Xuất, nhập khẩu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thuế xuất nhập khẩu đến thu ngân sách nhà nước việt nam thời kỳ hậu WTO và các giải pháp tăng trưởng bền vững thu ngân sách nhà nước (Trang 27)

ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ XUẤTNHẬP KHẨU ĐẾN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỜI KỲ HẬU WTO

2.1.2.Xuất, nhập khẩu

2.1.2.1. Quy mô xuất nhập khẩu

Năm 2007 là năm Việt Nam có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 109,2 tỷ USD, tăng 18,9% so với năm 2006. Có thể khẳng định đây là năm chúng ta có tốc độ tăng tổng mức luân chuyển hàng hoá ngoại thương cao nhất kể từ năm 2001 đến nay, cao hơn 8,4% tốc độ tăng bình quân của thời kỳ 2001-2007. Chỉ tính riêng tổng mức lưu chuyển hàng hoá ngoại thương khu vực kinh tế trong nước đã đạt 59,8 tỷ USD, chiếm 54,7 %, tăng 33,2 % so với năm 2006. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 49,4 tỷ USD, chiếm 45,3% tăng 25,2% so với năm 2006 và cao hơn 1,2% so với tốc độ tăng bình quân 7 năm thời kỳ 2001-2007. Nhập siêu của Việt Nam năm 2007 khoảng 12,43 tỷ USD (chiếm 25,68% so với tổng kim ngach XK), cao hơn nhiều so với năm 2006(12,7 %). Đây cũng là năm có số nhập siêu đột biến so các năm trong giai đoạn 2001-2007.

* Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá mạnh

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2007 ước tính đạt gần 48,4 tỷ USD, tương đương 67,8% GDP, tăng 21,5% so với năm 2006 vượt chỉ tiêu kế hoạch đạt ra 4%. Mặc dù tốc độ tăng trưởng năm qua là 21,5% thấp hơn so với 3 năm trước đây ( năm 2004:31,5%, năm 2005:21,6%, năm 2006: 23,56%) nhưng đã cao hơn 2,4% so với mức tăng trưởng bình quân của thời kỳ 2001-2007 (mức tăng trưởng bình quân thời kỳ này là 19,1%/ năm).

- Xét theo phân nhóm hàng thì ta có bảng sau:

Đơn vị: triệu USD, %

Nội dung

BQ TK

2001-2005 Thực hiện 2006 Ước thực hiện 2007

KN Tăng KN Tăng KN Tăng

Nhóm CN nặng &khoáng sản 7.547 16,8 14.000 20,7 16.000 14,2 Nhóm CN nhẹ& TTCN 8.970 21,2 16.200 25,6 21.000 29,6 Nhóm nông, lâm, thuỷ sản 5.606 13 9.626 21,85 11.400 18,43

Nguồn : Bộ Thương mại năm 2007

Dựa vào bảng 2.2 ta thấy trong năm 2007 :

Kim ngạch XK nhóm hàng CN nặng và khoáng sản có quy mô tăng rất mạnh từ 7.547 triệu USD bình quân thời kỳ 2001-2005 lên 14.000 năm 2006, tăng lên 16.000 năm 2007, nhưng tốc độ năm 2007 lại giảm 6,5 điểm % so với năm 2006, và giảm 2,6 điểm % so với BQTK 2001-2005. Chẳng hạn như dầu thô có kim ngạch XK là 8,5 tỷ USD tăng 2,6 % đóng góp vào mức tăngg xuất khẩu là 2,5%, than đá là 1 tỷ USD tăng 11,3%,…

Kim ngạch XK nhóm hàng CN nhẹ & TTCN có quy mô tăng lên đáng kể từ 8.970 triệu USD vào BQTK 2001-2005 lên 16.200 vào năm 2006 và tăng lên 21.000 triệu USD vào năm 2007; và tốc độ cũng tăng lên mạnh ( tăng 4 điểm % so với năm 2006, và tăng 8,4 điểm % so với BQTK 2001-2005). Ví dụ : dệt may có kim ngạch XK là 7,8 tỷ USD tăng 33,4% đóng góp vào mức tăng XK là 22,8%, giày dép là 4 tỷ USD tăng 10,3 %, hàng thủ công mỹ nghệ là 0,75 tỷ tăng 18,9%,…

