Nâng cao năng suất cátra và chất lƣợng sản phẩm

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải phá pnhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cá tra của thành phố cần thơ (Trang 113)

Chọn nguồn giống sạch bệnh, cho năng suất cao, có biện pháp canh tác khoa học và hợp lý là cần thiết và quan trọng. Cần đặc biệt quan tâm đến việc nâng cấp chất lƣợng nguồn nguyên liệu, giảm giá đầu vào bằng cách trang bị các hệ thống bảo quản ngay trên tàu, xây dụng các trung tâm công nghiệp chế biến và tiêu thụ

Ngoài ra các doanh nghiệp nên chủ động ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm đối với các hộ nuôi trồng cá tra. Mặt khác để phát triển lâu dài, đáp ứng nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp cần phải chủ động xây dựng kế hoạch tạo nguồn nguyên liệu bằng việc mở rộng hƣớng hợp tác với các hợp tác xã thủy sản, các trung tâm khuyến nông của thành phố để đầu tƣ nuôi trồng với ngƣ dân. Đối với hoạt động thu mua nguyên liệu cần chú trọng kí kết hợp đồng đúng qui định pháp luật và tôn trọng lợi ích của ngƣời bán. Ngƣợc lại về phía nông dân cần đảm báo cung cấp nguyên liệu đúng yêu cầu, đảm bảo các qui định kĩ thuật do doanh nghiệp đƣa ra. Bên cạnh đó, tăng cƣờng liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp nhằm hợp lí hóa chuyên môn hóa trong chế biến sản phẩm, tạo cơ hội cho mọi doanh nghiệp đều phát huy đƣợc thế mạnh, khắc phục đƣợc các mặt hạn chế, tạo tiếng nói chung khi bƣớc vào thƣơng trƣờng, không tranh mua nguyên liệu, tranh bán thành phẩm trên cùng thị trƣờng với một khách hàng.

Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra tại Cần Thơ cần phải tập trung nâng cấp và đồng bộ hóa các dây chuyền còn lạc hậu nhằm huy động tối đa công suất chế biến cá tra xuất khẩu đạt chất lƣợng và uy tín.

5.3.2 Về thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại

102

Giữ vững và phát triển thị phần xuất khẩu tại các thị trƣờng truyền thống (EU, Mỹ); Cần đặc biệt quan tâm đầu tƣ nghiên cứu, sản xuất các loại sản phẩm giá trị gia tăng phù hợp với sức mua, thị hiếu theo đặc thù các thị trƣờng này; Nâng cấp tiêu chuẩn VietGAP tƣơng đồng với các tiêu chuẩn quốc tế để đàm phám, thừa nhận lẫn nhau các sản phẩm từ cá tra; Chủ động theo dõi diễn biến thị trƣờng, xây dựng các biện pháp phòng vệ thƣơng mại thích hợp để đối phó với tranh chấp thƣơng mại, rào cản kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lƣợng đối với sản phẩm cá tra, cụ thể:

Đối với thị trường Mỹ: Cần tìm hiểu pháp luật Mỹ, tăng cƣờng giao lƣu giữa các cấp trong bộ máy nhà nƣớc và giữa các nhà sản xuất, chế biến và tiêu thụ cá tra với nhau; Kiên trì đấu tranh chống lại việc áp thuế chống bán phá giá cá tra, đề nghị Mỹ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trƣờng.

Đối với thị trường EU: Thông tin, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh sản phẩm cá tra Việt Nam qua các kênh truyền hình, internet, ấn phẩm… đến trực tiếp ngƣời tiêu dùng. Nghiên cứu mở trung tâm đầu mối phân phối, bán đấu giá sản phẩm cá tra tại EU để thuận lợi trong việc phân phối sản phẩm và tránh việc bán phá giá của các doanh nghiệp.

Đối với thị trường tiềm năng mới: Nga, Ucraina, Belarut, Trung Quốc, Trung Đông, các nƣớc Bắc Phi, Mỹ La Tinh, Ấn Độ và các nƣớc ASEAN... Đẩy mạnh xúc tiến thƣơng mại, xâm nhập mở rộng thêm thị trƣờng. Cung cấp sản phẩm đáp ứng qui định và tiêu chuẩn của từng thị trƣờng nhƣ quy định của Liên Minh thuế quan của Nga, tiêu chuẩn HALAL cho ngƣời theo đạo Hồi...

Từng bƣớc phát triển hình thức xuất khẩu trực tiếp cho các hệ thống phân phối, trung tâm thƣơng mại lớn, siêu thị; thay thế dần việc xuất khẩu qua trung gian (nhà nhập khẩu) nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trƣờng tiêu thụ để nắm bắt thị hiếu tiêu dùng, cách thức sử dụng, cách chế biến, sử dụng và văn hóa ẩm thực… từ các doanh nghiệp chế biến trong nƣớc nghiên cứu sản xuất ra sản phẩm giá trị gia tăng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng.

