Quy mô thu ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thuế xuất nhập khẩu đến thu ngân sách nhà nước việt nam thời kỳ hậu WTO và các giải pháp tăng trưởng bền vững thu ngân sách nhà nước (Trang 32)

ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ XUẤTNHẬP KHẨU ĐẾN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỜI KỲ HẬU WTO

2.2.1. Quy mô thu ngân sách nhà nước

Biểu đồ 2.1: Thu cân đối NSNN thời kỳ 2001-2007

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn : Bộ Tài Chính năm 2007

Nhìn vào Biểu đồ 2.1 về quy mô thu ngân sách nhà nước thời kỳ 2001-2007 ta thấy:Năm 2007 quy mô ngân sách đạt 287.900 tỷ đồng vượt 2,1% so với dự toán (dự toán là 281.900 tỷ đồng). Đây là con số cao nhất so với các năm thời kỳ 2001- 2007, tăng 8,97% so với năm 2006. Tỷ lệ động viên thu NSNN/GDP là 25,2% ( vượt dự toán là 24,9%), thấp hơn so với năm 2006 (năm 2006 là 27,1%), ở mức trung bình so với các năm trước( năm 2001: 21,6%, năm 2002: 21,5%, năm 2003: 22,8%, năm 2004: 26,7%, năm 2005: 25,9%).

Quy mô thu cân đối NSNN năm 2007 tăng nhưng tăng không mạnh.

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng của thu cân đối NSNN thời kỳ 2001-2007

Nguồn : Bộ Tài chính năm 2008

Nhìn vào biểu đồ 2.2, ta thấy tốc độ tăng thu NSNN năm 2007 là 8,95% giảm sút mạnh so với năm 2006 ( (giảm 58,8%) thấp nhất với các năm thời kỳ 2001-2007( chỉ bằng xấp xỉ 1/3 so với năm cao nhất là năm 2004 với 25,39% ). Điều này cho thấy việc cắt giảm cắt giảm thuế sau gia nhập WTO đã bắt đầu làm giảm tốc độ tăng của thu NSNN mặc dù quy mô vẫn tăng.

2.2.1.1. Phân theo thu nội địa và thu ngoài nước

Bảng 2.5: Thu cân đối ngân sách nhà nước thời kỳ 2001-2007 (Phân theo thu nội địa và thu ngoài nước)

Đơn vị:Tỷ đồng

Nội dung 2001 2002 2003 2004 2005 2006 DT2007 2007

Thu cân đối NSNN 103.888 121.716 152.272 190.929 217.080 264.260 281.900 287.900

Tỷ lệ động viên thu

NSNN/GDP(%) 21,6 22,7 24,8 26,7 25,9 27,1 22,3 25,2

I. Thu nội địa 52.647 61.375 78.685 104.577 115.205 137.539 151.800 159.500

Trong đó:

1. Thu từ KV QD 23.149 25.066 28.748 32.177 38.906 46.119 53.954 53.963 2. Thu từ KV NQD 6.723 7.764 10.361 13.261 16.928 21.880 27.667 30.508 3. Thu từ KV ĐTNN 5.702 7.276 9.942 15.109 19.081 24.218 31.041 30.378

II. Thu hải quan 22.949 31.571 33.845 34.913 38.000 42.900 55.400 56.500III. Thu từ dầu thô 26.281 26.510 36.773 48.562 61.533 80.085 71.700 68.500 III. Thu từ dầu thô 26.281 26.510 36.773 48.562 61.533 80.085 71.700 68.500 IV. Thu viện trợ 2.011 2.250 2.969 2.877 2.342 3.618 3.000 3.400

Nguồn : Bộ Tài chính năm 2007

* Thu nội địa: Dự toán 151.800 tỷ đồng, ước cả năm đạt 159.500 tỷ đồng, vượt 5,1% (7.700 tỷ đồng) so dự toán, tăng 21,4% so với ước thực hiện năm 2006 cao nhất so với các năm thời kỳ 2001-2007. Trong đó:

