Mục tiêu và phương hướng kinh doanh của công ty du lịch Đất Việt 40

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty du lịch Đất Việt (Trang 51)

5. Kết cấu của đề tài 2 

3.1. Mục tiêu và phương hướng kinh doanh của công ty du lịch Đất Việt 40

3.1.1. Mục tiêu của công ty du lịch Đất Việt

Trở thành một trong những công ty có tiếng tại Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh hoạt động lữ hành năm 2020.

Mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty sang thị trường quốc tế.

Nâng cao chất lượng công tác xây dựng sản phẩm về số lượng cũng như về chất lượng, quảng bá và chào bán các chương trình du lịch, cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tốt nhất.

Xây dựng một đội ngũ nhân viên, toàn thể vững mạnh, chất lượng cao và chuyên nghiệp.

3.1.2. Phương hướng của công ty du lịch Đất Việt

Tình hình kinh doanh du lịch của công ty ngày càng gặp nhiều khó khăn như sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa, giá cả tiếp tục biến động theo chiều hướng tăng. Để đạt được những mục tiêu đề ra thì công ty phải có những phương hướng cụ thể như sau:

- Tăng vị thế trên thị trường

- Duy trì và đẩy mạnh khai thác khách du lịch quốc tế, khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài và khách du lịch nội địa.

- Không ngừng hoàn thiện nâng cao chất lượng các chương trình du lịch, để giữ uy tín và thương hiệu của công ty.

- Tăng cường các hoạt động quảng cáo và xúc tiến thương mại đến từng nhóm khách để mở rộng thị trường, tham gia các hội chợ quốc tế và các hội thảo có chọn lọc.

- Đẩy mạnh quan hệ hợp tác

- Đẩy mạnh ký kết với tất cả các đối tác.

- Có các chính sách ưu đãi, tạo sự tín nhiệm đối với các đối tác.

3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành ở công ty du lịch Đất Việt trong thời gian tới ty du lịch Đất Việt trong thời gian tới

3.2.1. Giải pháp phát triển thị trường du lịch của công ty du lịch Đất Việt

Cơ sở của giải pháp

Công ty du lịch Đất Việt Tour là một công ty có quy mô nhỏ nên việc lựa chọn thị trường mục tiêu để kinh doanh là một việc vô cùng quan trọng. Vì nguồn lực có giới hạn công ty không thể kinh doanh phân tán ở nhiều phân khúc thị trường. Do vậy công ty đã tập trung vào kinh doanh vào thị trường khách du lịch nội địa và là thị trường mà công ty kinh doanh hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, việc phát triển thị trường để mở rộng quy mô kinh doanh của công ty là cần thiết để tối đa hóa lợi nhuận cho công ty.

Phương pháp thực hiện

Để có thể xác định được thị trường mục tiêu thì cần phải nghiên cứu thị trường. Vì nó sẽ là cơ sở để công ty có thể dự đoán được nhu cầu của khách du lịch, những sở thích, thị hiếu của khách và những xu thế trong tương lai. Từ đó, công tác nghiên cứu thị trường sẽ giúp công ty đi trước xu thế đạt được những lợi thế tốt nhất. Công tác nghiên cứu thị trường bao gồm:

- Nghiên cứu đối tượng khách: Công ty cần tìm hiểu mục đích đi du lịch của khách, khả năng đáp ứng của công ty đối với những đối tượng ấy, mức chi tiêu của từng đối tượng khách…từ đó, công ty sẽ có những biện pháp nhằm tìm kiếm và phát triển những đối tượng khách mà công ty nhắm tới.

- Xác định nhu cầu khách hàng: Việc chủ động tiếp cận thị trường nhằm xác định nhu cầu của khách hàng và lựa chọn cho mình thị trường mục tiêu là một nội dung quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành. Khi biết được nhu cầu khách hàng sẽ có thể tạo ra những sản phẩm đáp ứng được những nhu cầu của khách. Nó sẽ là lợi thế rất lớn cho công ty vì khách hàng không quan tâm đến mong muốn bán được sản phẩm của doanh nghiệp mà chỉ quan tâm đến nhu cầu của bản thân. Vì vậy tập trung đáp ứng nhu cầu cụ thể của khách hàng sẽ giúp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nghiên cứu sản phẩm du lịch: Công ty cần nghiên cứu những tuyến điểm du lịch trong và ngoài nước, chất lượng sản phẩm dịch vụ của các nhà cung cấp du lịch, xây dựng những chương trình du lịch hấp dẫn phù hợp với từng nhu cầu của từng đối tượng khách du lịch.

