Khi cắt giảm thuế nhập khẩu góp phần làm giảm chi phí máy móc, thiết bị nguyên liệu đầu vào của các nhiều ngành sản xuất, giúp hạ giá thành sản phẩm và

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thuế xuất nhập khẩu đến thu ngân sách nhà nước việt nam thời kỳ hậu WTO và các giải pháp tăng trưởng bền vững thu ngân sách nhà nước (Trang 43)

nguyên liệu đầu vào của các nhiều ngành sản xuất, giúp hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh, nhất là các sản phẩm xuất khẩu. Từ đó tăng thu NSNN mà chủ yếu là thuế TNDN và thuế VAT nội địa.

Có thể nói máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, nguyên vât liệu là những chi phí sản xuất không thể thiếu của các doanh nghiệp. Không những thế đa số những mặt hàng này các doanh nghiệp Việt Nam đều phải nhập khẩu của nước ngoài đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất hàng XK. Thêm nữa khi sự cạnh tranh với các mặt hàng nhập khẩu và nhu cầu đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ngày càng

cao khi chúng ta gia nhập WTO thì việc đầu tư theo chiều sâu, mở rộng quy mô sản xuất ngày càng tăng. Ngoài ra các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam kém nhất ở khâu cạnh tranh về công nghệ.Vì vậy khi cắt giảm thuế quan giúp cho các DN trong nước đặc biệt là DN sản xuất hàng XK có thể tranh thủ nhập khẩu máy móc, thiết bị hiệu đại, nguyên liệu đầu vào rẻ hơn nhằm đáp ứng nâng cao hàm lượng công nghệ trong các sản phẩm xuất khẩu, từ đó nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường xuất khẩu.

Ta có thể thấy được tình hình nhập khẩu phân theo từng nhóm hàng như sau:

Biểu đồ 2.5: Kim ngạch nhập khẩu thời kỳ 2001-2007 phân theo nhóm hàng

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn : Bộ Thương Mại năm 2007

Dựa vào biểu đồ 2.5 ta thấy : Nhóm hàng máy móc thiết bị, phụ tùng có kim ngạch và tốc độ tăng ngoạn mục, cao nhất so với các năm giai đoạn 2002-2007. Cụ thể năm 2002 kim ngạch mới chỉ là 5,9 tỷ USD với tốc độ tăng 20,4%, đến năm 2006 kim ngạch là 10,8% với tốc độ tăng là -10%, nhưng đến năm 2007 thì con số kim ngạch lên tới 18,3 tỷ với tốc độ tăng rất cao 69,4% so với năm 2006. Trong đó có thể kể tên một số mặt hàng cụ thể như máy móc, thiết bị kim ngạch đạt 10,36 tỷ USD, tăng 56,3% so với năm 2006; linh kiện & phụ tùng xe máy kim ngạch 0,578 tỷ USD tăng 20,3% so với năm 2006,…. Còn nhóm hàng nguyên vật liệu thì vẫn luôn đứng ở vị trí có kim ngạch và tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nhập khẩu, trong năm 2007 nhóm này với kim ngạch 38,7 tỷ USD cao nhất trong thời kỳ 2001-2007 có tốc độ tăng cao thứ hai sau nhóm máy móc, thiết bị, phụ tùng với 24,4% so với năm 2006. Còn hàng tiêu dùng thì kim ngạch là 3,7 tỷ USD cũng lớn nhất so với các năm trước, tăng 23,3% so với năm 2006. Tốc độ tăng này ở mức trung bình so

với các nước trước hết một phần là do các mặt hàng trong nước có khả năng cạnh tranh, mở rộng sản xuất đáp ứng tiêu dùng ngày càng tăng. Do vậy trong cơ cấu nhập khẩu phân theo nhóm hàng thì tỷ trọng nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu (63,7%) cao nhất so với tỷ trọng của 2 nhóm hàng còn lại ( máy móc thiết bị phụ tùng là 30,2%, hàng tiêu dùng là 6,1%), và cao nhất so với BK 2001-2005(79,8%) và năm 2006 (69,3%).

- Cắt giảm thuế suất thuế xuất nhập khẩu giúp các doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng thị phần tăng cường xuất khẩu do được đối xử tương ứng từ các nước thành viên WTO nên làm tăng thu ngân sách.

Cùng với tiến trình cắt giảm thuế xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp trong nước sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thị trường ra các nước thành viên hơn do được đối xử tương ứng với việc giảm thuế quan tức là được hưởng quy chế tố huệ quốc thường xuyên và vô điều kiện, là điều trước đây chưa được áp dụng ở một số thị trường, hoặc chỉ áp dụng trong thời hạn nhất định ở một số thị trường khác trong việc xuất khẩu hàng hoá sang các nước. Do vậy kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng lên khá mạnh.Nhìn vào biểu đồ 2.6 ta nhận thấy kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2007 đạt 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra 4%, cao nhất so với các năm giai đoạn 2001-2007.