- Kinh tế quốc doanh: Năm 2007 đang trong quá trình sắp xếp lại và cổ phần hoá mạnh mẽ, nhưng vẫn tiếp tục khẳng định được vai trò quan trọng trong nền kinh tế nói chung và thu NSNN nói riêng. Theo đánh giá sơ bộ của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước thì kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên trong năm 2007 nhìn chung là khả quan, trong đó số kinh doanh có lãi chiếm khoảng 94% tổng số doanh nghiệp, số kinh doanh hoà vốn chiếm khoảng 4 - 4,5%, số kinh doanh thua lỗ chỉ chiếm khoảng 1 - 1,5%. Thu nộp NSNN từ khu vực ước đạt 53.963 tỷ đồng (chiếm 33,8% thu nội địa), bằng dự toán, tăng 17,0% so với thực hiện năm 2006, so với các năm thời kỳ 2001-2007 thì con số này tăng khá mạnh ( cụ thể so với các năm như sau: năm 2001 gấp 2,33 lần; năm 2002 gấp 2,15 lần; năm 2003 gấp 1,88 lần; năm 2004 gấp 1,68 lần; năm 2005 gấp 1,39 lần).

Hạn chế hiện nay của nhiều DNNN là năng suất lao động còn thấp, sức canh tranh yếu, chưa khai thác và phát huy hết những lợi thế so sánh; một số sản phẩm quan trọng trong công nghiệp (sản xuất và cung ứng điện, gas...) chưa đáp ứng được yêu cầu, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của một số lĩnh vực trong nền kinh tế.

- Kinh tế ngoài quốc doanh: Năm 2007 duy trì đà phát triển khá so với năm 2006, trong đó: giá trị sản lượng công nghiệp ước tăng 20,9%; vốn đầu tư ước tăng 24,8%, chiếm 40,7% tổng vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội. Qua đó đóng góp thu NSNN năm 2007 ước đạt 30.508 tỷ đồng, vượt 10,3% (2.841 tỷ đồng) so dự toán, tăng 39,4% so với thực hiện năm 2006. So với các năm 2001-2005 thì con số này tăng vọt.

Trong năm 2007 đã có khoảng 54 nghìn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với số vốn đăng ký khoảng 470 nghìn tỷ đồng; và có khoảng 871 hợp tác xã được thành lập mới, nâng tổng số hợp tác xã hiện có đạt xấp xỉ 17.880 đơn vị. Đồng thời, khu vực kinh tế này còn nhận được bổ sung quan trọng về nguồn lực và công nghệ từ các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hoá không thuộc diện Nhà nước nắm cổ phần chi phối. Mặc dù đã có sự phát triển khá nhanh về số lượng, song phần đông doanh

nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô sản xuất nhỏ bé, công nghệ sản xuất lạc hậu, nên khả năng cạnh tranh yếu; bên cạnh đó công tác quản lý nhà nước phục vụ phát triển doanh nghiệp ở một số địa phương làm chưa tốt, chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển của doanh nghiệp.

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: Năm 2007 tiếp tục thu hút được một lượng lớn vốn FDI, trong đó vốn đăng ký cấp mới và đăng ký bổ sung ước đạt 20,3 tỷ USD, tăng 69,3% so với năm 2006. Một số ngành sản xuất kinh doanh lớn trong khu vực (sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy,...) trong năm 2006 gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ, sang năm 2007 đã cơ bản phục hồi được sản xuất, song mức tăng trưởng chưa được như dự kiến. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp FDI sau một thời gian hoạt động có kết quả sản xuất - kinh doanh không được khả quan, phải cơ cấu lại hoặc phải chuyển đổi hình thực từ công ty tránh nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần để thu hút thêm vốn, đã ảnh hưởng đến số thu nộp NSNN; trong khi đó, số doanh nghiệp mới được cấp phép đi vào hoạt động vẫn đang trong thời gian được miễn giảm thuế theo quy định. Do đó, số thu NSNN từ khu vực này cả năm ước đạt 30.378 tỷ đồng, tuy tăng 25,5% so với năm 2006, nhưng chỉ bằng 97,9% (giảm 663 tỷ đồng) so với dự toán được giao. Tuy nhiên so với các năm 2001-2007 thì số thu của khu vực tăng khá mạnh.