Khuyến khích tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, chế biến xuất khẩu sản phẩm cá tra xây dựng và phát triển thƣơng hiệu lớn, có uy tín, gắn với chỉ dẫn địa lý phù hợp với sự phát triển sản xuất kinh doanh xuất khẩu của từng doanh nghiệp.

103

Thị trƣờng thủy sản nội địa ngày càng gia tăng cả về số lƣợng và các yêu cầu chất lƣợng (mẫu mã, bao gói, công nghệ chế biến...) lẫn yêu cầu VSATTP. Cần đầu tƣ cho thị trƣờng trong nƣớc, nhằm phòng khi thị trƣờng thế giới bị khủng hoảng thì chính thị trƣờng trong nƣớc sẽ giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm hƣớng tới bền vững, giữ ổn định đƣợc sản xuất và ngăn chặn hàng hóa nƣớc ngoài lấn chiếm thị trƣờng nội địa.

Bởi vậy, để đẩy mạnh công tác xúc tiến thƣơng mại và tiêu thụ sản phẩm cá tra trong thị trƣờng nội địa, cần thực hiện các giải pháp sau:

- Các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng công tác xây dựng thƣơng hiệu. Khẳng định thƣơng hiệu bằng chất lƣợng ổn định và kinh doanh giữ chữ tín. Khi thƣơng hiệu đã đƣợc khẳng định thì phải đăng ký bản quyền nhằm phòng khi bảo vệ thƣơng hiệu của mình. Tạo lập sự riêng tƣ và khác biệt về bao bì, mẫu mã, cách thức đóng gói.

- Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá cá tra

- Kết nối các nhà sản xuất và các nhà kinh doanh phân phối, hệ thống siêu thị thành chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cá tra tại thị trƣờng nội địa.

5.3.3 Về khoa học công nghệ và khuyến ngƣ

- Sản xuất giống: Hoàn thiện nghiên cứu phát triển chất lƣợng giống và sản xuất giống cá tra sạch bệnh. Nâng cấp và đầu tƣ các Trung tâm giống quốc gia ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm nghiên cứu chọn tạo giống cá tra mới có chất lƣợng cao, kháng bệnh. Tiếp tục đầu tƣ các khu sản xuất giống cá tra tập trung để đảm bảo điều kiện sản xuất giống và kiểm soát đƣợc chất lƣợng con giống cá tra.

- Sản xuất thức ăn nuôi cá tra: Nghiên cứu dinh dƣỡng thức ăn công nghiệp có hệ số chuyển hóa cao, nghiên cứu, nâng cao chất lƣợng bột cá trong nƣớc (tỷ lệ đạm, tỷ lệ hấp thu,...) nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, giảm chi phí sản xuất thức ăn thủy sản, góp phần giảm giá thành sản xuất.

- Công nghệ nuôi thương phẩm: Xây dựng các vùng nuôi an toàn, đảm bảo các qui trình nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc các chứng chỉ quốc tế phù hợp theo quy định của thị trƣờng. Nghiên cứu và triển khai mô hình tổ chức nuôi, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá tra phát triển bền vững. Nghiên cứu xác định thời điểm thu hoạch cá tra có hiệu quả và chi phí lợi nhuận cao nhất.

104

- Công nghệ chế biến: Để nâng cao đƣợc giá trị gia tăng và phát triển bền vững cá tra trong công đoạn chế biến và tiêu thụ, trong thời gian tới công tác khoa học công nghệ và khuyến ngƣ cần tập trung:

+ Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chế biến sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao từ cá tra, nhất là các sản phẩm đối với cá quá lứa, cá thịt vàng, phụ phẩm; phù hợp với thị hiếu tiêu dùng đối với thị trƣờng trong nƣớc và tiến đến xuất khẩu.

+ Nghiên cứu chế tạo máy móc, thiết bị chế biến cá tra phù hợp với thực tế nhằm nâng cao năng suất lao động và đảm bảo chất lƣợng sản phẩm.

+ Nghiên cứu và triển khai mô hình tổ chức nuôi, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá tra phát triển bền vững.

5.3.4 Về bảo vệ môi trƣờng

Quản lý vùng nuôi theo quy hoạch, sau ngày 31/12/2015 các cơ sở nuôi cá tra thƣơng phẩm phải áp dụng và chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc các chứng chỉ quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

Nghiên cứu cụ thể, kết hợp với trồng trọt để sử dụng chất thải từ ao nuôi cá tra làm phân bón cho cây trồng, giảm nguồn gây ô nhiễm xả thải trực tiếp ra môi trƣờng tự nhiên.

Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục cho ngƣời nuôi cá về các tiêu chuẩn kỹ thuật nuôi nhƣ VietGAP, Global G.A.P, ASC, BAP... để ngƣời sản xuất nhận thức rõ lợi ích, vai trò và trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trƣờng.

5.3.5 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Theo UBND thành phố Cần Thơ, đội ngũ chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lí của thành phố nói chung và của ngành chế biến cá tra xuất khẩu nói riêng có chuyên môn cao và năng lực quản lí tốt, chƣa nhiều. Do đó, chúng ta nên thực hiện những giải pháp sau đây:

- Định kỳ mở các lớp bồi dƣỡng ngắn hạn về hƣớng dẫn và chuyển giao kỹ thuật cho ngƣời sản xuất thông qua tổ chức khuyến ngƣ, Viện, Trƣờng.

- Tăng cƣờng đào tạo cán bộ quản lý ngành thủy sản giỏi về kiến thức chuyên môn, xã hội để có thể quản lý ngành có hiệu quả và phát triển bền vững.

105

- Đào tạo đội ngũ thanh tra, kiểm soát viên cho các khâu từ kiểm soát giống, thức ăn đến vệ sinh an toàn thực phẩm; đủ trình độ giám sát, hƣớng dẫn và quản lý quy hoạch. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã, quản lý cộng đồng các vùng nuôi cá tra.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên tích cực tham gia các diễn đàn nhƣ Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Cần Thơ, Hội doanh nhân trẻ thành phố Cần Thơ,… là những diễn đàn doanh nghiệp sâu sát tình hình của địa phƣơng và cung cấp hỡ trợ rất lớn cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, giúp xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong ngành và các doanh nghiệp có lien quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh để cùng phát triển đúng nhƣ phƣơng châm “Liên kết để chia sẻ, hợp tác để thành công” của Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Cần Thơ.

5.3.6 Xây dựng chiến lƣợc Marketing hiệu quả

5.3.6.1 Xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường xuất khẩu

Doanh nghiệp nên có một khoản ngân sách để đầu tƣ cho việc xây dựng thƣơng hiệu. Tại thị trƣờng nhập khẩu cần có chiến lƣợc Marketing tốt cho sản phẩm của mình, tập trung cho việc tuyên truyền và giới thiệu sản phẩm đến với ngƣời tiêu dùng bằng nhiều phƣơng thức nhƣ: ấn phẩm, tạp chí, truyền hình, dùng thử… Nội dung của việc Marketing cần nêu bậc những ƣu điểm của sản phẩm dinh dƣỡng, đặc biệt, không chất độc hại đảm bảo các tiêu chuẩn nhập khẩu…. và các danh hiệu, chứng nhận mà doanh nghiệp đạt đƣợc.

Tại các thị trƣờng nhập khẩu doanh nghiệp cần xây dựng chi nhánh để có thể tiếp cận với ngƣời tiêu dùng dễ dàng hơn, dễ nắm bắt đƣợc thay đổi của thị trƣờng và thị hiếu tiêu dùng sản phẩm và dễ dàng quảng bá sản phẩm hơn.

Doanh nghiệp nên tham gia tích cực vào các hoạt động triển lãm, hội chợ trong và ngoài nƣớc để mang hình ảnh thủy sản đến với bạn bè quốc tế, tận dụng cơ hội tham gia các hội chợ, triễn lãm để tìm kiếm đối tác lớn, những đối tác tiềm năng mà doanh nghiệp chƣa biết đến.

Xây dựng website cho ngành cá tra của thành phố Cần Thơ hoặc website riêng cho từng doanh nghiệp. Website phải đảm bảo khi đối tác sử dụng công cụ tìm kiếm liên quan đến các mặt hàng thủy sản khi đó khả năng thông tin sẽ đảm bảo các đối tác tiềm năng tìm thấy, phải dễ dàng liên lạc khi đối tác có nhu cầu. Việc giới thiệu sản phẩm của mình bằng Internet đƣợc xem là một trong những chiến lƣợc marketing hiệu quả trong thời đại

106

công nghệ. Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ làm tƣơng đối tốt việc này.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tập trung giữ vững thị trƣờng truyền thống, tích cực tham gia tìm hiểu và thâm nhập vào thị trƣờng mới. Ngoài việc tập trung xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng nƣớc ngoài doanh nghiệp nên có đại lý hay tổ chức bán lẻ cá tra trong nƣớc.