- Nghiên cứu về xu hướng phát triển: Cần nghiên cứu về các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong tương lai có tác động đến nhu cầu du lịch của du khách và hoạt động kinh doanh của công ty để xác định phương hướng hoạt động và phát triển của công ty trong tương lai.

Đối với công ty du lịch Đất Việt thì thị trường khách du lịch nội địa là thị trường mục tiêu của công ty. Thị trường khách du lịch nội địa bao gồm:

- Nhóm 1: Cán bộ công nhân viên các Doanh nghiệp & Xí nghiệp sản xuất Nhà nước.

- Nhóm 2: Nhân viên các công ty liên doanh & các văn phòng đại diện nước ngoài.

- Nhóm 3: Doanh nghiệp tư nhân, tiểu thương.

- Nhóm 4: Giáo viên, công nhân viên các cơ sở thuộc ngành giáo dục đào tạo. - Nhóm 5: Sinh viên, học sinh.

- Nhóm 6: Những người cao tuổi, hưu trí.

Mỗi một nhóm du khách đều có những nhu cầu và mức độ hài lòng khác nhau. Vì thế, công ty cần nghiên cứu, tìm hiểu rõ từng nhóm du khách để có thể phục vụ tốt nhất. Điều đó giúp công ty đạt được uy tín và có nhiều khách hàng thân thiết hơn.

Thị trường nhóm đối tượng khách 1, 2, 3 thường tập trung đi du lịch vào mùa sau tết âm lịch kéo dài đến mùa nghỉ hè của học sinh và những ngày cuối tuần. Tour du lịch chủ yếu là nghỉ dưỡng kết hợp tham quan các tuyến điểm và tour du lịch lễ hội vào mùa xuân. Thị trường các nhóm này còn có khả năng khai thác tour nội địa chất lượng cao, tour du lịch nước ngoài.

Thị trường nhóm 4 thường tập trung vào mùa nghỉ hè, mức chi tiêu thấp, tour chủ yếu là nghỉ dưỡng và tham quan.

Thị trường nhóm 5 có thể khai thác thường xuyên, tour chủ yếu là dã ngoại, tour di tích lịch sử, mức chi tiêu thấp.

Thị trường nhóm 6 có thể khai thác tour nghỉ dưỡng, tour lễ hội, tour di tích lịch sử, mức chi tiêu thấp.

Hiện tại công ty du lịch Đất Việt đã và đang mở rộng kinh doanh sang thị trường nước ngoài. Đây là một thị trường rất màu mỡ và giàu tiềm năng.

Biểu đồ 3.1: Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (Nguồn http://vietnamtourism.gov.vn/)

Dựa vào biểu đồ trên ta thấy được lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam rất nhiều và đều tăng lên qua hằng năm. Một phần nhỏ trong số đó là khách du lịch công vụ (MICE). Đây là một thị trường du lịch khá mới ở Việt Nam vẫn chưa được nhiều công ty khai thác. Country 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Việt Nam 11 9 16 18 29 28 32 42 34 29 29 35 Singapore 49 66 76 99 114 130 135 131 123 136 142 150 Malaysia 54 66 64 80 65 102 109 109 108 119 126 109 Thái Lan 47 72 88 110 101 103 118 112 114 88 101 150 Trung Quốc 84 136 85 235 231 274 279 294 284 282 302 311 Bảng 3.1: Số lượng cuộc họp tầm cỡ quốc tế được tổ chức ở các nước

(Nguồn http://vietnamtourism.gov.vn/) 2011 2012 2013 Tổng lượng khách quốc tế 6014032 6847678 7572352 Du lịch công vụ 1003005 1165966 1266917 Du lịch nghỉ dưỡng 3651299 4170872 4640882 Thăm thân nhân 1007267 1150934 1259554 Khác 352460 359906 404999 0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000 7000000 8000000 L ượ t   khách

So với các nước trong khu vực thì du lịch MICE ở Việt Nam còn thuộc dạng kém phát triển nhưng đây là một thị trường đem lại doanh thu rất lớn nhờ đối tượng khách đông, tập trung, có khi đến vài trăm người, có mức chi tiêu cao và thời gian lưu trú dài ngày.

