Ảnh hưởng cắt giảm thuế theo WTO được đặt trong tổng thể cắt giảm thuế theo khu vực ASEAN và Trung Quốc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thuế xuất nhập khẩu đến thu ngân sách nhà nước việt nam thời kỳ hậu WTO và các giải pháp tăng trưởng bền vững thu ngân sách nhà nước (Trang 67)

- Về cải cách cách thức quản lý :

2.3.2. Ảnh hưởng cắt giảm thuế theo WTO được đặt trong tổng thể cắt giảm thuế theo khu vực ASEAN và Trung Quốc

giảm thuế theo khu vực ASEAN và Trung Quốc

Những con số thống kê của Vụ Quan hệ quốc tế - Bộ Tài chính năm 2007 ( xem

phụ lục số 5,6,7,8) cho thấy cam kết trong các Hiệp định khu vực, như CEPT và ACFTA là đáng lo ngại hơn so với cam kết WTO. Theo những hiệp định này, không

chỉ mức thuế suất thấp hơn hẳn so với những cam kết WTO, danh sách các mặt hàng phải giảm thuế (so với mức thuế suất MFN 2006) cũng nhiều hơn gấp đôi so với thoả thuận WTO ( xấp xỉ 70% số dòng thuế sẽ phải cắt giảm).

Những lo ngại trên càng có cơ sở, khi xét về tỷ trọng thương mại nhất là đối với trường hợp Trung Quốc, ASEAN là bạn hàng lớn và ổn định, luôn chiếm xấp xỉ ¼ tổng kim ngạch nhập khẩu của ta, trong đó xấp xỉ ½ kim ngạch NK này sẽ thuộc diện xét ưu đãi thuế (theo cơ cấu nhập khẩu năm 2005) sẽ thuộc diện xét giảm thuế theo cam kết cuối cùng(ASEAN- Trung Quốc) (Xem phụ lục số 8- Tỷ trọng các mặt hàng nhập khẩu từ ASEAN và Trung Quốc ). Với tốc độ tăng thị phần như trong giai đoạn vừa qua (chưa có cam kết) thì Trung Quốc sẽ là đối thủ cạnh tranh đáng kể của Việt Nam.

Tuy nhiên trên thực tế nền kinh tế Việt Nam đã thành công trên 3 cuộc tập dượt. Cụ thể từ 1.7.2003, Việt Nam bắt đầu phải thực hiện các cam kết cắt giảm thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước ASEAN theo AFTA. Kể từ ngày 1-1-2006, Việt Nam phải thực hiện tất cả các cam kết trong AFTA. Ngoài ra thực hiện cam kết giảm thuế xuất nhập khẩu giữa ASEAN- Trung Quốc nhằm thực hiện ACFTA, Việt Nam đã phải cắt bỏ thuế quan đối với mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Khi thực hiện các cam kết trên,nhiều người cho rằng hàng hoá của các nước khu vực hoặc các nhà đầu tư ngoài khu vực đầu tư trong các nước khu vực sẽ đổ bộ vào Việt Nam. Thực tế cho thấy sự tác động có xảy ra như hàng điện tử, điện máy… trên thị trường phong phú hơn, rẻ hơn, nhưng sản xuất trong nước vẫn ổn định và bảo đảm tăng trưởng nên số thu nội địa vẫn tăng trưởng.

Tóm lại nếu nhìn một cách tổng thể thì việc cắt giảm thuế quan theo gia nhập WTO không ảnh hưởng nhiều đến thu NSNN như các cam kết theo Hiệp định chung ASEAN ( CEPT) và cam kết ASEAN – Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thuế xuất nhập khẩu đến thu ngân sách nhà nước việt nam thời kỳ hậu WTO và các giải pháp tăng trưởng bền vững thu ngân sách nhà nước (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w