Cải cách hệ thống thuế ban hành một số sắc thuế mới theo hướng đảm bảo tính ổn định và hiệu quả, có khả năng thích ứng với khủng khoảng và

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thuế xuất nhập khẩu đến thu ngân sách nhà nước việt nam thời kỳ hậu WTO và các giải pháp tăng trưởng bền vững thu ngân sách nhà nước (Trang 107)

- Việt Nam gia nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường thế giới như tham gia vào ASEAN, APEC, đặc biệt là trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương

3.4.2. Cải cách hệ thống thuế ban hành một số sắc thuế mới theo hướng đảm bảo tính ổn định và hiệu quả, có khả năng thích ứng với khủng khoảng và

đảm bảo tính ổn định và hiệu quả, có khả năng thích ứng với khủng khoảng và biến động lớn trong nền kinh tế của thu NSNN

Để thu NSNN ổn đinh và hiệu quả có khả năng thích ứng với khủng hoảng và biến động lớn trong nền kinh tế trước hết cần coi thu nội địa là nguồn thu quan trọng nhất trong cơ cấu thu NSNN. Nên cần xây dựng một chính sách thuế nội địa thống nhất cho tất cả các loại hình doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế không phân biệt DN trong nước hay DN có vốn đầu tư nước ngoài. Điều đó đòi hỏi phải rà soát, sửa đổi và hoàn chỉnh nội dung hệ thống chính sách thuế, của từng sắc thuế: VAT, thuế TNDN, thuế TTĐB, thuế thu nhập cá nhân, cần xác định rõ mục tiêu cơ bản cần đạt được của từng sắc thuế để có giải pháp thích hợp. Cụ thể như sau:

* Trong thời gian đầu trong lộ trình vẫn đề cao vai trò của các loại thuế nội địa, đặc biệt là thuế tiêu dùng

- Tăng nguồn thu từ VAT và đảm bảo hiệu quả của sắc thuế này: Nhìn chung hiện nay các nước đang phát triển cũng như Việt Nam thuế gián thu mà đặc biệt là thuế VAT vẫn chiếm một tỷ lệ khá lớn trong thu NSNN. Nên trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới chúng ta vẫn phải coi VAT là một nguồn thu quan trọng. Do vây cần phải cải cách cách thu VAT như thế nào cho hiệu quả. Cụ thể:

+Cần điều chỉnh đối tượng chịu thuế với tất cả hàng hoá dịch vụ ( kể cả những hàng hoá là đối tượng thuế TTĐB), mở rộng đối tượng chịu thuế ( như với hoạt động chuyển nhượng tài sản vô hình, mua bán bất động sản…).

+ Đơn giản hoá thuế suất theo các nguyên tắc của WTO. Đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ và những dịch vụ hoạt động kinh doanh khó thực hiện thu và quản lý bằng chính sách thuế VAT thì có thể áp dụng thu thuế doanh thu

hoặc thuế bán hàng tính trên tỉ lệ % tổng doanh thu. Cần xem xét xoá bỏ những ưu đãi miễn giảm thuế VAT.

Từ đó đảm bảo VAT là một trong những sắc thuế quan trọng của hệ thống thuế, thực sự là một công cụ có hiệu lực trong việc huy động tối đa nguồn tài chính cho ngân sách.

- Tăng nguồn thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt : Đối với các nước đang phát triển và Việt Nam thì phạm vi áp dụng đối với thuế TTĐB là các hàng hoá xa xỉ phẩm, các hàng hoá có hại cho sức khoẻ và môi trường. Nên danh mục các mặt hàng chịu thuế TTĐB không nhiều và không có độ co giãn về cầu. Do vậy các mặt hàng này nhìn chung không ảnh hưởng đến đại đa số người tiêu dùng. Vì thế khi tăng nguồn thu từ thuế TTĐB sẽ không ảnh hưởng đến tiêu dùng người dân và có thể tăng thu cho NSNN. Nên tăng nguồn thu từ thuế TTĐB là biện pháp hiệu quả. Cụ thể:

+ Trước hết cần xoá bỏ phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu để đảm bảo tuân thủ nguyên tắc của WTO. Mức thuế TTĐB cũng cần được điều chỉnh dần cho thích hợp với các cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam với WTO.

+ Đơn giản hoá và giảm bớt số lượng thuế suất thuế TTĐB, áp dụng mức thuế suất thống nhất giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước, áp dụng mức thuế suất như nhau giữa các nước láng giềng do áp lực buôn lậu hàng hoá xuyên biên giới, chuyển áp dụng mức thuế suất thuế TTĐB theo tỷ lệ sang áp dụng mức thuế tuyệt đối chủ yếu nhằm hạn chế các hiện tượng trốn thuế.

+ Một mặt điểu chỉnh đối tượng chịu thuế TTĐB vẫn phải tính thuế VAT, một mặt xem xét mở rộng đối tượng chịu thuế TTĐB, các mặt hàng chịu thuế TTĐB để làm cơ sở thực hiện nguyên tắc chỉ bảo hộ qua thuế quan.

* Cải cách chính sách thuế thu nhập

- Phải coi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là nguồn thu chính trong thu NSNN từ thuế. Do vậy :

+ Cần duy trì một số thuế suất hợp lý, mang tính ổn định lâu dài với cá quy định đơn giản và rõ ràng. Chính sách thuế TNDN cần phải thể hiện nội dung của các hiệp định, tránh đánh thuế trùng, các Hiệp định của các tổ chức khu vực và quốc tế mà Việt

Nam tham gia, đồng thời phải hạn chế việc trốn tránh thuế của các công ty đa quốc gia, đặc biệt là vấn đề chuyển giá.

+ Cần giảm dần các hình thức ưu tiên, ưu đãi, miễn giảm thuế TNDN, cần có sự tính toán và có chon lọc các hình thức này để vừa khuyến khích đầu tư, vừa không làm sụt giảm thu NSNN.

- Đối với thuế thu nhập cá nhân( TNCN):

Thuế thu nhập cá nhân cần sớm được ban hành để thay thế thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và được áp dụng chung cho cả người Việt Nam và người nước ngoài để thực hiện đúng các nguyên tắc của WTO. Mở rộng cơ sở tính thuế, giảm thuế suất biên cao nhất và giảm bớt các khoản được miễn trừ thuế thu nhập cá nhân, mở rộng diện đánh thuế cho cả thu nhập từ cổ tức, từ cho vay vốn, chuyển quyền sử dụng đất.

Cần hạ thấp và đơn giản hoá các mức thuế suất để đáp ứng các nguyên tắc của WTO và bảo đảm quản lý thu thuế. Mức thuế suất biên thu nhập cá nhân cao hơn so với thuế suất cơ bản thuế thu nhập doanh nghiệp để tránh hiện tượng trốn thuế. Việc đơn giản hoá các mức thuế suất sẽ giúp cho việc quản lý đơn giản hơn và số thu thuế tăng lên do hạn chế được các hiện tượng gian lận. Đồng thời quy định này giúp cho chính sách thuế trở nên minh bạch hơn, loại bỏ các rào cản nhằm tăng đầu tư đối với nền kinh tế.

Thực hiện nguyên tắc đánh thuế thu nhập theo nguồn phát sinh thu nhập sẽ cho phép Việt Nam đánh thuế vào các khoản lợi nhuận một cách hiệu quả hơn. Từ đó có thể đánh thuế với mức khá cao vào các khoản thu nhập từ cổ tức hoặc từ bản quyền chuyển ra nước ngoài với mục đích để Việt Nam có thể được thụ hưởng một phần giá trị của các khoản đầu tư hoặc sở hữu trí tuệ của người nước ngoài.

Ở Việt Nam thu nhập của người dân chưa cao vì vậy khi đánh thuế này cũng cần xét đến hoàn cảnh của người nộp thuế để tạo ra sự công bằng và hiệu quả.

* Tiếp tục ban hành thêm một số sắc thuế góp phần tăng thu cho NSNN.

Cần rà soát lại tất cả các sắc thuế khác cũng như các loại phí có liên quan tới quá trình hội nhập, những gì cần xây dựng thành luật thì nhanh chóng xây dựng và ban hành luật, những vấn đề gì cần sửa đổi bổ sung cũng cần khẩn trưởng tiến hành,

những loại thuế, phí không phù hợp cần xem xét để xoá bỏ.Chẳng hạn trong thời gian tới cần tiếp tục ban hành và hoàn thiện thêm các sắc thuế mới như thuế tài sản, thuế môi trường, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế sử dụng đất,…

* Bớt nhấn mạnh mục tiêu tái phân phối thu nhập, tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng nguồn thu

Trong giai đoạn hiện nay khi quá trình cắt giảm thuế làm suy giảm nguồn thu NSNN thì mục tiêu đặt ra phải tăng thu NSNN bền vững trong dài hạn. Vì vậy cần bớt nhấn mạnh mục tiêu phân phối thu nhập mà phải tập trung vào tăng trưởng kinh tế. Vì tăng trưởng kinh tế là yếu tố rất quan trọng tạo nên sự bền vững trong dài hạn của thu NSNN.

3.4.3. Bảo hộ có trọng điểm và có thời hạn dối với nền sản xuất trongnước theo hướng tăng cường xuất nhập khẩu, tăng năng lực cạnh tranh của các

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thuế xuất nhập khẩu đến thu ngân sách nhà nước việt nam thời kỳ hậu WTO và các giải pháp tăng trưởng bền vững thu ngân sách nhà nước (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w