PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁTRA CỦA THÀNH

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải phá pnhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cá tra của thành phố cần thơ (Trang 53)

PHỐ CẦN THƠ

4.3.1 Tổng quan về tình hình xuất khẩu của TP Cần Thơ trong giai đoạn 2011-6T/2014

Cần Thơ là một thành phố trực thuộc Trung ƣơng nằm ở trung tâm ĐBSCL, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu, Phía Bắc giáp tỉnh An Giang, phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang, có tổng diện tích tự nhiên là 1.400,96 km2, chiếm 3,49% diện tích cả vùng. Với vị trí nằm trên trục giao thông thủy, bộ quan trọng của vùng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa Cần Thơ với các tỉnh thuộc ĐBSCL, Đông Nam Bộ và các vùng trong cả nƣớc. Cần Thơ có vai trò chủ lực trong việc đóng góp cho sự phát triển của toàn vùng ĐBSCL. Trong giai đoạn 2011- 6T/2014 tình hình xuất khẩu của thành phố có những chuyển biến nhƣ sau:

42

Hình 4.6 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011-6T/2014.

33,95 37,76 33,49 27,10 39,13 31,22 39,74 39,94 7,21 8,45 9,72 7,85 11,10 9,98 6,06 4,80 8,61 12,59 10,99 20,31 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2011 2012 2013 6th2014

43

Bảng 4.3 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của TP. Cần Thơ giai đoạn 2011 - 6T/2014

Mặt hàng XK 2011 (USD) 2012 (USD) 2013 (USD) 6T/2014 (USD) Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 (USD) (%) (USD) (%) Tổng KNXK 1.249.223.464 1.292.001.304 1.229.335.274 505.493.175 42.777.840 3 -62.666.030 -5 - Gạo, tấm 424.171.313 487.845.266 411.747.718 136.988.923 63.673.953 15 -76.097.548 -16

- Thủy hải sản các loại 488.876.047 403.400.533 488.519.836 201.903.915 -85.475.514 -17 85.119.303 21

- Trứng vịt muối 3.481.302 1.886.103 1.677.941 868.268 -1.595.199 -46 -208.162 -11

- Nông sản và NSTP chế biến 6.230.164 8.932.427 7.502.118 726.099 2.702.263 43 -1.430.309 -16

- Hàng may mặc XK 90.007.092 109.152.437 119.507.338 39.706.336 19.145.345 21 10.354.901 9

-Giày, dép các loại 2.548.769 1.659.208 - - -889.561 -35 - -

-Da bò, da trâu và các loại da khác

6.817.626 8.836.417 14.278.754 6.463.490 2.018.791 30 5.442.337 62

- Thuốc uống các loại 4.328.253 7.588.306 6.277.104 4.564.580 3.260.053 75 -1.311.202 -17

- Thủ công mỹ nghệ 1.855.238 3.252.086 3.027.992 1.151.262 1.396.848 75 -224.094 -7

- Lông vịt 25.425.000 26.860.000 38.112.000 26.575.000 1.435.000 6 11.252.000 42

- Sắt thép, đinh 9.971.218 13.140.033 18.055.845 14.831.012 3.168.815 32 4.915.812 37

- Xăng dầu 138.627.320 128.931.602 45.147.722 24.282.483 -9.695.718 -7 -83.783.880 -65

- Hàng khác 46.884.122 90.516.886 74.510.171 37.744.814 43.632.764 93 -16.006.715 -18

44

Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố Cần Thơ có nhiều biến động. Nếu trong 2012 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1.292.001.304 tỷ USD tăng lên khoảng 3% so với năm 2011 thì đến năm 2013 tổng kim ngạch xuất khẩu lại giảm xuống còn 1.229.335.274 tỷ USD, giảm 5% so với năm trƣớc, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Cần Thơ đạt giá trị cao tập trung ở 4 ngành hàng: Gạo, thủy sản, hàng may mặc và xăng dầu. Đây là 4 ngành hàng chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu của thành phố, bình quân hằng năm chiếm trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thành phố.

Trong giai đoạn 2011-6T/2014 thì năm 2011 là năm thành phố có sự tăng trƣởng mạnh nhất về kim nhạch xuất khẩu đạt mức 1.249.223.464 USD tăng tới 42% so với năm 2010. Đạt đƣợc sự tăng trƣởng này là vì một số ngành hàng chủ lực có sự gia tăng mạnh mẽ về giá trị và sản lƣợng xuất khẩu sang các thị trƣờng EU, Mỹ, Nhật... Bên cạnh đó, năm 2011 cũng là năm đầu tiên áp dụng chiến lƣợc phát triển thủy sản 2011-2020 nên làm cho ngành hàng này có sự tăng trƣởng cao do vậy mà tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Cần Thơ đạt mức 488.876.047 USD dẫn đầu trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu. Kế đến là mặt hàng gạo, tấm tăng 65%, hàng may mặc tăng mạnh mẽ nhất tới 145% vì hầu nhƣ các đơn đặt hàng của doanh nghiệp đều đạt sự tăng giá do vậy mà kim ngạch có sự gia tăng mạnh mẽ , còn xăng dầu cũng tiếp tục gia tăng đến 71% vì nhu cầu đối với nguồn nhiên liệu này ngày càng cao. Ngoài ra các mặt hàng còn lại đều có sự gia tăng nhẹ khoảng 8-10%.

