Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của công ty du lịch Đất Việt 29

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty du lịch Đất Việt (Trang 40)

5. Kết cấu của đề tài 2 

2.1.6.Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của công ty du lịch Đất Việt 29

2.1.6.1. Lượng khách ĐVT: Lượt khách Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tốc độ tăng trưởng 2011 – 2012 2012 – 2013 Khách lẻ 268 1055 850 393,66% 80,57% Khách đoàn 1758 6727 5730 382,65% 85,18% Tổng lượng khách 2026 7782 6580 384,11% 84,55% Bảng 2.1: Bảng thống kê lượng khách du lịch từ năm 2011 – 2013

(Nguồn: Phòng kế toán công ty du lịch Đất Việt)

Theo bảng số liệu lượng khách của công ty du lịch Đất Việt vào năm 2011 tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều bất ổn như: Lạm phát cả năm 2011 đạt mức 18,58%, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán suy kiệt, hơn 50000 công ty bị phá sản… do vậy số lượng khách đi du lịch là khá ít chỉ có 2026 lượt khách. Trong năm 2012, lượng khách du lịch của công ty tăng mạnh lên đến 284,11% là do chất lượng kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2012 đã được cải thiện nhiều so với năm 2011, lạm phát giảm đáng kể, và do năm 2011 nhiều công ty bị lỡ kế hoạch tổ chức du lịch cho nhân viên do kinh tế khó khăn nên tổ chức vào năm 2012. Năm 2013, lượng khách du lịch của công ty có phần giảm, chỉ đạt 84,55% so với cùng kỳ năm 2012 là do công ty tập trung hướng vào đối tượng khách có mức thu nhập cao hơn nhằm tối đa hóa doanh thu.

2.1.6.2. Doanh thu ĐVT: VNĐ ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tốc độ tăng trưởng 2011 - 2012 2013 - 2013 Doanh thu 2183505000 7941924000 27653097000 363.72% 348.19% Doanh thu bình quân 1 khách 1078000 1020000 4202000 94.62% 411.96% Tổng chi phí 2128000000 7860786000 27572847000 369.4% 350.76% Lợi nhuận trước thuế 55505000 81138000 80250000 146.2% 98.91% Lãi ròng 41628000 60853000 60187000 146.2% 98.91% Lãi ròng bình quân 1 khách 20000 8000 9000 40% 112.5% Nộp ngân sách 13876000 20285000 20062000 146.2% 98.91%

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Đất Việt tour từ năm 2011 – 2013 (Nguồn: Phòng kế toán công ty du lịch Đất Việt)

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy được doanh thu của công ty du lịch Đất Việt tăng trưởng rất nhanh qua mỗi năm với tốc độ trên dưới 350% một năm. Do trong năm 2013, công ty tập trung mạnh vào đối tượng khách có mức thu nhập cao nên doanh thu bình quân một khách tăng đột biến lên đến 411,96%. Tuy doanh thu tăng với tốc độ chóng mặt nhưng chi phí cho hoạt động kinh doanh cũng tăng với tốc độ tương đương (từ năm 2011 đến năm 2012 là 369,4% và từ năm 2012 đến năm 2013 là 350,76%) nên lợi nhuận của công ty cũng không tăng nhiều qua các năm thậm chí còn giảm. Tuy trong năm 2011 là năm kinh tế Việt Nam trong trạng thái bất ổn định, số lượng khách đi du lịch của công ty rất ít nhưng do những chính sách của công ty nhằm giảm thiểu chi phí hoạt động kinh doanh nên lãi ròng bình quân một khách là khá cao, cao hơn so với năm 2012 và 2013. Trong năm 2012 và 2013 tuy tình hình hoạt động kinh doanh rất khả quan, doanh thu và lượng khách đều tăng nhưng do có sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty du lịch nên chi phí hoạt động kinh doanh cũng có phần

tăng theo (tăng tiền hoa hồng, tăng chất lượng các dịch vụ …) nên lãi ròng trên một khách là khá thấp so với năm 2011.

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh lữ hành ở công ty du lịch Đất Việt 2.2.1. Thiết kế và tính giá chương trình du lịch 2.2.1. Thiết kế và tính giá chương trình du lịch

2.2.1.1. Thiết kế chương trình du lịch

Tại công ty du lịch Đất Việt, những chương trình du lịch được thiết kế trước thường là những chương trình dành cho khách lẻ vì nó được tổ chức thường xuyên, định kỳ nên giá cả luôn được cập nhật theo thời gian. Đối với khách đoàn thì những chương trình du lịch ấy chỉ mang tính chất tham khảo vì có thể thay đổi lộ trình, thời gian và dịch vụ tùy theo nhu cầu của khách cho nên chương trình du lịch và giá cả sẽ thay đổi theo.