* Thu từ dầu thô: Dự toán 71.700 tỷ đồng. Đánh giá cả năm, về sản lượng dầu thô thanh toán ước đạt 15,57 triệu tấn, giảm 1,93 triệu tấn so với dự toán, làm giảm thu NSNN khoảng 5.500 tỷ đồng. Về giá dầu thanh toán, dự kiến giá dầu Việt Nam thanh toán bình quân cả năm ước đạt 490,6 USD/tấn (64 USD/thùng), tăng 14,8 USD/tấn (2 USD/thùng) so với giá xây dựng dự toán, tăng thu cho NSNN khoảng 2.300 tỷ đồng. Bù trừ yếu tố tăng giảm, thu NSNN từ dầu thô cả năm ước đạt 68.500 tỷ đồng, bằng 95,5% dự toán (giảm 3.200 tỷ đồng), giảm 15,5% (gần 11.600 tỷ đồng) so với năm 2006 nhưng vẫn cao hơn so với các năm giai đoạn 2001-2007.

* Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu (thu hải quan) : Dự toán 55.400 tỷ đồng, trên cơ sở dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 69.900 tỷ đồng, hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) 4.500 tỷ đồng; ước cả năm đạt 56.500 tỷ đồng,

tăng 2% (1.100 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 31,7% so với thực hiện năm 2006, trên cơ sở tổng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 74.000 tỷ đồng (vượt 4.100 tỷ đồng so với dự toán), hoàn thuế VAT theo chế độ 17.500 tỷ đồng (vượt 3.000 tỷ đồng so với dự toán, phù hợp với mức tăng kim ngạch xuất khẩu). Mức thu từ hoạt động xuất nhập khẩu này lớn nhất so với các năm giai đoạn 2001-2007.

Thực hiện cam kết thành viên của WTO kế từ đầu năm 2007 Chính phủ đã thực hiện điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với 26 nhóm hàng, gồm 1.812 dòng hàng, chiếm 17% biểu thuế đã cam kết. Quá trình điều hành, để kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường, hạn chế tác động tiêu cực của biến động giá cả tới sự phát triển của nền kinh tế, Chính phủ tiếp tục điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với 18 nhóm mặt hàng (xăng dầu, sắt thép, thực phẩm, sữa, ô tô...), ước tính làm giảm thu NSNN khoảng 3.000 tỷ đồng.

Nhờ sự chuẩn bị từ khâu xây dựng dự toán và chủ động trong quá trình điều hành, kết hợp với kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh, nên ảnh hưởng của việc điều chỉnh thuế đến kết quả thu NSNN từ xuất nhập khẩu năm 2007 đã được hạn chế tối đa. Bên canh đó, ngành Hải qian cũng đã tăng cường các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại; hoàn thiện quy trình kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá hàng nhập khẩu, đồng thời xây dựng danh mục dữ liệu giá và đưa ra các mức giá chuẩn để tập trung quản lý mặt hàng nhạy cảm có khả năng gian lận thương mại cao nhằm chống chuyển giá, trốn thuế qua giá; đẩy mạnh công tác kiểm tra sau thông quan; duy trì hoạt động đối thoại thường xuyên với các doanh nghiệp để giải đáp kịp thời các vướng mắc; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, giảm thời gian và chi phí.

* Thu viện trợ không hoàn lại: Dự toán 3.000 tỷ đồng, ước cả năm đạt 3.400 tỷ đồng, tăng 13,3% (400 tỷ đồng) so dự toán.