5.3.6.2 Xây dựng chiến lược về giá

Trong thời gian tới doanh nghiệp cần nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng của khách hàng, nâng cao chất lƣợng và mẫu mã bao bì sản phẩm, vừa tinh tế vừa đáp ứng điều kiện an toàn vệ sinh theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của các nƣớc nhập khẩu.

Thị trƣờng xuất khẩu cá tra cũng có nhiều phân khúc khác nhau, nhu cầu về sản phẩm tƣơi sống, đã qua sơ chế … Chính vì vậy chiến lƣợc giá cần xây dựng hợp lý cho từng phân khúc thị trƣờng. Đối với các nhà nhập khẩu, đối tác lâu năm nhập khẩu hàng hóa với số lƣợng nhiều, trong thời gian dài hạn doanh nghiệp nên có chính sách giá ƣu đãi cho những đơn hàng này.

Định giá dựa trên chi phí sản xuất và chế biến để đảm bảo mức lợi nhuận tối thiểu mà doanh nghiệp đạt đƣợc, kết hợp với việc điều chỉnh giá tùy thuộc vào tình hình thị trƣờng, mùa vụ…Giá ƣu đãi đối với khách hàng mua với số lƣợng lớn, giá tăng tại thời điểm thị trƣờng có nhu cầu cao và ngƣợc lại.

Doanh nghiệp cần tiết kiệm chi phí trong sản xuất và chế biến bằng cách cải tiến dây chuyền sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Đồng thời phân phối sản phẩm trực tiếp đến các siêu thị tại thị trƣờng nhập khẩu, đến với các nhà bán lẻ để sản phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng sẽ có giá cả hợp lí nhất.

5.3.6.3 Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm

Chiến lƣợc phát triển sản phẩm cần có tính thích ứng với từng thị trƣờng: Về sản phẩm và hàm lƣợng chất: Nghiên cứu chế biến cá tra có mùi vị thơm ngon mới lạ, đặc biệt thích ứng với từng thị trƣờng và nhu cầu dinh dƣỡng khác nhau ở các quốc gia. Bán sản phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng mang chính thƣơng hiệu của doanh nghiệp. Gần đây nhu cầu tiêu thụ thủy sản của các nƣớc tăng lên, đặc biệt là các quốc gia ở thị trƣờng Trung Quốc, Châu Âu, chính vì thế hƣớng phát triển sản phẩm hiện tại của Cần Thơ là đa dạng hóa sản phẩm, tập trung sản xuất và chế biến cá tra không chứa chất bảo quản và giữ đƣợc màu sắc, độ tƣơi, thời gian bảo quản lâu để

107

đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở từng thị trƣờng. Về bao bì và đóng gói phải đƣợc thực hiện tùy theo yêu cầu đặt hàng của khách hàng và phải phù hợp với văn hóa đời sống của nơi nhập khẩu. Hình ảnh bắt mắt sẽ thu hút đƣợc ngƣời mua và tạo đƣợc “ấn tƣợng” riêng của doanh nghiệp đối với khách hàng so với đối thủ cạnh tranh đồng thời phải đảm bảo thông tin chi tiết về sản phẩm.

Để phát triển sản phẩm và thƣơng hiệu tại thị trƣờng nhập khẩu doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Cần Thơ ngoài việc bán trực tiếp sản phẩm cho doanh nghiệp tại nƣớc nhập khẩu thì cần bán sản phẩm trực tiếp đến tay ngƣời tiêu dùng hoặc ngƣời bán lẻ. Doanh nghiệp cần nghiên cứu kĩ về thị trƣờng xuất khẩu, tìm hiểu khách hàng về thói quen tiêu dùng, văn hóa tại địa điểm đó để tiết kiệm tối đa chi phí và tối ƣu hóa lợi thế của chiến lƣợc này.

5.3.6.4 Xây dựng chiến lược về chiêu thị và xúc tiến sản phẩm

Nếu nhƣ ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp thì “tự động” các nhà nhập khẩu sẽ “cần” và tìm đến với doanh nghiệp. Với tiêu chí “khách hàng là thƣợng đế”, khách hàng là ngƣời quyết định chứ không phải là nhà nhập khẩu vì thế doanh nghiệp nên tập trung tìm hiểu và phục vụ tốt khách hàng cơ hội mở rộng trƣờng, thƣơng hiệu sẽ hiệu quả hơn.

Tóm tắt nội dung của chƣơng 5: Đề tài đánh giá chung về tình hình

xuất khẩu cá tra của thành phố Cần Thơ từ năm 2011- 6T/2014 và nêu ra các mục tiêu xuất khẩu của địa phƣơng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, dựa trên những phân tích từ chƣơng 4 đề tài đã đƣa ra đƣợc một số giải pháp nhằm

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải phá pnhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cá tra của thành phố cần thơ (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)