- Việt Nam gia nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường thế giới như tham gia vào ASEAN, APEC, đặc biệt là trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương
3.2.1. Quy mô thu NSNN
3.2.1.1. Xét trong những năm đầu lộ trình nguồn thu NSNN không bị ảnh hưởng nhiều và có tác động tích cực hơn là tiêu cực
Theo tình hình thực tế thu ngân sách của năm 2007 ta thấy trước mắt khi mới bước vào WTO được một năm ngân sách nhà nước không bị hẫng hụt về nguồn thu và một số năm tiếp theo cũng vậy. Bởi vì:
Trong lộ trình tham gia hội nhập, Việt Nam cắt giảm thuế một cách có kế hoạch và được thực hiện dần từng bước. Theo dõi ở phụ lục số 1 ta thấy, trong năm đầu tiên thì các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản ( cụ thể như thịt bò, thịt lợn, sữa nguyên liêu, sữa thành phẩm, rượu ), xi măng. sắt thép, ôtô, xe máy vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định được giữ nguyên thuế suất khi gia nhập. Ngoài ra ta còn được mức thuế trần cao hơn mức đang áp dụng đối với nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hóa chất, phương tiện vận tải, vật liệu xây dưng. Do vậy ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách sẽ bù trừ nhau nên thu từ hoạt động xuất nhập khẩu sẽ không bị giảm mà còn tăng lên. Chính vì mới bước vào lộ trình mà việc tác động tới các doanh nghiệp trong nước còn chưa rõ nên nguồn thu nội địa cũng không bị ảnh hưởng. Do vậy thu ngân sách nhà nước cũng không bị thiếu hụt.
3.2.1.2. Xét ở thời điểm cuối lộ trình thu ngân sách bị ảnh hưởng mạnh hơn, đó là sự đánh đổ giữa cái được và cái mất
Việc cắt giảm thuế XNK ở cuối lộ trình có thể làm sụt giảm số thu thuế XNK nhưng chưa hẳn đã làm suy giảm tổng thu NSNN. Bởi vì:
- Tổng thu từ thuế nhập khẩu chỉ chiếm 9% tổng thu ngân sách. Kim ngạch nhập khẩu thực tế chịu ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế chỉ chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm. Việc giảm thuế lại được thực hiện theo lộ trình 5 năm nên theo ước tính sơ bộ thu từ thuế NK sẽ chỉ giảm chưa đầy 1% tổng thu ngân sách. Việc giảm thuế lại chủ yếu áp dụng đối với mặt hàng đang phải chịu thuế, đặc biệt là những mặt hàng có thuế suất trên 20% sẽ khiến thương mại chính thức tăng lên, giảm bớt được gian lận thương mại, số thu cũng sẽ tăng lên. Ảnh hưởng ta có thể thấy rõ nhất từ việc cắt giảm thuế đó là kim ngạch nhập khẩu ngày càng tăng do giá mặt hàng nhập khẩu giảm và nhu cầu mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp. Dự báo nhập khẩu tăng mỗi năm là trên 30%/ năm. Do đó sẽ tăng số thu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT hàng nhập khẩu. Do vậy sẽ bù đắp được phần sụt giảm của thuế xuất nhập khẩu tương ứng với việc cắt giảm thuế suất thuế quan.
- Việc cắt giảm thuế quan ngày càng sâu rộng ở thời điểm cuối lộ trình giúp cho các ngành sản xuất sẽ được hưởng giá đầu vào rẻ hơn, cải thiện được năng lực cạnh tranh thông qua giảm chi phí sản xuất. Thêm nữa, thời gian đến cuối lộ trình cũng không phải là thời gian ngắn, vẫn đủ để các DN tự đổi mới mình, thay đổi phương thức quản lý, đầu tư theo chiều sâu, chuyển giao công nghệ, phát huy lợi thế so sánh, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm. Do vậy thu NSNN từ các ngành sản xuất, từ các doanh nghiệp trong nước sẽ tăng lên chủ yếu là thuế VAT nội địa và thuế TNDN.