Đến năm 2012 thì tiếp đà phát triển của năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu cũng tiếp tục gia tăng nhƣng chỉ tăng nhẹ khoảng 3% so với năm 2011 đạt 1.292.001.304 USD. Mặt hàng gạo, tấm chuyển lên dẫn đầu trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt mức 487.845.266 USD tăng 15% so với năm 2011 chiếm khoảng 38% tổng kim ngạch xuất khẩu, nguyên nhân là do diện tích gieo trồng lúa tăng so với năm 2011, do giá lúa trong năm ổn định, ở mức cao, qua hạch toán nhiều hộ nông dân có lãi nên nhiều hộ tiếp tục gieo trồng lúa. Chế biến thủy sản xuất khẩu vẫn là một thế mạnh của thành phố Cần Thơ, tuy nhiên do tình hình bất ổn trong các thị trƣờng truyền thống, rào cản từ các nƣớc NK ngày càng gia tăng... đã làm cho kim ngạch XK mặt hàng thủy sản sụt giảm tƣơng ứng với tỷ lệ là 17 % so với năm 2011. Tuy vậy, với sự nỗ lực chung của ngành trong năm 2012, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản đạt 403.400.533 nghìn USD, vẫn chiếm trên 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thành phố, kế đến là hàng xăng dầu chiếm khoảng 10% và hàng dệt may chiếm khoảng 8% tổng kim ngạch xuất khẩu, còn lại là là các hàng hóa khác.

45

Đến năm 2013 và 6 tháng năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu lại có xu hƣớng sụt giảm. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt 1.229.335.274 tỷ USD, giảm 5% so với năm 2012 và sáu tháng năm 2014 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 505.493.175 USD giảm 8% so với cùng kỳ năm trƣớc, nguyên nhân do chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vì thế tăng trƣởng kinh tế chậm, thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, nhu cầu tiêu dùng giảm đã ảnh hƣởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng. Trong đó mặt hàng xăng dầu thể hiện rõ nhất, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2013 của mặt hàng này chỉ đạt mức 45.147.722 USD giảm 65% kế đến là mặt hàng gạo chỉ đạt mức 411.747.718 USD giảm 16% so với năm 2012. Tuy tình hình xuất khẩu của mặt hàng gạo có sự sụt giảm nhƣng mặt hàng này vẫn luôn nằm trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thành phố chiếm 33,49% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thành phố. Đồng hành với mặt hàng gạo là mặt hàng thủy sản sản đạt 488.519.836 USD, chiếm 39,74% tổng kim ngạch của toàn thành phố, thủy sản luôn là mặt hàng dẫn đầu trong việc đem nguồn thu ngoại tệ cho Cần Thơ. Tuy không phải là vùng nông nghiệp, không có diện tích trồng lúa, sản lƣợng lúa gạo nhiều so với các tỉnh khác trong vùng và thủy sản cũng vậy, nhƣng nhờ có nhiều nhà máy chế biến gạo và thủy sản, cùng nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo và thủy sản trên địa bàn. Chính điều này đã góp phần đƣa kim ngạch xuất khẩu của 2 mặt hàng này tăng cao, chiếm tỷ trọng cao, hơn 65% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thành phố. Hy vọng trong thời gian tới tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố Cần Thơ sẽ tiếp tục duy trì đƣợc mức tăng trƣởng tốt.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhằm phát huy tình hình nuôi trồng và chế biến xuất khẩu thủy sản, thành phố Cần Thơ triển khai bƣớc đầu dự án phát triển nghề nuôi và chế biến thủy sản xuất khẩu đến năm 2020, trong đó phấn đấu đến năm 2015 với kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt giá trị 900 triệu USD, đến năm 2020 đạt 1,6 tỉ USD. Thị trƣờng tiêu thụ là Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ. Từ năm 2013, thành phố mở rộng diện tích nuôi thủy sản từ 13.000 ha tăng dần lên 26.000 ha vào năm 2020 và nâng sản lƣợng từ 200.000 tấn (hiện nay) lên trên 400.000 tấn (năm 2020). Cần Thơ mở rộng công nghệ nuôi tiên tiến vào sản xuất và quy trình thực hành nuôi tốt nhƣ SQF1000, VietGAP, GlobalGAP, nuôi sinh thái, nuôi thân thiện môi trƣờng, tăng cƣờng kiểm soát nhằm bảo đảm giống, thức ăn, các chế phẩm cải tạo môi trƣờng nuôi đều đạt chuẩn khi đến tay ngƣời nuôi, đồng thời kiện toàn hệ thống quan trắc môi trƣờng, cảnh báo dịch bệnh nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình nuôi và bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