Để thiết kế một chương trình du lịch công ty du lịch Đất Việt thường được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch.

- Dựa vào những số liệu thống kê trong quá trình kinh doanh của bản thân công ty và những số liệu thu thập từ bên ngoài

- Dựa vào kinh nghiệm của người thiết kế tour.

Bước 2: Nghiên cứu khả năng đáp ứng của điểm du lịch.

Những thông tin về điểm du lịch thường được tìm thấy qua những nguồn chính sau đây:

- Qua Internet: website, những bài nhận xét, hình ảnh….

- Qua hướng dẫn viên đã từng thực hiện chương trình du lịch tại những nơi ấy. - Qua việc đi khảo sát của người thiết kế tour.

Bước 3: Đặt tên, ý tưởng cho tour du lịch.

- Tên của chương trình du lịch phải gắn liền với tên của tuyến điểm du lịch, ý nghĩa của điểm du lịch.

- Ý tưởng của tour du lịch thường là sự kết hợp giữa nhu cầu, sở thích của du khách và tài nguyên du lịch.

- Tên tour du lịch phải ngắn gọn, nhưng phải nêu bật được nội dung của chương trình du lịch.

Bước 4: Phân bổ thời gian cho chuyến du lịch.

Việc này cần phải dựa vào kinh nghiệm của người thiết kế chương trình du lịch rất nhiều

- Cần xác định bao nhiêu ngày khách sẽ tham quan hết các tuyến điểm du lịch. - Mỗi điểm tham quan phải mất bao nhiêu giờ.

- Thời gian di chuyển trên đường đi.

Bước 5: Thiết lập lộ trình tham quan.

- Vẽ sơ đồ lộ trình tham quan.

- Liệt kê những điểm tham quan chủ yếu, bắt buộc của chương trình du lịch. - Liệt kê các hoạt động hàng ngày: số bữa ăn (sáng, trưa, tối), số ngày ở, vui chơi

giải trí, mua sắm.

Bước 6: Sử dụng phương tiện vận chuyển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Liệt kê các loại phương tiện vận chuyển có thể sử dụng trong chương trình tour. - Việc sử dụng loại phương tiện vận chuyển nào thì nó tùy thuộc vào thời gian,

địa điểm du lịch và nhu cầu của khách.

Bước 7: Sử dụng cơ sở lưu trú – ăn uống

- Liệt kê những cơ sở lưu trú ăn uống có thể sử dụng trong chương trình tour. - Việc lựa chọn cơ sở lưu trú, ăn uống thường phải dựa vào chất lượng, giá cả và

khả năng phục vụ.

- Thông tin về các cơ sở lưu trú ăn uống thường được cung cấp qua website, điện thoại, fax…

Bước 8: Chi tiết hóa chương trình du lịch

Chi tiết hóa chương trình với những nội dung, hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, mua sắm… trên toàn tuyến, hành trình với thời gian cụ thể để khách hàng dễ hình dung về chương trình du lịch.

2.2.1.2. Tính giá chương trình du lịch

Việc tính giá tour ở công ty du lịch Đất Việt đã được đơn giản hóa bằng việc thực hiện tính giá bằng phần mềm excel.

Giá cả dịch vụ luôn được cập nhật hằng ngày qua điện thoại, email, fax…

Giá chương trình du lịch có thể thay đổi khi được thực hiện vào những ngày cuối tuần hay những dịp lễ tết.

Công ty du lịch Đất Việt có thể có hoặc không tính thuế VAT lên chương trình du lịch tùy theo yêu cầu của khách hàng nhằm giảm giá chương trình du lịch để tăng khả năng cạnh tranh.

2.2.2. Tổ chức xúc tiến và bán chương trình du lịch 2.2.2.1. Xúc tiến chương trình du lịch

Những biện pháp nhằm xúc tiến chương trình du lịch và thu hút khách hàng thường xuyên được công ty sử dụng như:

- Tổ chức những chương trình khuyến mãi giảm giá vào những dịp lễ tết. - Tham gia vào những hội chợ du lịch nhằm quảng bá hình ảnh của công ty. - Gọi điện, gửi thư, hỏi thăm, tặng quà khách hàng vào những dịp sinh nhật hay

kỷ niệm.