- Ảnh hưởng cũng rất rõ nét khi cắt giảm thuế suất ngày càng sâu rộng vào cuối lộ trình, đó là tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế đối với hàng hoá xuất khẩu của nước ta do được hưởng quy chế tối huệ quốc thường xuyên và vô điều kiện. Hàng hoá Việt Nam vì vậy sẽ có cơ hội lớn hơn và bình đẳng hơn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế. Do điều kiện tự nhiên và chi phí lao động rẻ, Việt Nam có lợi thế trong một số ngành, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp, dệt may, da giầy. Đây là các ngành được WTO rất quan tâm và đã đề ra nhiều biện
pháp để xoá bỏ dần các rào cản thương mại. Đối với thương mại nông sản, các thành viên WTO cũng đã và đang đưa ra nhiều cam kết về cắt giảm trợ cấp, giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế quan, từ đó mang lại cơ hội lớn cho những nước xuất khẩu nông sản như Việt Nam. Thêm nữa là khi cắt giảm thuế ngày càng sâu rộng thì môi trường thể chế được cải thiện, thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào cơ sở hạ tầng, công nghiệp phụ trợ và các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu, rào cản thương mại về thuế từng bước được cắt giảm. Do đó dự báo sẽ có sự bùng nổ về xuất khẩu ở cuối lộ trình. Dự báo xuất khẩu vào cuối lộ trình tăng khoảng trên 25%, một con số khá cao. Nên tăng thu thuế từ các doanh nghiệp xuất khẩu.Ngoài ra còn có ảnh hưởng lan toả đó là khi xuất khẩu tăng thì thu ngoại tệ tăng nên Việt Nam sẽ tận dụng được cơ hội để đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành sản xuất trong nước. Từ đó tăng thu nội địa.
* Ảnh hưởng không tích cực( cái mất)
Mặc dù ngân sách không bị hụt hẫng ngay trong năm đầu thực hiện cam kết gia nhập WTO, nhưng trong tương lai cuối lộ trình tác động của việc cắt giảm thuế quan sẽ ngày càng rõ ràng, các mặt hàng trọng yếu cũng sẽ bắt đầu phải cắt giảm thì số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu có thể sẽ giảm xuống tương ứng với số thuế phải cắt giảm. Nhìn vào phụ lục số 1 ta nhận thấy vào cuối lộ trình đa số các mặt hàng đều phải cắt giảm rất mạnh ngay cả những mặt hàng mà khi mới gia nhập cam kết giữ nguyên hoặc thậm chí cao cao hơn so với thuế suất MFN 2006. Một số mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ô tô- xe máy … đều phải cắt giảm. Ví như một số mặt hàng nông sản chủ lực khi mới gia nhập giữ nguyên nhưng cuối lộ trình đều được cắt giảm đáng kể như thịt bò cuối lộ trình là 14% giảm 30% so với MFN 2006 và thuế suất khi mới gia nhập, thịt lợn cũng tương tư giảm 50% so với MFN 2006. Hay một số mặt hàng công nghiệp chủ lực như xi măng có thuế suất cuối lộ trình là 32% giảm 20% so với MFN 2006 và trước khi gia nhập, ô tô và xe máy cũng giảm tương tự một cách đáng kể.Do vậy việc cắt giảm thuế nhập khẩu ở cuối lộ trình sẽ làm giảm sút rất nhiều đến nguồn thu thuế xuất nhập khẩu.
Mặt khác nguồn thu thuế xuất nhập khẩu hiện nay đanh chiếm tỷ trọng lớn so với các nước đang phát triển trong tổng thu ngân sách ( khoảng 13% thu NSNN kể cả phí và lệ phí).Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan năm 2007 cho thấy trong số 87 ngành hàng được khảo sát đều phải giảm bảo hộ bằng cách giảm thuế. Trung bình mức bảo hộ bằng thuế hiện nay là 30,49% sẽ cắt phải xuống còn 15,3%. Chỉ tính riêng việc giảm thuế nhập khẩu theo cam kết WTO cho cả giai đoạn 5 năm kể từ khi gia nhập sẽ là 308,9 triệu USD ( trên 5000 tỷ đồng). Như vậy, bình quân trong giai đoạn này, ngân sách sẽ giảm thu khoảng 1000 tỷ đồng/ năm từ hoạt động xuất- nhập khẩu, tức giảm khoảng 10% số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, Bộ tài chính dự báo.
