6.2.1. Kích thước các công trình
6.2.1.1. Phân xưởng nấu
Phân xưởng này do dùng nhiều nhiệt và là nơi đặt máy nghiền nên thải nhiều nhiệt và bụi. Do đó cần xây dựng nhà nhiều tầng để tận dụng sự chiếu sáng và thông
gió. Mặt khác, nhà nhiều tầng sẽ giảm bớt được sự tiêu hao năng lượng và thiết bị vận chuyển nguyên liệu nhờ quá trình tự chảy của nguyên liệu.
Phân xưởng nấu 2 tầng :
+ Tầng 1 : Bước cột 6m, 2 nhịp 9m kích thước 24×18×4,2 (m).
+ Tầng 2 : Bước cột 6m, kích thước 24×18×5,4( m).
6.2.1.2. Phân xưởng lên men
Phân xưởng lên men xây dựng gần phân xưởng nấu để tiết kiệm đường ống và giảm hao hụt dịch lên men. Phân xưởng lên men được chia thành 2 khu chính :
- Khu trong nhà : Chứa các thiết bị nhân giống, lọc và bão hòa CO2
Bước cột 6m, nhịp nhà 6m, kích thước 24×18×6 (m)
- Khu ngoài trời : Chứa các tank lên men, ghép cùng khu trong nhà. Các tank lên men được đặt bên ngoài
Kích thước : 17,5 × 18 (m)
Chọn kích thước của phân xưởng lên men là : 42 × 18 (m)
6.2.1.3. Phân xưởng chiết rót
Được xây dựng gần phân xưởng lên men, kho thành phẩm, kho chứa két và chai rỗng, thùng carton và lon rỗng.
Phân xưởng chiết rót xây dựng 1 tầng. Gồm 2 khu là khu chiết chai và khu chiết lon.
Chọn kích thước của phân xưởng chiết rót là : 30 ×30 ×6 (m)
6.2.1.4. Khu nguyên liệu
Là khu đất để đặt các xilô chứa nguyên liệu, các xilô chứa đặt ngoài trời,nên đặt gần phân xưởng nấu để tiện cho quá trình xử lý nguyên liệu.
Khu đất có kích thước: 22× 22 m.
6.2.1.5. Kho thành phẩm
Kho được xây dựng với kích thước đủ để chứa lượng bia chai. Kho có diện tích đủ chứa lượng bia chai sản xuất ra trong 07 ngày, phân xưởng chiết rót trong một ngày 79208 chai. Chai được chứa trong két nhựa, mỗi két 20 chai.
Diện tích chiếm chỗ của mỗi két : f = 0,4×0,3 = 0,12 (m2). Các két được xếp chồng lên nhau, mỗi chồng 15 két, chiều cao của 1 chồng két bia : 0,25 x 15 = 3,75 (m).
Ngoài ra trong 1 ngày phân xưởng còn chiết rót 80008 lon. Lon được đựng trong thùng caton, mỗi thùng chứa 24 lon
Kích thước thùng : 41×27×12 (cm)
Diện tích chiếm chỗ của mỗi thùng : f = 0,41×0,27 = 0,11 (m2). Các thùng được xếp chồng lên nhau, mỗi chồng 20 thùng, chiều cao của 1 chồng thùng bia : 0,12 x 20 = 2,4 (m).
Diện tích phần kho chứa két bia : F1 =
K C n n f N n . . . . α , m2 Trong đó :
n : Số ngày dự trữ , n = 7
N : Số chai sản xuất trong ngày , N = 79208 F : Diện tích mỗi chồng két , f = 0,12 nc : Số chai trong một két , nc = 20 nk : Số két trong 1 chồng , nk = 15
α : Hệ số khoảng cách giữa các chồng két , α = 1,1
F1 = 243,961 15 20 12 , 0 79208 7 1 , 1 = × × × × ( m2)
Tương tự, diện tích kho chứa thùng bia : F2 =
K C n n f N n . . . . α , m2 Trong đó :
n : số ngày dự trữ , n = 7
N : Số lon sản xuất trong ngày , N = 80008 F : Diện tích mỗi chồng thùng, f = 0,11 nc : Số lon trong một thùng , nc= 24 nk : Số thùng trong 1 chồng , nk = 20
F2 = 141,181 20 24 11 , 0 080 . 800 7 1 , 1 = × × × × ( m2)
Diện tích phần đường đi lại trong kho bằng 20% diện tích chứa sản phẩm F3 = 0,2 × (243,961 + 141,181) = 77,028 (m2 )
Diện tích kho chứa :
F = F1 + F 2 + F 3 = 243,961 + 141,181 + 770,28 = 462,17( m2) Kho có kích thước : 30×18×5,4 (m).