2.2.2.2. Bán chương trình du lịch

Sơ đồ 2.2: Quy trình bán chương trình du lịch

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG

LIÊN HỆ KHÁCH HÀNG

KHAI THÁC VÀ LƯU THÔNG TIN

XÁC NHẬN THÔNG TIN, BÁO CÁO, LẬP CHƯƠNG TRÌNH

TOUR

CHỈNH SỬA, DUYỆT TOUR CHO PHÙ HỢP VỚI NHU CẦU

CỦA KHÁCH GỬI KHÁCH HÀNG CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG KÝ HỢP ĐỒNG HOẶC CANCEL Khách hàng thân thiết, khách hàng trực tiếp liên

hệ đến công ty, internet

Điện thoại, mail, gặp trực tiếp

Ban lãnh đạo, người phụ trách, những người liên quan Nhu cầu của khách, thời

gian, điểm đến, công ty Quỹ tour của khách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông qua mối quan hệ, quảng cáo

MỜI CAFE, ĂN UỐNG

Kênh phân phối sản phẩm chính của công ty là kênh phân phối trực tiếp, bao gồm: - Công ty đã và đang xây dựng đội ngũ nhân viên sale chuyên nghiệp nhằm tìm kiếm và chăm sóc khách hàng. Đây là kênh phân phối chủ yếu của công ty vì đối tượng chính của công ty nhắm đến là đối tượng khách đoàn.

- Hiện tại, công ty đã mở một số văn phòng đại diện tại những thành phố lớn trên cả nước như Hà Nội, Đà Nẵng, Huế và một chi nhánh ở Bình Dương.

2.2.3. Tổ chức thực hiện chương trình du lịch 2.2.3.1. Chuẩn bị chương trình du lịch

Chuẩn bị chương trình du lịch

Tour nội địa

Sau khi khách chọn mua chương trình du lịch, bộ phận điều hành tiến hành các công việc sau:

- Chuẩn bị dịch vụ (như phòng ở, ăn uống, vận chuyển, vé máy bay) - Liên kết với các đối tác lữ hành trong nước phục vụ khách.

- Xác nhận lại tình trạng đoàn khách với khách. - Tổng kết với các nhà cung cấp trong nước. - Điều động hướng dẫn viên.

- Mua bảo hiểm cho khách.

Tour Inbound

Sau khi hãng lữ hành nước ngoài chọn mua chương trình du lịch, bộ phận điều hành tiến hành các công việc sau:

- Chuẩn bị dịch vụ (như phòng ở, ăn uống, vận chuyển, vé máy bay, làm visa nhập cảnh cho khách).

- Xác nhận và báo giá tour cho hãng lữ hành nước ngoài. - Liên kết với các đối tác lữ hành trong nước phục vụ khách. - Xác nhận lại tình trạng đoàn khách với hãng lữ hành nước ngoài. - Điều động hướng dẫn viên.

Tour Outbound

Sau khi khách chọn mua chương trình du lịch nước ngoài, bộ phận điều hành tiến hành các công việc sau:

- Lập danh sách và thu hồ sơ của khách hàng. - Đặt vé máy bay.

- Liên hệ với hãng lữ hành nước ngoài mua chương trình du lịch. - Khai các biểu mẫu có liên quan.

- Xác nhận tình trạng đoàn khách và tổng kết với hãng lữ hành nước ngoài. - Làm visa.

- Điều động xe (nếu có) - Mua bảo hiểm cho khách.

2.2.3.2. Thực hiện chương trình du lịch

Nội địa và Inbound

 Hướng dẫn viên

- Chuẩn bị cho chương trình du lịch. - Đón tiếp khách.

- Hướng dẫn, phục vụ khách tại khách sạn. - Hướng dẫn trên đường đi tại điểm tham quan. - Xử lý các trường hợp bất thường.

- Tiễn khách.

 Điều hành

- Hỗ trợ hướng dẫn viên xử lý kịp thời những tình huống bất thường có thể xảy ra như chậm máy bay, mất hành lý, khách ốm, tai nạn, sự thay đổi từ phía nhà cung cấp.

- Theo dõi, kiểm tra đảm bảo các dịch vụ được cung cấp đầy đủ, đúng chủng loại, không thể để xảy ra tình trạng cắt xén hoặc thay đổi các dịch vụ trong chương trình du lịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Outbound

Hướng dẫn viên sẽ đảm trách nhiệm vụ trưởng đoàn - Đón khách ra sân bay và làm thủ tục xuất cảnh.