46

Bảng 4.4 Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của TP. Cần Thơ giai đoạn 2011 – 6T/2014 ĐVT: Nghìn USD Mặt hàng thủy sản XK 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 Chênh lệch so với cùng kỳ (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 6T/2014/ 6T/2013 Tôm 97.588 94.393 156.755 47.707 96.894 -3,27 66,07 103,10 Cá tra 312.770 238.187 214.988 122.402 84.289 -23,85 -9,74 -31,14 Thủy, hải sản khác 78.518 70.821 116.777 51.183 20.721 -9,80 64,89 -59,52 Tổng cộng 488.876 403.401 488.520 221.292 201.904 -17,48 21,1 -8,76

(Nguồn: Sở Công Thương TP. Cần Thơ 2011-6T/2014)

Trong các mặt hàng thủy sản XK thì tôm và cá tra đông lạnh là 2 mặt hàng XK chủ lực của thành phố. Trong giai đoạn 2011 – 2013, tình hình XK thủy sản của thành phố biến động không đều. Đáng chú ý là năm 2011 kim ngạch XK mặt hàng thủy sản đạt 488.876 nghìn USD tăng gần 25% so với 2010, cao nhất trong 3 năm. Trong đó, mặt hàng tôm tăng trƣởng mạnh mẽ với tỷ lệ 71,61% so với năm 2010, mặt hàng cá tra xuất khẩu giữ vị trí quan trọng trong việc đóng góp cho ngành thủy sản của Cần Thơ với kim ngạch xuất khẩu đạt giá trị 312.770 nghìn USD, dù chỉ tăng 5,01% so với năm 2010.

Đến năm 2012 thì kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm 17% so với 2011, nguyên nhân là do tình hình sản xuất trong khu vực gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào, chính vì thế làm cho giá thành sản xuất tăng. Trong khi đó giá thành xuất khẩu ở hầu hết thị trƣờng của các doanh nghiệp ở địa bàn thành phố có xu hƣớng giảm nên kim ngạch xuất khẩu giảm. Đây là một năm tƣơng đối khó khăn đối với các mặt hàng xuất khẩu thủy sản của thành phố nói riêng và Việt Nam nói chung.

Năm 2013, kim ngạch tăng lên khoảng 21,1% so với năm 2012 đạt 488.520 nghìn USD chiếm tỷ trọng khoảng 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố. Trong năm này, tình hình xuất khẩu thủy sản không có nhiều thuận lợi. Chi phí đầu vào tăng cao, nguồn cung nguyên liệu không ổn định, một số nhà máy gặp khó khăn về vốn và nguyên liệu. Tuy nhiên vào những tháng cuối năm, nhu cầu thị trƣờng nƣớc ngoài tăng cao để

47

chuẩn bị cho các dịp lễ Noel và Tết nên bình quân lƣợng đơn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp cũng tăng hơn so với năm 2012.

Về sáu tháng đầu năm 2014, thì tình hình xuất khẩu thủy sản của thành phố lại giảm khoảng 8,76% so với cùng kỳ năm trƣớc nguyên nhân do giá thức tăng thủy sản tăng trong khi giá tiêu thụ sản phẩm đầu ra giảm, một số hộ nuôi thủy sản cầm chừng, nuôi với mật độ thƣa, giảm chi phí thức ăn, thời gian nuôi kéo dài… ảnh hƣởng đến năng suất.

Hiện tại các công ty chế biến thủy sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ có khuynh hƣớng xây dựng vùng nuôi tập trung để ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào cho nhà máy chế biến. Ngành nông nghiệp đã đẩy mạnh việc triển khai và mở rộng diện tích nuôi theo các tiêu chuẩn GloBal Gap, VietGap, ASC, BMP,… trên127 ha nhằm hƣớng đến tạo nguồn hàng đảm bảo an toàn, vệ sinh và chất lƣợng phục vụ nhu cầu xuất khẩu từng bƣớc nâng cao gái trị hàng hóa nông sản chế biến trên thị trƣờng trong nƣớc và thế giới.