Do vậy, muốn bước chân vào thị trường MICE công ty phải xây dựng nhưng cơ sở then chốt để có thể thực hiện được những chương trình du lịch MICE như:

- Có được một hệ thống và nguồn cung cấp dồi dào những dịch vụ phục vụ cho chương trình MICE như nhà hàng, khách sạn, hàng không, phòng họp…vì số lượng khách có thể lên đến hàng trăm người.

- Cần phải tạo dựng được uy tín và thương hiệu của công ty.

- Cần phải đào tạo được một đội ngũ nhân viên có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

- Cần phải có sự giúp đỡ của nhà nước và các cơ quan chính phủ có liên quan.

Đánh giá hiệu quả

Xác định được thị trường mục tiêu giúp công ty du lịch Đất Việt có thể đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của khách du lịch. Công ty có điều kiện hiểu thấu đáo về thị trường hơn do quy mô nhỏ hơn, đặc tính thị trường rõ ràng hơn. Từ đó, công ty có thể xây dựng những chương trình Marketing phù hợp với đối tượng khách hàng mà mình nhắm đến.

Việc mở rộng kinh doanh sang thị trường mới là một con dao hai lưỡi. Vì vậy, cần phải có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi bước chân vào. Hiện nay, công ty du lịch Đất Việt đã có thể tổ chức được những chương trình MICE cho một số công ty và doanh nghiệp trong nước nhưng để có thể tổ chức được những chương trình MICE mang tầm cỡ quốc tế thì cần phải cần nhiều nỗ lực hơn.

3.2.2. Xây dựng chính sách Marketting – Mix 3.2.2.1. Chính sách sản phẩm 3.2.2.1. Chính sách sản phẩm

Cơ sở của giải pháp

Công ty du lịch Đất Việt hiện có thể tổ chức rất nhiều những chương trình du lịch với nhiều địa điểm nội dung khác nhau. Tuy nhiên, những chương trình này không có nhiều đặc sắc và khá giống với chương trình du lịch ở những công ty lữ hành khác. Do vậy, công ty cần có những thay đổi về chính sách sản phẩm để tạo nên sự khác biệt so với các công ty khác.

Phương pháp thực hiện

Nâng cao chất lượng sản phẩm

Để nâng cao chất lượng sản phẩm công ty cần quan tâm những vấn đề sau:

Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất của công ty tạo điều kiện thoải mái cho nhân viên làm việc vì nhân viên là người làm việc trực tiếp với khách nên điều kiện làm việc thoải mái sẽ giúp cho công việc hiệu quả hơn.

Thay thế một số thiết bị phục vụ cho chương trình du lịch quá cũ hoặc bị hư hỏng (loa, micro, dụng cụ trò chơi…) vì nó có thể bị hư hỏng đột xuất làm bể kế hoạch từ trước dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng của tour du lịch.

Nâng cao trình độ của hướng dẫn viên cả về kiến thức lẫn chuyên môn vì một hướng dẫn viên giỏi sẽ có thể giúp giải quyết tốt đẹp những vấn đề phát sinh trong khi thực hiện tour du lịch.

Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ tốt chất lượng cao để đảm bảo khách hài lòng khi đi đi du lịch.

Đa dạng hóa chương trình du lịch

Hiện nay những địa điểm du lịch phổ biến đã được nhiều công ty khai thác. Những chương trình du lịch thường na ná như nhau nên rất khó để tạo nên sự khác biệt cho công ty. Để tạo sự khác biệt công ty cần tạo ra những chương trình du lịch kết hợp nhiều lộ trình hơn. Kết hợp với việc đưa ra nhiều sản phẩm thay thế để tạo sự đa dạng cho sản phẩm của công ty. Đưa vào chương trình tour những nơi những địa điểm còn mới đối với khách du lịch, hoặc còn chưa có nhiều công ty du lịch khai thác.

Tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo chưa từng có cũng là một biện pháp hay để đa dạng hóa chương trình du lịch. Những chương trình thế này sẽ thu hút được những khách hàng ưa khám phá những điều lạ lẫm, mới mẻ.

