Những thách thức:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thuế xuất nhập khẩu đến thu ngân sách nhà nước việt nam thời kỳ hậu WTO và các giải pháp tăng trưởng bền vững thu ngân sách nhà nước (Trang 90)

+ Áp lực cạnh tranh gia tăng ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề xuất nhập khẩu của Việt Nam, sự sống còn của các doanh nghiệp trong nước khi không thích ứng kịp thời, không nắm bắt được thời cơ cũng như ứng phó với thách thức. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến thu NSNN.

+ Xu hướng chung tạo sức ép đòi hỏi Việt Nam mở cửa, tự do hoá mạnh, nhanh toàn diện hơn. Điều này cũng là cơ hội những cũng là thách thức lớn cho nền kinh tế Việt Nam nếu không có sự cải cách kịp thời. Mà trước hết là sự thách thức cho các ngành, các lĩnh vực, các khu vực kinh tế trong nước.

+ Nguy cơ thương mại khu vực chuyển hướng bất lợi cho Việt Nam, Việt Nam rớt lại sau những trào lưu mới. Điều kiện hội nhập khó khăn hơn, bị giám sát chặt chẽ hơn, thời gian quá độ không dài, sự xuất hiện của các rào cản thương mại mới. Lạm phát toàn thế giới, giá cả tăng cao đặc biệt là giá cac nguyên nhiên vật liệu chính cho sản xuất như xăng dầu, phân bón, vật liệu xây dựng. Nên chắc chắn ảnh hưởng rất lớn tới việc sản xuất trong nước nhất là đối với các doanh nghiệp nhập khẩu và người nông dân.

+ Việt Nam có cơ hội vàng, song phải có năng lực và nỗ lực cực lớn mới tận dung được

3.1.2. Bối cảnh trong nước

3.1.2.1. Những thuận lợi

- Thể chế thị trường định hướng XNCN từng bước được hoàn chỉnh và do đó ngày càng phát huy khả năng tự điều chỉnh của thị trường kết hợp với sự điều tiết vĩ mô hợp lý của Nhà nước làm cho thị trường trở thành tín hiệu tin cậy, có tác dụng định hướng và quyết định sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng.

- Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây tăng trưởng rất nhanh. năm 2007 là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua(8,5%). Cơ cấu nền kinh tế tiếp tục theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp- xây dựng, giảm tỷ trọng nông lâm, thuỷ sản. Sau nhiều năm, năm 2007 tỷ trọng dịch vụ tăng đạt 38,2%.

- Môi trường kinh doanh, đầu tư có bước phát triển mạnh thông thoáng và minh bạch hơn, nhất là môi trường pháp luật đã tạo điều kiện kích thích hoạt động kinh doanh đầu tư. Vốn đầu tư toàn xã hội trong những năm qua tăng nhanh. Trong đó năm 2006 và 2007 là 2 năm có quy vốn đầu tư tăng manh. Năm 2007 ước đạt 464,5 nghìn tỷ đồng, tăng 16,4 so với năm 2006 bằng 40,6% so với GDP.

- Kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục giành được nhiều thành quả tốt đẹp cụ thể: Cam kết ODA năm 2006-2007 chiếm 40% số vốn ODA dự kiến ký kết trong giai đoạn 2006-2010. Năm 2007 là năm thứ 3 giải ngân vốn ODA vượt mức kế hoạch. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt mức tăng cao nhất năm 2006 và 2007 đạt 2,9 tỷ USD trong đó năm 2007 khoảng 2,5 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 109 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu tăng cao nhất đạt 21,5% so với năm 2006. Tăng 15% so với mức tăng xuất nhập khẩu bình quân thời kỳ 2001-2007, mở thêm thị trường mới.

- Trong tình hình giá thế giới tăng cao nhất là giá dầu, giá nguyên liệu chủ yếu tăng mạnh, giá tiêu dùng trong nước tăng cao, trong bối cảnh đó nền kinh tế Việt Nam vẫn đảm bảo được cân đối kinh tế vĩ mô. Tạo điều kiện ổn định và phát triển kinh tế. Năm 2007 thành công này được biểu hiện ở các chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước bằng 25% GDP, bớt chi ngân sách nhà nước dưới 5% GDP, cán cân thanh toán quốc tế lớn tạo cơ sở ổn định tỷ giá; dự trữ ngoại tệ tăng nhanh; chỉ số nợ nước ngoài của quốc gia của chính phủ ở mức an toàn dư nợ quốc gia bằng 60% mức cho phép, dư nợ chính phủ bằng 36% GDP.

- Kinh tế phát triển, thu nhập của người dân từng bước được cải thiện và nâng cao là cơ sở kinh tế để phát triển thương mại nội địa. Góp phần tăng doanh thu cho các doanh nghiệp kinh doanh và do đó góp phần tăng thu NSNN ( ngoài ra còn tăng thu ở thuế thu nhập cá nhân từ những người có thu nhập cao).

tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh từ đó sẽ đóng góp nhiều hơn vào thu NSNN.Trong những năm qua kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng góp phần tăng thu ngân sách từ thuế nhập khẩu và thu từ các doanh nghiệp xuất khẩu.

- Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực quản lý của nhà nước, hoàn thiện bộ máy nhà nước theo hướng giảm đầu mối, hình thành các bộ đa ngành, đa lĩnh vực, giảm bớt bao biện làm thay doanh nghiệp… góp phần tạo thông thoáng cho môi trường kinh doanh,góp phần thu hút các dòng đầu tư cho tăng trưởng kinh tế. Từ đó nâng cao hiệu quả thu NSNN.

3.1.2.2. Những khó khăn

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thuế xuất nhập khẩu đến thu ngân sách nhà nước việt nam thời kỳ hậu WTO và các giải pháp tăng trưởng bền vững thu ngân sách nhà nước (Trang 90)