Biểu đồ 2.6: Kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2002-2007

Đơn vị : Triệu USD

Nguồn : Bộ Thương Mại năm 2007

Mặc dù tốc độ tăng trưởng năm qua là 21,5% thấp hơn so với 3 năm trước đây (năm 2004: 31,5%, năm 2005: 21,6%, năm 2006: 23,56%), nhưng đã cao hơn 2,4% so với mức tăng bình quân của thời kỳ 2001-2007 (mức tăng bình quân thời

kỳ này là 19,1%). Nét mới trong năm nay là xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt gần 20,6 tỷ USD, chiếm 42,5% chỉ tiêu chung và tăng 22,3% so với năm 2006. Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong 7 năm qua của khu vực này (tốc độ tăng bình quân của thời kỳ 2001-2007 chỉ đạt 15,3%/ năm). Kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 17,8 tỷ USD, chiếm 57,5% chỉ tiêu chung, tăng 20,9% so với năm 2006, thấp hơn 2% so với tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2001-2007.

Trong 24 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất có đến 23 mặt hàng vượt chỉ tiêu, chỉ duy nhất xe đạp và phụ tùng xe đạp giảm 28,5% so với cùng kỳ năm 2006. Có tới 10 mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ USD là : dầu thô 8,5 tỷ USD, dệt may 7,8 tỷ USD, giày dép gần 4 tỷ USD, thủy sản 3,8 tỷ USD, tăng 12,9%; sản phẩm gỗ 2,4 tỷ USD, tăng 22,3%; điện tử máy tính 2,2 tỷ USD, tăng 27,5%; cà phê 1,8 tỷ USD, tăng 52,3%; gạo 1,4 tỷ USD, tăng 13,9%; cao su 1,4 tỷ USD, tăng 8,8%; than đá trên 1 tỷ USD, tăng 11,3%. Ngoài ra có 4 mặt hàng đạt kim ngạch trên 500 triệu USD đến dưới 1 tỷ USD. Những mặt hàng chủ lực này đã đóng góp quan trọng vào tổng kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, vượt kế hoạch đề ra. Từ đó thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và thu nhập của các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tăng lên.

- Ngoài ra khi hàng hoá nhập khẩu tràn vào thị trường nội địa, tính cạnh tranh thị trường ngày càng gay gắt buộc các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới phương thức quản lý, tăng cường đầu tư, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Do đó nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, tăng doanh thu và thu nhập chịu thuế đối với các doanh nghiệp trong nước. Chẳng hạn theo đánh giá sơ bộ của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước thì kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên trong năm 2007 nhìn chung là khả quan, trong đó số kinh doanh có lãi chiếm khoảng 94% tổng số doanh nghiệp, số kinh doanh hoà vốn chiếm khoảng 4 - 4,5%, số kinh doanh thua lỗ chỉ chiếm khoảng 1 - 1,5%.

Tóm lại việc cắt giảm thuế xuất nhập khẩu làm tăng năng lực cạnh tranh của các DN trong nước, thúc đẩy sản xuất trong nước, gia tăng xuất khẩu. Từ đó doanh

thu và thu nhập chịu thuế của các DN tăng. Như vậy làm gia tăng quy mô và tỷ trọng thuế GTGT nội địa và thuế thu nhập doanh nghiệp trong tổng thu ngân sách nhà nước. Nên làm tăng thu NSNN một cách bền vững hơn là dựa vào thuế XNK.

Biểu đồ 2.7: Số thu thuế TNDN và thuế VAT nội địa thời kỳ 2001-2007

Đơn vị : Tỷ đồng

Nguồn: Bộ Tài chính năm 2007

Bảng 2.10: Tỷ trọng thuế TNDN và thuế VAT nội địa thời kỳ 2001-2007

Đơn vị:%

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Thuế TNDN 32,05 30,26 31,14 29,85 33,05 34,50 36,00 Thuế VAT nội địa 13,43 13,50 13,65 13,38 14,45 17,72 19,06 Nguồn : Bộ Tài chính năm 2007 Nhìn vào biểu đồ 2.7 bảng 2.10 ta thấy : Thuế TNDN ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tổng thu ngân sách với quy mô và cơ cấu ngày càng tăng. Cụ thể về quy mô thì năm 2007 là 103.644 tỷ đồng cao nhất so với các năm thời kỳ 2001-2007, tăng 13,7% so với năm 2006, tăng gấp 3 lần so với năm 2001; về tỷ trọng chiếm trong tổng thu ngân sách là 36% tăng 1,5 điểm % so với năm 2006 thể hiện sự đón nhận cơ hội và vượt qua những thách thức trong quá trình cắt giảm thuế xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước để tăng sức cạnh tranh đối với các mặt hàng nhập khẩu. Từ đó góp phần tăng thu cho NSNN từ thuế TNDN. Ngoài ra khi các doanh nghiệp trong nước làm ăn có hiệu quả doanh thu tăng làm gia tăng thuế VAT nội địa. Ta thấy thuế VAT nội địa năm 2007 tăng lên cũng khá nhiều và cao nhất so với các năm thời kỳ 2001-2007( về số thu năm 2007 là 54.870 tỷ đồng

