Ảnh hưởng tích cực và không tích cực

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thuế xuất nhập khẩu đến thu ngân sách nhà nước việt nam thời kỳ hậu WTO và các giải pháp tăng trưởng bền vững thu ngân sách nhà nước (Trang 41)

ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ XUẤTNHẬP KHẨU ĐẾN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỜI KỲ HẬU WTO

2.3.1. Ảnh hưởng tích cực và không tích cực

2.3.1.1. Ảnh hưởng tích cực

* Cắt giảm thuế nhập khẩu làm gia tăng kim ngạch nhập khẩu nên làm tăng thu ngân sách

-Khi cắt giảm thuế nhập khẩu thì giá các mặt hàng nhập khẩu giảm nên theo quy luật cung cầu thì cầu về hàng hoá nhập khẩu tăng lên do vậy kim ngạch nhập khẩu tăng. Có tới 1.812 dòng thuế (trong biểu thuế nhập khẩu) được cắt giảm từ ngày 11/12007, với mức cắt giảm bình quân 44% so với trước. Ngoài ra Chính phủ ban hành biểu khung thuế nhập khẩu ưu đãi mới có lợi cho các nhà nhập khẩu.

Thực tế cho thấy kim ngạch nhập khẩu hàng hoá năm 2007 đạt khoảng 60.800 triệu USD, cao nhất so với kim ngạch nhập khẩu các năm 2001-2007, tăng 35,5% so với năm 2006.

Biểu đồ 2.3: Kim ngạch nhập khẩu thời kỳ 2001-2007

Nguồn: Bộ Thương Mại năm 2007

Tốc độ này là mức tăng kỷ lục trong 7 năm qua, cao hơn khá nhiều so với tốc độ tăng các năm giai đoạn 2001-2007( năm 2001:3,7%, năm 2002: 21,8%, năm 2003: 27,9%, năm 2004: 26,7%, năm 2005: 15,25%, năm 2006: 21,7%).

Đặc biệt đáng lưu ý là kim ngạch một số mặt hàng nhập khẩu có thuế suất cao đều tăng trên dưới 50% so với năm 2006, đó là: nhóm mặt hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng kim ngạch nhập khẩu đã đạt gần 10,4 tỷ USD, tăng 56,5%. Sắt thép bao gồm cả phôi thép có khối lượng nhập đạt 7,7 triệu tấn, tương ứng với gần 4,9 tỷ USD, tăng 66,2% ; dầu mỡ động, thực vật kim ngạch nhập đạt 473 triệu USD, tăng 84,3%, xe máy đạt 722 triệu USD, tăng 70%, phân bón có khối lượng nhập là đạt trên 3,7 triệu tấn tương ứng gần 1 tỷ USD tăng 44,9%,…

Chính vì vậy mặc dù thuế suất nhập khẩu giảm, nhưng vì kim ngạch nhập khẩu tăng do vậy mà số thu từ thuế xuất nhập khẩu, thuế TTĐB và thuế GTGT hàng nhập khẩu vẫn tăng tương ứng với phần tăng nhập khẩu này. Do vậy mà số thu này sẽ bù đắp việc giảm sút từ thuế suất nên nguồn thu hải quan năm 2007 vẫn tăng lên.Quy mô và tốc độ thu thuế hải quan vẫn tăng lên so với giai đoạn 2001-2006.

Bảng 2.9: Số thu thuế hải quan thời kỳ 2001-2007

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 DT07 2007 Thu hải quan 22.949 31.571 33.845 34.913 38.000 42.900 55.400 56.500

Trong đó: Thuế XNK & TTĐB hàng NK 17.458 21.915 21.374 21.614 23.645 26.296 23.800 25000 CL giá hàng NK 116 168 133 40 10 0 0 0 Thuế VAT hàng NK (cân đối) 5.375 9.488 12.338 13.259 14.354 16.604 31.600 31.500

Dựa vào bảng 2.9 ta thấy số thu hải quan năm 2007 vẫn tăng lên và cao nhất so với các năm về trước, vượt dự toán gần 2% (1100 tỷ USD). Tuy nhiên trong nội bộ thu hải quan thì số thu thuế XNK và TTĐB hàng nhập khẩu (mà chủ yếu là thuế nhập khẩu) giảm đi đáng kể so với năm 2006 (giảm đi gần 5% so với năm 2006) mặc dù vẫn cao hơn với các năm về trước. Nhưng thuế VAT hàng nhập khẩu là 31.500 tỷ đồng tăng lên rất mạnh, cao nhất so với các năm về trước , gần gấp đôi so với năm 2006 bù đắp sự giảm sút của thuế XNK nên số thu hải quan vẫn tăng. Do vậy tốc độ tăng thu hải quan vẫn vào vị trí gần như cao nhất so với các năm về trước, chỉ thấp hơn so với năm 2002, gấp gần 2,5 lần so với năm 2006.

Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng thu hải quan thời kỳ 2001-2007

Đơn vị : %

Nguồn: Bộ Tài chính năm 2007

* Cắt giảm thuế xuất nhập khẩu giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu, từ đó tăng thu NSNN bền vững hơn.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thuế xuất nhập khẩu đến thu ngân sách nhà nước việt nam thời kỳ hậu WTO và các giải pháp tăng trưởng bền vững thu ngân sách nhà nước (Trang 41)