, cá tra ngày nay còn nổi tiếng trên toàn thế giới khi sản phẩm của nó đã có mặt ở trên 149 quốc gia (tính đến năm 2013). Cá tra đang đƣợc hàng triệu triệu ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng sánh ngang hàng với những loài cá thịt trắng mà ngƣời Châu Âu và Mỹ vẫn hay ăn là cá Headock, cá Pollack, cá Tilapia. Cá tra đƣợc xếp là 1 trong 10 loại thủy sản đƣợc yêu thích nhất ở Mỹ.

Cá tra đƣợc ƣa thích và nổi tiếng nhƣ vậy là vì cá tra có thịt trắng, không mùi, hƣơng vị sau khi nấu rất thơm ngon, có thể đƣợc chế biến đến hàng trăm món ăn ƣa thích; giá cả không đắt, nếu không nói là rẻ khi so sánh với cá Headock, cá Pollack, cá Tilapia. Đặc biệt, thịt cá tra rất bổ dƣỡng. Sản phẩm cá tra xuất khẩu đã đƣợc kiểm tra nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm, không chứa vi sinh và các kháng sinh hóa chất độc hại. Thịt cá tra không có cholesterol, chứa nhiều các thành phần vitamin A, D, E, các axít béo không no thiết yếu cho cơ thể nhƣ MUFA, PUFA và quan trọng hơn là Omega 3 EPA, DHA thành phần cấu tạo của não ngƣời. Nếu sử dụng cá tra thƣờng xuyên trong bữa ăn hàng ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích nhƣ: giảm các bệnh liên quan đến tim mạch, tốt cho não, bổ mắt, ngăn ngừa ung thƣ, da khỏe đẹp, giảm lo âu ƣu phiền, giảm đau và viêm sƣng, … Ngoài ra, mỡ trong cá tra còn chứa các axít béo no khác rất cần cho cơ thể mà nếu thiếu sẽ gây chậm lớn ở trẻ em, mắc các bệnh về da, sức đề kháng giảm,…

Diện tích nuôi ca tra tập trung nhiều ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long; gần đây thêm một số tỉnh cũng phát triển nuôi cá tra là Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Hậu Giang. Ngành nuôi trồng và chế biến xuất khẩu cá tra ở vùng Tây Nam Bộ ngày càng đóng vai trò rất quan trọng với nền kinh tế địa phƣơng có nhiều ƣu thế hơn so với các nƣớc xuất khẩu cá da trơn khác.

35

Hình 4.1 Cá tra của Việt Nam Các sản phẩm xuất khẩu từ cá tra:

Cá tra của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu dƣới sạng ƣớp lạnh với các sản phẩm chủ yếu nhƣ:

+ Cá tra Fillet

+ Cá tra Fillet cắt khúc; cá tra cắt khoanh; cá tra Fillet xỏ que; cá tra xỏ que cà ớt.

+ Cá tra nguyên con bỏ đầu…

+ Và một số sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra nhƣ: chả cá tra, chả giò, chả lụa, tẩm sa tế, kho tộ…

Trong đó sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là cá tra Fillet (chiếm trên 90%)

Hình 4.2 Sản phẩm cá tra Fillet

36

Hình 4.4 Chả cá

Hình 4.5 Các dòng sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra

4.2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2011-6T/2014

4.2.1 Kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam

Trong nhiều năm gần đây, cá tra liên tiếp là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam, góp phần to lớn vào sự tăng trƣởng của xuất khẩu thủy sản nói riêng và nền kinh tế đất nƣớc nói chung. Cá tra Việt Nam đã có mặt trên gần 140 quốc gia và cùng lãnh thổ trên thế giới, và chiếm tới hơn 90% sản lƣợng cá tra toàn cầu. Sản lƣợng khai thác và giá trị xuất khẩu cá tra ở nƣớc ta ngày càng tăng, ngành cá tra ngày càng đƣợc xác định rõ là một trong những hƣớng ƣu tiên của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc.

Trong bối cảnh đó, ngành cá tra thật sự thể hiện vai trò của mình là một ngành kinh tế mũi nhọn khi giá trị đóng góp của ngành tới 2% vào tổng giá trị GDP, đóng góp khá mạnh vào kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam. Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển ngành nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam quả là một kỳ tích, chỉ trong một thời gian ngắn con cá tra đã vƣơn lên đỉnh vinh quang hơn bất kỳ cây, con nào. Theo Tổng cục Thống kê, đầu năm 2000, Việt Nam xuất khẩu chƣa tới 2.000 tấn, hơn 10 năm sau đã tăng lên

37

gần 700.000 tấn. Năm 2011 sản lƣợng cá tra lên mức 679,332 ngàn tấn đạt trên 1,84 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2010. Tuy nhiên kim ngạch sau khi tăng mạnh trong năm 2011 thì tới năm 2012 đạt gần 1,74 tỷ USD giảm 3,4% so với năm 2011. Đây là dấu hiệu “chựng” lại của xuất khẩu thủy sản nói chung trong bối cảnh hàng loạt các rào cản thƣơng mại đƣợc dựng lên tại nhiều thị trƣờng các nƣớc nhập khẩu, khủng hoảng kinh tế khu vực Châu Âu và các khó khăn trong nƣớc tác động nhƣ giá vật tƣ đầu vào tăng cao, giá bán nguyên liệu không ổn định, dẫn đến ngƣời nuôi không có lãi hoặc bị lỗ. Tình trạng cung - cầu mất cân đối, thiếu thông tin minh bạch về thị trƣờng, lãi suất ngân hàng cao, tín dụng thắt chặt… khiến cho lợi thế cạnh tranh của cá tra trên thị trƣờng quốc tế giảm.