Bên cạnh đó dưới tác động gián tiếp của cắt giảm thuế quan, tính ổn định và bền vững của thu NSNN bị ảnh hưởng. Cụ thể:
- Trước hết đối với người sản xuất các mặt hàng hiện đang được bảo hộ, trợ cấp, hoặc cung cấp nguyên liệu thô cho các ngành công nghiệp được bảo hộ và các ngành thay thế nhập khẩu. Nhiều doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với hàng nhập khẩu chất lượng cao hơn nhưng giá thành lại hạ hơn. Mía đường là thí dụ điển hình về tác động xấu của việc cắt giảm thuế đến người nông dân trồng mía và cơ sở chế biến là cac lò thủ công và các nhà máy đường. Chăn nuôi bò sữa hoặc trồng cây nguyên liệu cho ngành giấy cũng có thể bị ảnh hưởng không tốt. Ngoài ra một số mặt hàng như ô tô, xe máy khi mới gia nhập vẫn được bảo hộ thì vào cuối lộ trình sẽ bị cạnh tranh quyết liệt với hàng nhập khẩu. Ngay cả đối với mặt hàng Việt Nam được coi là có sức cạnh tranh tương đối như dệt may, việc huy động vốn để phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu, phụ liệu cũng rất khó khăn trong khi Việt Nam phải cam kết không áp dung các hình thức hỗ trợ đầu tư theo thoả thuận song phương với Hoa Kỳ. Trước áp lực cạnh tranh này dự báo vào cuối lộ trình số thu nội địa từ các sắc thuế VAT nội địa, thuế TNDN, thuế GTGT nội địa sẽ bị giảm đáng kể.
- Áp lực cạnh tranh cũng sẽ gay gắt đối với các mặt hàng xuất khẩu do hạn chế về khả năng cạnh tranh. Một số mặt hàng có thể gia tăng số lượng xuất khẩu khi hạn ngạch được bãi bỏ, thuế nhập khẩu giảm xuống, nhưng nếu không nâng cao
được chất lượng và năng lực tiếp thị thì nguy cơ mất thị phần do các đối tác thương mại khác có năng lực cạnh tranh cao hơn có thể xảy ra. Nhóm hàng chịu áp lực cạnh tranh lớn là dệt may, da giày, điện tử. Hiện nay, đối với những mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đang có lợi thế và điều kiện tự nhiên như nông sản, thuỷ sản, khoáng sản, việc tăng xuất khẩu đang bị hạn chế mang tính cơ cấu như năng suất, diện tích canh tác, nuôi trồng, khả năng khai thác đánh bắt. Đối với một số mặt hàng có lợi thế do giá nhân công rẻ như dệt may, da giày, điện tử, Việt Nam chỉ tận dụng được ở khâu tạo ra giá trị nhỏ nhất do chủ yếu là làm gia công, lắp ráp. Như vậy, để tận dụng được cơ hội của việc gia nhập WTO, cần có những biện pháp để nâng cao giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu thông qua đầu tư cải tiến kỹ thuật, công nghệ, năng lực quản lý. Điều này cần phải có thời gian để tổ chức lại sản xuất, với thời hạn 5 năm thì chưa hẳn đã làm được.
- Khi cắt giảm thuế XNK thì Việt Nam lại phải đối phó thêm nhiều rào cản thương mại mới do các nước đặt ra. Một mặt, các nước nhập khẩu sẽ áp dụng các biện pháp bảo vệ phi hạn ngạch. Tại thị trường Mỹ, đó là Luật về Thuế quan, Hải quan, Hạn ngạch, Luật chống bán phá giá và Thuế đối kháng, Luật Tránh nhiệm sản phẩm, quy định mang tính kỹ thuật. Tại Thị trường EU, đó là những quy định về Thuế nhập khẩu, Chính sách chống bán phá giá, Thuế tiêu thụ, Thuế giá trị gia tăng, giấy phép nhập khẩu. Còn tại Nhật Bản, tuy là thị trường phi hạn ngạch nhưng đây là một thị trường khó tính luôn có những đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm, từ nguyên liệu, phụ liệu đến quy trình xuất khẩu đều phải tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn chất lượng JIS và một số điều luật tương tự trên Do vậy chúng ta “ tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa” nên trong 5 năm nữa mặt hàng xuất khẩu của chúng ta sẽ luôn phải đối với những rào cản này. Khó khăn lại đổ lên đầu các DN xuất khẩu. Nhất là khi nếu nước ta trong 5 năm nữa Việt Nam không được nhiều nước công nhận là nền kinh tế thị trường thì việc chống bán phá giá của Việt Nam sẽ bị nhiều nước quy cho.