2.2.1.2.Phân theo sắc thuế

Bảng 2.6 : Thu cân đối ngân sách nhà nước thời kỳ 2001-2007 ( phân theo sắc thuế)

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 DT 07 2007

Thu cân đối

NSNN 103.888 121.716 152.272 190.929 217.080 264.260 281.900 287.900Thuế TNDN 33.298 36.826 47.410 56.987 71.738 91.170 98.685 103.644 Thuế TNDN 33.298 36.826 47.410 56.987 71.738 91.170 98.685 103.644 Thuế TN đối với người có TN cao 1.831 2.058 2.951 3.521 4.238 6.607 6.119 8.637 Thuế VAT nội địa 13.952 16.428 20.792 25.555 31.374 46.818 50.875 54.870 Thuế TTĐB nội địa 6.229 7.272 3.851 12.773 15.702 20.084 21.035 23.032 Thuế XNK, TTĐB hàng NK 17.458 21.915 22.374 21.614 23.645 26.296 23.800 25.000 Thuế VAT hàng NK ( cân đối ) 5.375 9.488 12.338 13.259 14.354 16.604 31.600 31.500 Thu khác 25.745 27.729 42.556 57.220 56.029 56.681 49.786 41.217

Nguồn: Bộ Tài chính năm 2007

Trong năm qua nhờ cải cách hệ thống thuế sau khi gia nhập WTO nên kết quả thu cân đối NSNN đã đạt nhiều kết quả đáng kể. Ta có thể khảo sát một số sắc thuế quan trọng sau ( bảng 2.6):

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) : Trong năm 2007 tăng vọt đạt khoảng 103.644 tỷ đồng, vượt dự toán 5%( 4.959 tỷ đồng), tăng 13,7% so với năm 2006(12.474 tỷ đồng ), gần gấp đôi so với năm 2004, cao nhất so với các năm thời kỳ 2001-2007. Điều này thể hiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng cao, và hiệu quả trong việc quản lý thuế của các các cơ quan thuế.

Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao: Trong năm 2007 đạt 8.637 tỷ đồng tăng rất mạnh, tăng 12% so với dự toán ( dự toán là 6.119 tỷ đồng), tăng 30,7 % so với năm 2006, cao nhất so với các năm 2001-2007.Con số này thể hiện thu nhập người dân ngày càng cao nên đối tượng thu nhập chịu thuế tăng, đồng thời thể hiện nỗ lực của Nhà nước và các cơ quan thuế trong việc quản lý đối tượng nộp thuế.

Thuế giá trị gia tăng nội địa: Năm 2007 đạt 54.870 tỷ đồng, vượt dự toán 7,85%, tăng 17,2% so với năm 2006, cao nhất so với các năm thời kỳ 2001-2007.

Điều này thể hiện sau một năm gia nhập WTO nền sản xuất trong nước ngày càng mở rộng nên doanh thu các doanh nghiệp ngày càng tăng nên thuế VAT nội địa tăng tương ứng.

Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu tăng rất mạnh. Năm 2007 thuế VAT hàng hoá nhập khẩu khi chưa hoàn thuế VAT là 49.000 vượt dự toán 6,3%, tuy nhiên số hoàn thuế VAT và kinh phí quản lý thuế là 17.500 tăng so với dự toán là 3000 tỷ đồng ( dự toán là 14.500 tỷ đồng ) nên làm cho số thu cân đối VAT hàng nhập khẩu là 31.500 giảm nhẹ 0,3% do với dự toán, nhưng vẫn tăng 89,7% so với năm 2006, cao nhất so các năm 2001-2007. Nguyên nhân là do việc cắt giảm thuế đã tác động làm tăng kim ngạch nhập khẩu nên số thu thuế VAT hàng nhập khẩu tăng mạnh.

Thuế XNK và TTĐB hàng nhập khẩu ( trong đó chủ yếu là thuế nhập khẩu) đạt 25.000 tỷ đồng, tăng so với dự toán 5%( dự toán là 23.800 tỷ đồng) giảm nhẹ so với năm 2006 ( giảm gần 5%), tuy nhiên vẫn cao hơn so với các năm giai đoạn 2001-2005. Nguyên nhân là do việc cắt giảm thuế suất XNK theo WTO nên làm suy giảm nguồn thu thuế XNK nhưng lại được bù đắp do kim ngạch NK tăng nên thuế XNK chỉ giảm nhẹ.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thuế xuất nhập khẩu đến thu ngân sách nhà nước việt nam thời kỳ hậu WTO và các giải pháp tăng trưởng bền vững thu ngân sách nhà nước (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w