6.2.1.6. Kho chứa két và chai, lon không
Lượng chai và lon trong kho đủ chứa bia sản xuất ra trong 7 ngày. Tính tương tự kho thành phẩm ta được kích thước kho 30×18×5,4 (m).
6.2.1.7. Phân xưởng cơ điện lạnh
Phân xưởng này là nơi đặt các thiết bị của hệ thống làm lạnh như: bình giảm áp, bể chứa chất tải lạnh và các thiết bị sửa chữa cơ khí như: tiện, cắt, mài và các phụ tùng khác. Xây dựng nhà một tầng, kích thước 18×12×5,4 (m).
6.2.1.8. Phân xưởng lò hơi
Phân xưởng lò hơi do dễ cháy nổ nên đặt cuối hướng gió.
Phân xưởng chứa các thiết bị lò hơi và bộ phận khác của hệ thống phân xưởng có kích thước : 18×12×5,4 (m).
6.2.1.9. Nhà hành chính
Bao gồm các phòng sau :
- Phòng giám đốc: 4×3 = 12 (m2) - Phòng KCS: 6× 3 = 18 (m2)
- Phòng thị trường: 4×4 = 16 (m2) - Hội trường: 25× 6 = 150 ( m2)
- Phòng tài vụ: 4×4 = 16 ( m2) - Phòng kỹ thuật: 6×4 = 24 (m2)
- Phòng tổ chức hành chính : 4×4 =16 (m2) - - Phòng LĐ tiền lương : 3×4 = 12 (m2) - Phòng phó giám đốc: 2×(3×2) =12 (m2)
- Nhà vệ sinh, cầu thang, hành lang : chọn bằng 15% tổng diện tích = 42 (m2) ⇒ Tổng diện tích: 318 ( m2)
Xây dựng nhà hai tầng, kích thước : Tầng 1 : 30×6×4(m).
Tầng 2 : 30×6×4 (m).
6.2.1.10. Khu xử lý nước
Nhà này được dùng để đặt các thiết bị xử lý nước cung cấp cho phân xưởng nấu, lên men, lò hơi,... Xây dựng nhà kích thước : 12×6×5,4 (m).
6.2.1.11. Đài nước
Đài nước là nơi chứa nước đã xử lý để cung cấp cho các phân xưởng sản xuất. Kích thước :
+ Chiều cao trụ đỡ : 18 m + Đường kính đài nước : 4 m + Chiều dài đài nước : 5 m
6.2.1.13 Trạm biến áp
Trạm biến áp để hạ thế điện cao áp xuống lưới điện nhà máy sử dụng. Trạm biến áp đặt ở góc nhà máy, nơi ít người qua lại. Kích thước: 4×4×4 (m)
6.2.1.14. Nhà đặt máy phát điện dự phòng
Nhà máy có trang bị máy phát dự phòng để đảm bảo sản xuất được liên tục khi hệ thống lưới điện bị mất đột ngột. Kích thước : 6×6×4 (m)
6.2.1.15. Nhà ăn - căn tin
Tính theo tiêu chuẩn 2,25 m2 cho mỗi người ăn . Diện tích các phòng được tính tối thiểu cho 2/3 số người của ca đông nhất.
Diện tích nhà ăn tối thiểu : 2,25×84×2/3 = 126 m2
Chọn kích thước : 16×8×6 (m)
6.2.1.16. Gara ôtô
Đây là nơi để xe của nhà máy và cũng là trạm bảo quản và sửa chữa xe.
Giả sử nhà máy có 3 xe tải chở nguyên liệu, 2 xe chở sản phẩm, 1 xe chở nhiên liệu, 2 xe ô tô cho cán bộ. Ta chọn diện tích của gara ô tô là 140 m2.
6.2.1.17. Nhà để xe đạp, xe máy
Nhà để xe cho cán bộ, công nhân tính cho số người làm việc trong ca đông nhất, số người đông nhất trong một ca là 84 người.
Tính diện tích cho một xe máy là 1 m2. Giả sử mọi người đều đi xe máy, ta có diện tích nhà để xe cho công nhân là: 84 m2.
Vậy ta chọn nhà để xe kích thước: 17 × 5 × 4 m.
6.2.1.18. Nhà sinh hoạt vệ sinh
Bất kỳ một nhà máy nào nhất thiết phải có nhà sinh hoạt vệ sinh, trong đó gồm các khu vực sau: nhà vệ sinh, phòng tắm rửa, phòng giặt là và một số phòng đặc biệt khác.
Do trong các nhà máy công nghiệp thực phẩm và sinh học công nhân nữ chiếm đa số, vậy nên ta giả sử số công nhân của nhà máy có 60% nữ và 40% nam.
Nam: 0,4 × 84 = 34 người; Nữ: 84 – 34 = 50 người. - Các phòng dành riêng cho nam:
+ Phòng thay áo quần: Chọn diện tích 0,2 m2/người Diện tích căn phòng là : 0,2 × 34 = 6,8 m2
+ Nhà tắm: Tính cho 60% số công nhân của ca đông nhất và 7 công nhân/1phòng tắm nên ta có số phòng tắm là: 0,6 x 34 / 7 = 2,9.
Chọn 3 phòng với kích thước mỗi phòng là 0,9 × 0,9 m. Tổng diện tích: 3 × 0,81 = 2,43 m2
+ Phòng vệ sinh: Chọn 1 phòng, kích thước phòng 0,9 × 1,2 m - Các phòng dành riêng cho nữ:
+ Phòng thay áo quần: Chọn diện tích 0,2 m2/người Diện tích căn phòng là : 0,2 × 50 = 10 m2
+ Nhà tắm: Tính cho 60% số công nhân của ca đông nhất và 7 công nhân/1phòng tắm nên ta có số phòng tắm là: 0,6 x 50/ 7 = 4,3.
Chọn 5 phòng với kích thước mỗi phòng là: 0,9 × 0,9 m. Tổng diện tích: 5 × 0,81 = 4,05 m2
Chọn 2 phòng, kích thước mỗi phòng: 0,9 × 1,2 m Tổng diện tích: 2 × 1,08 = 2,16 m2
Tổng diện tích nhà sinh hoạt vệ sinh:
6,8 + 2,43 + 1,08 + 10 + 4,05 + 2,16 = 26,52 m2
Chọn kích thước nhà: 7 × 4 × 5 m.
6.2.1.19. Phòng thường trực và bảo vệ
Phòng này được xây gần cổng chính của nhà máy. Kích thước : 3×3×4 (m).
6.2.1.20. Kho nhiên liệu
Dùng chứa xăng, nhớt cho xe và các thiết bị máy móc. Kích thước : 12×6×5 (m).
6.2.1.21. Khu xử lý nước thải
Bảng 6.2. Bảng tổng kết xây dựng
STT Tên công trình Kích thước (m) Diện tích (m2)
1 Phân xưởng nấu 24 × 18 × 9,6 432
2 Khu chứa nguyên liệu 22 × 22 484
3 Phân xưởng lên men 42 × 18 756
4 Phân xưởng chiết rót 30 × 30 900
5 Kho thành phẩm 30 × 18 × 5,4 540
6 Kho chứa két và chai 30 × 18 × 5,4 540
7 Phân xưởng lò hơi 18 × 12 × 5,4 216
8 Phân xưởng cơ điện lạnh 18 × 12 × 5,4 216
9 Nhà hành chính 30 × 6 × 8 180 10 Khu xử lý nước 12 × 6 × 5,4 72 11 Đài nước D= 4m, L = 5m 12,56 12 Trạm biến áp 4 × 4 × 4 16 13 Nhà đặt máy phát điện dự phòng 6 × 6 × 4 36 14 Nhà ăn-căn tin 16 × 8 × 6 128 15 Gara ôtô 24 x 6 x 4 144 16 Nhà để xe 2 bánh 17 x 5 x 4 85
17 Nhà sinh hoạt vệ sinh 7 x 4 x 5 28
18 Phòng thường trực, bảo vệ 3× 3 × 4 9
19 Kho nhiên liệu 12 × 6 × 5 72
20 Khu xử lý nước thải 30 × 18 540
Tổng cộng 5406,56