tăng 17,2% so với năm 2006, về tỷ trọng chiếm trong tổng thu ngân sách là 19,06% tăng 1,34 điểm % so với năm 2006).

Do đó số thu nội địa cũng tăng lên nhờ chủ yếu vào thuế TNDN và thuế GTGT nội địa

Biểu đồ 2.8: Số thu nội địa thời kỳ 2001-2007

Đơn vị : Tỷ đồng

Nguồn: Bộ Tài chính năm 2007

Nhìn vào biểu đồ 2.8 ta thấy số thu nội địa năm 2007 là 159.500 tỷ đồng cao nhất so với các năm thời kỳ 2001-2007, tăng gần 16% so với năm 2006. Thể hiện một sự nỗ lực rất lớn và nắm bắt những cơ hội cũng như thách thức rất linh hoạt của tất cả các doanh nghiệp thuộc tất cả các khu vực thành phần kinh tế. Cụ thể như sau:

Bảng 2.11: Số thu nội địa thời kỳ 2001-2007

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 DT07 2007 Thu nội địa 52.647 61.375 78.685 104.577 115.205 137.539 151.800 159.500

Trong đó: Thu từ KV QD 23.149 25.066 28.748 32.177 38.906 46.119 53.954 53.963 Thu từ KV NQD 6.723 7.764 10.361 13.261 16.928 21.880 27.667 30.508 Thu từ KV ĐTNN 5.702 7.276 9.942 15.109 19.081 24.218 31.041 30.378

Nguồn: Bộ Tài chính năm 2007

Nhìn vào bảng 2.11 ta thấy 3 khu vực kinh tế đều thu từ khu vực QD tăng lên và đứng ở vị trí cao nhất so với các năm thời kỳ 2001-2007, bằng dự toán và

vẫn giữ vị trí quyết định trong thu NSNN. Đối với khu vực này lâu nay vẫn được coi là “con cưng được chiều” nên luôn có sự ỷ lại và kém năng động. Nhưng khi gia nhập WTO hàng rào bảo hộ thuế quan bị cắt giảm, các DNNN đã cố gắng hết sức để đổi mới mình. Ngoài ra thu từ khu vực ngoài quốc doanh và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên khá cao và đứng ở vị trí cao nhất so với các năm thời kỳ 2001-2007 thể hiện sự năng động và ngày càng phát triển của các khu vực này khi Việt Nam gia nhập WTO. Cụ thể thu từ khu vực NQD là 30.508 tỷ USD vượt dự toán 10,27 % (2841 tỷ đồng), tăng 39,4% so với năm 2006, khu vực ĐTNN là 30.378 tỷ đồng, xấp xỉ bằng dự toán, tăng 25,4% so với năm 2006.

* Việc tăng thuế suất đối với một số mặt hàng quan trọng làm tăng thu nội địa

- Trong toàn bộ Biểu cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu theo gia nhập WTO( xem phụ lục số 1), Việt Nam sẽ cắt giảm khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% dòng của Biểu); ràng buộc ở mức hiện hành khoảng 3.700 dòng (chiếm 34,5% số dòng); ràng buộc ở mức trần cao hơn mức hiện hành với khoảng 3.170 dòng thuế chủ yếu là với nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phương tiện vận tải.

Bảng 2.12: Cam kết một số mặt hàng quan trọng tăng thuế suất sau khi gia nhập WTO

Ngành hàng/mức thuế suất Thuế suấtMFN

Thuế suất khi gia nhập (%) Thuế suất cuối cùng (%) Thời gian thực hiên

Thuốc lá điếu 100 150 135 5 năm

Xì gà 100 150 100 5 năm

Xăng dầu 0-10 38,7 38,7 Ngay khi gianhập

Sắt thép 7,5 17,7 13,0 5-7 năm

Xi măng 40,0 40,0 32,0 2 năm

Phân hoá học 0,7 6,5 6,4 2 năm

Xe ô tô con 90,0 100,0 70,0 7 năm

Xe tải 80,0 100,0 70,0 7 năm

Nguồn : Bộ Tài chính năm 2007

Nhìn vào bảng 2.12 ta thấy các mặt hàng có mức thuế suất giữ nguyên và tăng đều là các mặt hàng cao cấp, xa xỉ không khuyến khích tiêu dùng hoặc các mặt

hàng nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất. Nên ta thấy mức thuế suất khi gia nhập rất cao như thuốc lá điếu, xì gà, xe con,…

Do vậy số thu về TTĐB hàng nhập khẩu sẽ tăng lên nhờ các mặt hàng này và cũng để bảo vệ cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước đối với các mặt hàng này. Do vậy số thu nội địa cũng tăng lên nhờ doanh thu và lợi nhuận tăng lên của các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng này ở các loại thuế TTĐB hàng sản xuất trong nước, thuế GTGT nội địa và thuế TNDN.