Bảng 4.1: Kim ngạch và tỉ trọng xuất khẩu cá tra trong cơ cấu các ngành xuất khẩu của cả nƣớc năm 2011-6T/2014

Đơn vị tính: Tỷ USD Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 6T/2014 và 6T/2013

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Kim ngạch (Tỷ UD) 1,84 1,74 1,76 0,85 0,83 -0,1 -5,4 0,02 1,15 -0.02 -2,35 Tỷ trọng (%) 1,9 1,52 1,33 1,38 1,17 x x x x x x

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Năm 2012 có khoảng 160 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, giảm 30% so với năm 2011 (năm 2011 là 231 doanh nghiệp). Trong đó khoảng 20% doanh nghiệp duy trì đƣợc xuất khẩu ổn định, số doanh nghiệp còn lại sản xuất và xuất khẩu cầm chừng. Số doanh nghiệp xuất khẩu có nhà máy chế biến cá tra là 55 doanh nghiệp, trong đó có 5 doanh nghiệp có nhà máy chế biến công suất trên 100 tấn nguyên liệu/ngày chiếm 34% sản lƣợng, 10 doanh nghiệp công suất khoảng 100 tấn/ngày chiếm 25% sản lƣợng, 40 doanh nghiệp công suất dƣới 100 tấn/ngày chiếm 25% sản lƣợng. Tổng công suất chế biến của các nhà máy đạt khoảng 2,5 triệu tấn/năm. Sản phẩm cá tra phile đông lạnh chiếm tỷ trọng gần 96%, sản phẩm cá tra cắt khúc tƣơi/sống/đông lạnh chiếm 3,7%, số còn lại (0,3%) là chế biến sản phẩm cá tra giá trị gia tăng.

Xuất khẩu cá tra Việt Nam trong năm 2013 so với năm 2012 tăng khoản 1% về giá trị và đạt 1.76 tỷ USD. Những thị trƣờng nhập khẩu truyền thống

38

đang có mức tăng trƣởng chậm lại. Thêm vào đó, những cuộc cạnh tranh trong thƣơng mại ở các thị trƣờng lớn nhƣ: Mỹ, Eu đã gây không ít tổn thất cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam.

Xuất khẩu cá tra còn có những tồn tại, đó là tình trạng giá xuất khẩu cá tra liên tục giảm thấp, chất lƣợng, uy tín của cá tra xuất khẩu ở một số thị trƣờng giảm sút. Năm 1997-1998, giá cá tra xuất khẩu bình quân 4,93 USD/kg. Hơn 12 năm sau, có doanh nghiệp Việt Nam chào bán cá tra tại Mỹ chỉ còn 1,8-2,5 USD/kg, giảm khoảng 40%. Đáng nói là giá cá giảm mạnh trong khi chi phí (thức ăn, nhân công, thuốc thú y…) ngày càng tăng (năm 2012 tăng 15-25% so với năm 2011).

Hiện tại, giá cá tra nguyên liệu đang sụt giảm mạnh xuống mức 22.000- 23.000 đồng/kg do ảnh hƣởng thị trƣờng xuất khẩu khó khăn. Đây là mức giá mà ngƣời nuôi cá từ hòa đến lỗ vốn. Cơ sở này cho thấy, sản lƣợng cá có thể giảm vào đầu năm 2014, diện tích nuôi mới giảm có thể do điều kiện thời tiết lạnh, suy kiệt về vốn, đang chờ đợi một mức giá mới. Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho rằng, cá tra nƣớc ta không chỉ bị Hoa Kỳ tăng thuế, mà nhiều nƣớc khác còn dựng lên các rào cản thƣơng mại để gây khó; song song đó tính cạnh tranh của sản phẩm thay thế nhƣ cá tuyết, cá rô phi… ngày càng gay gắt sẽ làm giảm thị phần tiêu thụ đối với cá tra.

Từ những trở ngại trên, nhiều khả năng năm 2014 xuất khẩu cá tra của Việt Nam chỉ đạt khoảng 1,6 tỷ USD, giảm 5% so năm 2013.