Kim ngạch XK nhóm nông, lâm, thuỷ sản thì quy mô vẫn tăng so với BQTK 2001-2005 và năm 2006, nhưng về tốc độ lại có giảm so với năm 2006 (giảm 3,42 điểm %) mặc dù vẫn tăng so với BQTK 2001-2005 (tăng 5,43 điểm %).Ví như gạo là 1,5 tỷ USD tăng 11,8% đóng góp vào mức tăng XK là 2,1%, rau quả là 0,29 tỷ USD tăng 15,4%, gỗ và các sản phẩm gỗ là 2,4 tỷ USD tăng 22,5%,…( Tham khảo thêm ở phụ lục số 2).

* Kim ngạch nhập khẩu vượt xa dự kiến

Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá năm 2007 ước đạt 60,8 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm 2006. Tốc độ tăng này là mức kỷ lục trong 7 năm qua, cao hơn

khá nhiều so với tốc độ tăng trưởng bình quân của thời kỳ 2001-2007.Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 39,2 tỷ USD, chiếm 64,5% tổng kim ngạch và tăng 38,1% so với năm 2006. Đây là tốc độ tăng trưởng ngoạn mục nhất trong 7 năm qua của khu vực này, cao hơn 18% so với thời kỳ 2001-2007. Kim ngạch NK của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,6 tỷ USD, chiếm 35,5% tăng 31% so với năm 2006; tuy không phải là năm có mức kỷ lục, nhưng đã cao hơn so với khá nhiều năm và cao hơn mức tăng bình quân của cả thời kỳ 2001-2007.

- Xét theo nhóm hàng nhập khẩu ta có bảng sau:

Bảng 2.3: Nhập khẩu phân theo nhóm hàng thời kỳ 2001-2007

Đơn vị: Tỷ USD,%

Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007

KN Tăng KN Tăng KN Tăng KN Tăng KN Tăng KN Tăng Máy móc, thiết bị, phụ tùng 5,9 20,4 8,0 35,6 10,3 28,8 12,0 16,5 10,8 -10 18,3 69,4 Nguyên nhiên vật liệu 12,3 23 15,3 24,4 19,7 28,8 22,6 14,7 31,1 37,6 38,7 24,4 Hàng tiêu dùng 1,6 23 1,9 18,8 2 5,3 2,3 15 3 30,4 3,7 23,3

Nguồn : Bộ Thương mại năm 2007

Ta thấy quy mô nhập khẩu của các nhóm hàng năm 2007 đều lớn nhất so với giai đoạn 2001-2007, và tốc độ tăng của các nhóm hàng này đều tăng mạnh nhất so với các năm trước:

+ Nhóm hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng có quy mô là 18,3 tỷ USD có tốc độ tăng trưởng rất cao 69,4% là nhân tố chủ yếu đóng góp vào mức nhập khẩu chung ( trên 23,5%). Nguyên nhân là do khi cắt giảm thuế quan, giá các máy móc thiết bị giảm, mặt khác nhu cầu sản xuất ngày càng mở rông, đầu tư chiều sâu ngày càng đòi hỏi.

+ Các nhóm nguyên nhiên vật liệu là nhóm thứ hai có tốc độ tăng cao và đóng vai trò quan trọng vào mức tăng nhập khẩu chung của nền kinh tế. Ví dụ: Nhóm nhiên liệu - xăng dầu tăng 25,6% so với năm 2006 đóng góp vào mức tăng nhập khẩu chung là 10%, sắt thép (bao gồm cả phôi thép) có kim ngạch nhập khẩu là 4,9 tỷ tăng 66,2% so với năm 2006 và đóng góp vào mức nhập khẩu chung là 15%. (Có thể tham khảo thêm phụ lục số 3 ).

2.1.2.2. Cơ cấu xuất nhập khẩu

Bảng 2.4: Cơ cấu xuất nhập khẩu phân theo nhóm hàng thời kỳ 2001-2007

Đơn vị :% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung BQTK 2001-2005 2006 2007

I. