Thói quen rút tiền và gửi tiền của khách hàng đối với thẻ V-top của Eximbank

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh tây đô (Trang 56)

nhập thị trường này.

4.1.4 Thói quen rút tiền và gửi tiền của khách hàng đối với thẻ V-top của Eximbank Eximbank

Rút tiền và gửi tiền mặt là một trong những chức năng cơ bản của thẻ ATM. Việc xác định rõ lượng tiền trung bình hàng tuần khách hàng rút tại máy ATM sẽ giúp ngân hàng quản lý và đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng đầy đủ hơn, tránh tình trạng hết tiền tại máy ATM.

Bảng 4.4 Lượng tiền rút (chuyển khoản) và gửi trung bình hàng tuần của khách hàng đối với thẻ V-top của Eximbank

Chỉ tiêu

Số lượng TB tiền rút (chuyển khoản) Số lượng TB tiền gửi

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (người) (%) (người) (%) < 1 triệu 73 51,41 112 78,87 1 - 3 triệu 51 35,92 29 20,42 > 3 - 6 triệu 15 10,56 1 0,70 > 6 triệu 3 2,11 0 0,00

Nguồn: Số liệu điều tra

Bảng 4.4 cho thấy, khách hàng thường gửi và rút tiền dưới một triệu/tuần với tỷ lệ là 51,41% và 78,87%. Điều này cũng có thể dễ hiểu, vì đối tượng khách hàng chủ yếu là

57

công nhân, viên chức có thu nhập trung bình, nên lượng tiền mặt hay lương nhận được hàng tháng chỉ khoảng 2 – 5 triệu. Tuy nhiên ta có thể thấy rằng lượng tiền rút hay chuyển khoản phân bố khá đều ở mức “< 1 triệu” và “1 – 3 triệu” (51,41% và 35,92%), nhưng đối với lượng tiền gửi vào chiếm đa số chỉ ở mức “< 1 triệu” còn ở mức “1 – 3 triệu”, “> 3 – 6 triệu”, “> 6 triệu” lần lượt chiếm tỉ lệ khá thấp (20,42%; 0,7% và 0%). Nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng không ưu tiên chọn thẻ ATM là công cụ để lưu trữ tiền, vì lãi suất của ATM khá thấp và tính an toàn cũng không được cao. Vì thế họ ưu tiên chọn tài khoản tiết kiệm để lưu giữ tiền của mình.

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh tây đô (Trang 56)