- Theo dõi tình hình khách đang đi chương trình du lịch của công ty. - Làm thủ tục nhập cảnh và trả khách về địa điểm khởi hành.

2.2.3.3. Kết thúc chương trình du lịch

Hướng dẫn viên nộp lại bảng quyết toán chi phí cho điều hành xác nhận để làm thủ tục quyết toán với kế toán (kèm theo các hóa đơn).

Nộp bảng đánh giá tour cho điều hành.

Điều hành tour hạch toán chương trình du lịch.

2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành ở công ty du lịch Đất Việt Việt

2.3.1. Điểm mạnh

Công ty du lịch Đất Việt Tour được thành lập từ năm 2001 cho đến nay đã có 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành.

Có nhiều đối tác kinh doanh trong ngành du lịch.

Đội ngũ quản lý của công ty du lịch Đất Việt có kinh nghiệm và chuyên nghiệp trong công tác quản lý.

Có nhiều văn phòng đại diện và chính nhánh ở các thành phố lớn trên cả nước.

2.3.2. Điểm yếu

Còn là thương hiệu nhỏ chưa có chỗ đứng trong tâm trí khách du lịch trong nước và quốc tế.

Cơ sở vật chất chưa tốt, nhiều trang thiết bị phục vụ cho việc kinh doanh du lịch đã cũ và lỗi thời.

Hoạt động quảng cáo, tuyên truyền của công ty còn kém.

2.3.3. Cơ hội

Công ty vừa bước chân vào thị trường du lịch nước ngoài trong năm 2012.

Sự hỗ trợ của nhà nước, giúp tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè các nước với khẩu hiệu: “Việt Nam – Điểm đến của thiên niên kỷ mới”, “Việt Nam – Điểm đến an toàn và thân thiện”, và “Việt Nam – Vẻ đẹp tiềm ẩn”.

Việt Nam đã, đang và sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao tốt đẹp với nhiều nước, đồng thời cải thiện nhiều thủ tục, giấy tờ phức tạp như miễn Visa cho các nước: Nhật, Nga, Singapore, Malaysia, Thailand… nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hấp dẫn du khách các nước đến với Việt Nam.

Việt Nam có nền chính trị ổn định, kinh tế đang trên đà phát triển.

Việt Nam có nét văn hóa riêng mang đặc trưng của Văn Hóa Phương Đông, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Nhờ vẻ bình dị, hiếu khách của con người Việt Nam đã góp phần cho du khách chọn nơi đây là điểm đến du lịch.

Thói quen mua hàng tại nhà qua mạng internet và điện thoại đang phát triển tại Việt Nam.

2.3.4. Thách thức

Căng thẳng trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc (rủi ro chính trị). Một số cư dân địa phương ý thức chưa cao gây phiền hà cho khách du lịch.

Có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn như Viettravel, Saigontourist, Benthanhtourist,… Cơ sở hạ tầng để phục vụ du lịch của Việt Nam còn kém (đường xá, phương tiện vận chuyển, nhà hàng, khách sạn…).

Ô nhiễm môi trường tại Việt Nam đang là một vấn đề nghiêm trọng, góp phần hủy hoại những địa điểm du lịch và khả năng thu hút khách du lịch của nó.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Qua những thông tin chi tiết và những phân tích số liệu về hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty du lịch Đất Việt em có những kết luận sơ bộ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công ty du lịch Đất Việt tuy là một công ty có quy mô nhỏ nhưng hiện tại đang mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ra khắp cả nước. Bằng chứng là công ty đã mở một số văn phòng đại diện và chi nhánh tại những thành phố lớn tại Việt Nam. Ngoài ra, công ty còn mở rộng thị trường bằng cách đầu tư cho hoạt động kinh doanh Outbound trong những năm gần đây.

- Cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự của công ty khá hoàn thiện bao gồm nhiều phòng ban với những nhiệm vụ khác nhau.

- Tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty khá tốt: điều này thể hiện qua bảng số liệu phân tích doanh thu và lượng khách của công ty.

- Mọi hoạt động kinh doanh lữ hành tại công ty du lịch Đất Việt đều có những quy trình hoàn chỉnh.

- Tuy công ty có rất nhiều điểm mạnh và cơ hội nhưng vẫn còn những điểm yếu và nguy cơ tiềm ẩn.

Chương 2 cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng quan về thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty du lịch Đất Việt. Điều này giúp đưa ra những giải pháp trong chương 3 nhằm giải quyết những hạn chế mà công ty đang gặp phải.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty du lịch Đất Việt (Trang 40)