Hình 4.7 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của TP. Cần Thơ giai đoạn 2011 – 6T/2014

Hai mặt hàng XK thủy sản chủ lực chiếm tỷ trọng trung bình lần lƣợt là trên 25% (tôm) và trên 55% (cá tra đông lạnh). Tuy nhiên, việc phát triển ngành thủy sản nói chung, cũng nhƣ ngành cá tra của thành phố nói riêng qua các năm đang gặp phải những khó khăn nhƣ thiếu liên kết trong chuỗi giá trị, giá bán sản phẩm không ổn định, cơ sở hạ tầng ở các vùng nuôi tập trung chƣa đủ đáp ứng để áp dụng các tiêu chuẩn kiểm soát chất lƣợng sản phẩm hàng hóa và bảo vệ môi trƣờng cũng nhƣ việc phụ thuộc nhiều vào các thị trƣờng

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 20,0 23,40 32,10 21,60 47,90 64,0 59,0 44,0 55,30 41,80 16,0 17,60 23,90 23,10 10,30

48

truyền thống, cụ thể nhu cầu tiêu dùng ở các nƣớc phát triển giảm mạnh do suy thoái kinh tế, dẫn đến khó khăn chồng chất khó khăn.

Ngoài tôm và cá tra thì một số doanh nghiệp thủy sản của thành phố còn xuất khẩu các loại thủy sản khác nhƣ chả cá surimi, mực, lƣơn, ếch, bạch tuộc…Những mặt hàng này cũng đem lại nguồn ngoại tệ khá chiếm khoảng 19% kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

4.3.2 Sơ lƣợc về quy trình chung xuất khẩu cá tra của một số doanh nghiệp ở thành phố Cần Thơ.

Bƣớc 1: Nghiên cứu thị trƣờng cá tra: Đây là việc làm đầu tiên và cần thiết doanh nghiệp thủy sản của thành phố Cần Thơ tham gia vào thị trƣờng thế giới. Doanh nghiệp xuất khẩu cần nghiên cứu xem nƣớc nào là nƣớc có triển vọng đối với mặt hàng xuất khẩu của mình, khả năng bán đƣợc bao nhiêu, bán cho ai, phƣơng thức xuất khẩu nào là phù hợp.

Bƣớc 2: Lập dự án kinh doanh

Bƣớc 3: Tổ chức thu mua cá tra tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ tiến hành thu mua cá tra trực tiếp từ thƣơng lái, ngoài ra doanh nghiệp còn xây dựng một trung tâm thu mua thông qua các chi nhánh và đại lý của mình chứ không thu mua trực tiếp từ ngƣời dân, điều này nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Bƣớc 4: Sau khi tiến hành thu mua, doanh nghiệp phải xúc tiến, lập kế hoạch cho các bộ phận thực hiện, đảm bảo thành phẩm đạt yêu cầu và chất lƣợng theo kế hoạch để cung ứng trong nƣớc và xuất khẩu ra nƣớc ngoài.

Bƣớc 5: Tiến hành đàm phán, kí kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Trong đó quy trình xuất khẩu:

49

Nguồn: Bảo hiểm Ngoại Thương – tủ sách Đại Học Cần Thơ

Hình 4.8: Quy trình xuất khẩu cá tra chung của các doanh nghiệp ở thành phố Cần Thơ

+ Giai đoạn đàm phán hợp đồng: Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra ở thành phố Cần Thơ có thể đàm phán qua điện thoai, email hoặc gặp mặt trực tiếp. Trong đó hình thức đàm phán chủ yếu nhất là gặp mặt và đàm phán trực tiếp nhất là đối với khách hàng mới, giao dịch qua điện thoại và email đối với các khách hàng cũ. Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sẽ đàm phán hợp đồng với những nội dung chủ yếu nhƣ: đơn giá, số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm, phƣơng thức thanh toán, bao bì, bồi thƣờng, khiếu nại, bảo hiểm, điều kiện giao hàng…

+ Giai đoạn kí kết hợp đồng xuất khẩu: Sau khi thống nhất tất cả các điều khoản trong hợp đồng thì bên nhập khẩu và bên xuất khẩu tiến hành kí kết hợp đồng. Hợp đồng thể hiện cụ thể và đầy đủ những nội dung mà hai bên đã đàm phán. Hợp đồng có cơ sở pháp lí, hai bên có quyền hạn và nghĩa vụ thực thi đúng nhƣ hợp đồng.

+ Chuẩn bị sản phẩm xuất khẩu: Tùy theo từng doanh nghiệp, hợp đồng xuất khẩu thủy sản là sản phẩm nào thì doanh nghiệp sẽ chuẩn bị nguyên liệu để sản xuất hoặc tiến hành thu mua từ ngƣ dân.Trong thời điểm này, nếu doanh nghiệp thanh toán qua L/C thì doanh nghiệp cũng sẽ yêu cầu nhà nhập

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải phá pnhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cá tra của thành phố cần thơ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)