Biểu đồ 2.9: Thuế TTĐB nội địa thời kỳ 2001-2007

Đơn vị : Tỷ đồng

Nguồn: Bộ Tài chính năm 2008

Nhìn vào biểu đồ 2.9 ta thấy năm 2007 số thu thuế này là 23.032 tỷ đồng cao nhất so với các năm thời kỳ 2001-2007, tăng 14,6% so với năm 2006.

* Khi cắt giảm thuế xuất nhập khẩu thay đổi cơ cấu nguồn thu theo hướng

phù hợp với gia nhập WTO và nâng cao tính bền vững của thu ngân sách

- Nếu phân theo thu nội địa và thu ngoài nước thì thu hải quan và thu từ dầu thô, thu viện trợ giảm dần, thu nội địa tăng dần.

Biểu đồ 2.10: Cơ cấu thu NSNN thời kỳ 2001- 2007 ( phân theo thu nội địa và thu ngoài nước)

Nguồn: Bộ Tài chính năm 2007

Khi cắt giảm thuế quan chắc chắn làm cho số thu xuất nhập khẩu giảm trong khi phần bù từ chêch lệch tăng của kim ngạch nhập khẩu vào không nhiều nên tỷ trọng thu hải quan có xu hướng giảm. Do đó tỷ trọng của thuế xuất nhập khẩu sau khi gia nhập giảm so với các năm trước. Mặt khác do các doanh nghiệp trong nước tận dụng được cơ hội và ứng phó được với những thách thức khi cắt giảm thuế nên thu nội địa vẫn tăng lên. Nhìn vào biểu đồ 2.10 ta thấy:

+ Xét theo mối tương quan giữa các nguồn thu: Năm 2007 thu nội địa vẫn giữa vai trò quyết định chiếm tỷ trọng cao nhất (55,40%) thu từ dầu thô và thu viện trợ, thu hải quan (chiếm 19,62%) và thu từ dầu thô (23,79%) chiếm tỷ trọng thấp hơn rất nhiều so với thu nội địa.

+Xét theo thời gian : năm 2007 tỷ trọng thu hải quan là 19,62% xếp vào loại trung bình so với các năm 2001-2007, thấp hơn nhiều so với 3 năm 2001- 2003, nhưng cao hơn chút ít so với 3 năm 2004-2006. Nên so với cả thờ kỳ 2001-2007 thì tỷ trọng thu hải quan có xu hướng giảm dần.Tỷ trọng thu từ dầu thô giảm so với các năm trước, với tỷ trọng gần như thấp nhất so với các năm về trước, giảm 20% so với năm 2006.Tỷ trọng thu nội địa tăng lên so với các năm trước. Cụ thể năm 2007 tỷ trọng thu nội địa là 55,40% cao nhất trong thời kỳ 2001-2007, tăng 10% so với năm 2002(50,42%), tăng 5,8% so với năm 2006(52,05%).

- Nếu phân theo sắc thuế ta thấy tỷ trọng thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân tăng dần, tỷ trọng thuế XNK giảm dần, thuế VAT tăng dần.

Biểu đồ 2.11: Cơ cấu thu NSNN thời kỳ 2001-2007 phân theo sắc thuế

Đơn vị : %

Nguồn: Bộ Tài chính năm 2007

- Phân theo khu vực thành phần kinh tế thì thu của khu vực kinh tế nhà nước giảm dần và thu khu vực ngoài quốc doanh và thu thu khu vự DN có vốn đầu tư nước ngoài tăng.

Biểu đồ 2.12, 2.13, 2.14 : Cơ cấu thu NSNN phân theo khu vực kinh tế

Nguồn : Bộ Tài Chính năm 2007

Khi cắt giảm thuế quan thì làm hàng rào bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nước bị giảm nên các doanh nghiệp đứng trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt. Các doanh nghiệp nhà nước lâu nay vẫn được coi là “con cưng được chiều” rất kém năng động nên khi không được bảo hộ nữa sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Do vậy

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thuế xuất nhập khẩu đến thu ngân sách nhà nước việt nam thời kỳ hậu WTO và các giải pháp tăng trưởng bền vững thu ngân sách nhà nước (Trang 43)