4.2.2 Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu cá tra của Việt Nam

Với chính sách đổi mới nông nghiệp đƣợc thực hiện từ đầu thập kỉ 1980, sản xuất nông nghiệp nói chung và xuất khẩu thủy sản cả nƣớc nói riêng đã có những bƣớc phát triển đáng kể. Trong những năm gần đây Việt Nam trở thành một trong những nƣớc xuất khẩu thủy sản đứng đầu thế giới, trong đó mặt hàng nhƣ cá tra có nhiều đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu và sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam. Bên cạnh đó, mặt hàng này đã tạo nguồn lớn về việc làm cho ngƣời lao động, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

39

Bảng 4.2: Thị trƣờng xuất khẩu cá tra Việt Nam 2011-6T/2014

Đơn vị tính: Triệu USD

THỊ TRƢỜNG Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 Chênh lệch (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 6T/2014/ 6T/2013 EU 526,086 425,836 385,418 191,329 173,121 -19,1 -9,5 -9,5

Tây Ban Nha 108,860 86,710 76,661 39,823 42,992 -20,3 -11,6 +8,0

Hà Lan 88,047 68,437 60,030 31,318 30,270 -22,3 -12,3 -1,9 Đức 88,426 57,435 45,162 22,888 20,306 -35,0 -21,4 -11,3 Anh 36,991 36,165 40,935 19,423 17,653 -2,2 +13,2 -9,1 Mỹ 331,697 358,865 380,757 202,762 151,767 +8,2 +6,1 -25,1 ASEAN 110,852 110,407 124,813 62,730 72,204 -0,4 +13,0 +15,1 Singapore 36,633 35,549 36,766 17,586 18,939 -3,0 +6,2 +7,7 Philippines 24.556 27,437 26,798 14,323 14,605 +11,7 -2,3 +2,0 Malaysia 21.450 22,062 34,233 12,151 13,018 +2,9 +55,2 +7,1 Mexico 109,048 101,506 98,443 51,453 52,325 -6,9 -3,0 +1,7 Brazil 84,523 79,099 121,839 51,723 61,111 -6,4 +54,0 +18,2 TQ và HK 55,488 72,967 91,114 40,216 46,569 +31,5 +24,9 +15,8 Hồng Kông 39,153 42,232 36,063 17,774 19,146 +7,9 -14,6 +7,7 Arập Xêut 58,567 52,295 48,805 27,708 30,533 -10,7 -6,67 +10,2 Colombia 52,293 52,291 58,833 24,526 31,159 -0,004 +12,5 +27,0 Các thị trƣờng khác 477,104 491,503 451,125 197,361 205,649 +3,0 -8,1 +4,2 Tổng cộng 1.805,658 1.744,769 1.761,147 849,538 824,438 -3,4 +0,9 -2,9

Nguồn: VASEP (theo số liệu Hải quan Việt Nam)

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam cho kết quả qua bảng 4.2 ta biết đƣợc tổng xuất khẩu cá tra trong 6 tháng đầu năm 2014 đạt giá trị 824,4 triệu USD giảm 2,9% so với cùng kỳ năm 2013. Cá tra xuất khẩu sang 137 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tăng 3,8% so với 132 quốc gia của cùng kỳ năm 2013, trong đó EU vẫn là thị trƣờng nhập khẩu lớn nhất đạt giá trị 173,1 triệu USD. Cá tra hiện vẫn duy trì đứng ở vị trí thứ 2 sau tôm, chiếm 26% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Về cấu trúc thị trƣờng thì EU và Hoa Kỳ vẫn đóng vai trò chi phối nhƣng đang diễn ra sự thay đổi. Tổng xuất khẩu sang EU và Hoa kỳ chiếm gần 50% trong các năm 2008-2010. Năm 2012, 2 thị trƣờng này giảm về ở mức còn 44% và năm 2013 tiếp tục xoay quanh tỉ lệ này. EU từ mức cao với trên 500 triệu USD mỗi năm, chiếm 40% thị phần xuất khẩu trong các năm 2008-

40

2010 đã giảm xuống ở mức 30% trong năm 2011, mặc dù vẫn giữ mức kim ngạch trên 500 triệu USD. Năm 2012, EU giảm sâu về kim ngạch và cơ cấu chỉ còn ở mức 24%, và đến năm 2013 là 21,9%. Một số nguyên nhân làm cho tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam giảm là do một số quốc gia trong khối EU nhƣ: Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Áo, Thụy Sĩ ... đã thông tin sai lệch, thiếu khách quan đối với cá tra Việt Nam làm cho ngƣời tiêu dùng hiểu không đúng và có những phản ứng tiêu cực đối với sản phẩm cá tra. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam muốn đứng vững ở thị trƣờng này cần phải có những chiến lƣợc quảng bá nhiều hơn nữa cho sản phẩm cá tra để cho khách hàng ở các khu vực này hiểu rõ hơn về nguồn gốc và qui trình chế biến theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và sản xuất bền vững với môi trƣờng.

Bên cạnh đó thì xuất khẩu cá tra vào Hoa Kỳ lại có dấu hiệu tăng trƣởng tốt tăng lên ở mức trên 300 triệu USD trong năm 2011, 2012 và 2013 chiếm tỉ lệ trên dƣới 20% trong cơ cấu xuất khẩu. Con số trên cho thấy Mỹ là một trong những thị trƣờng lớn của cá tra Việt Nam. Nhƣng đến 6 tháng đầu năm 2014 xuất khẩu cá tra sang Mỹ lại sụt giảm mạnh đến 25,1% so với cùng

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải phá pnhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cá tra của thành phố cần thơ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)