Đánh giá hiệu quả

Trong môi trường kinh doanh du lịch hiện tại, khi mà các chương trình du lịch không có nhiều sự đổi mới mà chỉ na ná như nhau thì sự cạnh tranh về giá là không thể nào tránh khỏi. Vì vậy, tạo ra một sản phẩm du lịch đặc biệt sẽ tạo cho công ty một hướng đi riêng tránh được sự cạnh tranh về giá cả giúp công ty đạt lợi nhuận cao hơn và thu hút thêm được nhiều khách hàng mới.

3.2.2.2. Chính sách phân phối

Cơ sở của giải pháp

Để đưa được sản phẩm du lịch đến tay khách hàng thì mỗi công ty du lịch phải có một hệ thống phân phối sản phẩm của mình. Hiện nay, công ty du lịch Đất Việt đã đặt một số chi nhánh và văn phòng đại diện tại một số thành phố lớn trên cả nước như: Hà Nội, Đà Nẵng, Huế và Bình Dương. Vì vậy, Đất Việt Tour chỉ có hệ thống kênh phân phối trực tiếp chứ chưa có hệ thống kênh phân phối gián tiếp. Đó là do quy mô kinh doanh của công ty chưa lớn và khả năng cung cấp dịch vụ du lịch của công ty chưa cao. Nhưng đây là một kênh phân phối đầy tiềm năng cần được xem xét.

Phương pháp thực hiện

Để xây dựng một hệ thống kênh phân phối gián tiếp công ty du lịch Đất Việt cần: - Phân phối qua đại lý du lịch: Cần phải đăng những mẩu tin tuyển đại lý du lịch

tại những website về việc làm hoặc trực tiếp liên hệ với các đại lý du lịch. - Phân phối qua các khách sạn: Liên kết với những khách sạn nhằm phân phối

sản phẩm của mình tới du khách vì đây là nơi khách du lịch lưu trú. Có thể đặt những tờ rơi quảng cáo chương trình du lịch tại một số nơi dễ nhìn thấy trong khách sạn như cạnh cửa ra vào, quầy lễ tân, ghế ngồi chờ… để khách hàng có thể dễ dàng nhìn thấy.

- Phân phối qua người tiêu dùng: Đây là một kênh phân phối vô cùng hiệu quả vì sẽ giảm được sự lo lắng về chất lượng của sản phẩm khi được người quen giới

thiệu và sẽ dễ dàng mua sản phẩm du lịch của công ty hơn. Do đó, cần tạo mối quan hệ tốt với những khách hàng cũ của công ty vì họ có khả năng giới thiệu những khách hàng khác.

- Phân phối qua các công ty lữ hành gửi khách: Đây là hình thức hợp tác giữa hai công ty khi mà lượng khách hàng không đủ để mà tổ chức một chương trình du lịch. Giữa các công ty lữ hành gửi khách và nhận khách thường có một bản hợp đồng hoặc thỏa thuận với những nội dung về trách nhiệm của cả hai bên.

Đánh giá hiệu quả

Xây dựng một hệ thống kênh phân phối gián tiếp sẽ giúp công ty có được những lợi ích sau:

- Giảm chi phí khi mở rộng và phát triển kênh phân phối cho công ty: Vì khi mở một đại lý cần tốn rất nhiều chi phí như tiền thuê mặt bằng, mua sắm trang thiết bị, lắp đặt internet…

- Tăng phạm vi tiếp cận với khách hàng cho công ty du lịch: Nhờ mạng lưới phân phối mà các công ty du lịch có thể tiếp cận được khách hàng ở khắp mọi nơi. - Tăng khả năng cạnh tranh cho công ty du lịch: kênh phân phối gián tiếp giúp

cho công ty du lịch có thể tiết kiệm chi phí, tiếp cận nhiều khách hàng hơn nên sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

3.2.2.3. Chính sách giá cả

Cơ sở của giải pháp

Giá cả dịch vụ là một yếu tố cực kỳ quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của khách hàng và lợi nhuận của công ty. Do đó, nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Vì thế, trong quá trình kinh doanh du lịch, không thể định giá một cách chủ quan tùy tiện mà phải mềm dẻo, linh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty du lịch Đất Việt (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)