Lọc trong bia

Một phần của tài liệu Đồ án tôt nghiệp Thiết kế nhà máy bia với 60% malt,40% gạo công suất 20 triệu lítnăm bằng phương pháp lên men liên tục, với sản phẩm gồm bia chai và bia lon (Trang 47)

3.3.11.1. Mục đích

Loại bỏ đáng kể số lượng các vi sinh vật bao gồm nấm men vẫn còn tồn tại sau quá trình tàng trữ có khả năng làm đục bia, đảm bảo cho bia đạt độ trong nhất định. Loại bỏ các phức chất protein, các hạt dạng keo polyphenol, polysaccarit và protein ít tan, những chất này làm bia rất nhanh đục, nhờ vậy làm cho bia trở nên ổn định hơn.

3.3.11.2. Tiến hành a. Thiết bị:

Bia được lọc bằng thiết bị lọc khung bản với chất trợ lọc là bột diatomit.

Nguyên lý làm việc :

Máy lọc khung bản bao gồm các khung và bản được ngăn với nhau bằng các tấm giấy lọc phủ cả 2 phía của bản. Sau khi các khung và bản được ép sát nhau, khoảng không giữa các khung sẽ là nơi chứa huyền phù bột trợ lọc và bia cần

Hình 3.11. Hệ thống lọc khung bản

1. Bia đục. 2. Bơm. 3. Diatomit. 4. Bản lọc. 5. Bia đục hồi lưu. 6. Bia đã lọc trong

lọc.Lớp áo bột trợ lọc sẽ được phủ lên bề mặt giấy lọc, bia trong được lọc và đi qua các tấm bản rồi ra ngoài.

b. Tiến hành :

Ðầu tiên, bột diatomit được trộn cùng với nước vô trùng theo một tỷ lệ nhất định và tạo thành một dung dịch huyền phù, sau đó dung dịch huyền phù được bơm vào máy lọc ép để tạo thành một lớp lọc diatomit trên vải lọc. Nếu bia đi ra còn đục thì phải bơm trở lại thùng phối liệu, bia trong được đưa vào thùng chứa. Áp suất lọc của thiết bị là 1,2÷1,3 at. Nếu vượt quá 3 at thì lớp vải lọc có thể bị rách.

3.3.12. Bão hòa CO2

3.3.12.1.Mục đích

Sau các công đoạn sau lên men lượng CO2 có trong bia bị thất thoát khá nhiều, vì vậy ta cần tiến hành nạp đủ CO2 cần thiết cho bia, đảm bảo chất lượng của bia thành phẩm. Đồng thời ổn định tính chất của bia nhằm tăng chất lượng cảm quan của bia, chống oxy hóa, chống kết lắng, tăng thời gian bảo quản bia, ổn định các thành phần trong bia...

3.3.12.2.Tiến hành

Bia sau khi lọc là một chất lỏng bão hòa CO2, khi chuyển bia từ thùng lên men phụ đi lọc và vào thùng chứa thì khả năng giữ CO2 của bia bị giảm. Để khôi phục lại sự bão hòa CO2 ban đầu, sau khi lọc bia phải giữ một thời gian nhất định dưới áp suất của CO2. Sau khi lọc, bia được đưa vào tank ổn định và giữ ở nhiệt độ 0,5÷1C dưới áp suất của CO2 trong thời gian 4÷12 h. Để tránh không khí xâm nhập thì nên dùng CO2 để đưa bia vào hoặc giải phóng bia khỏi thùng chứa.

Một phần của tài liệu Đồ án tôt nghiệp Thiết kế nhà máy bia với 60% malt,40% gạo công suất 20 triệu lítnăm bằng phương pháp lên men liên tục, với sản phẩm gồm bia chai và bia lon (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w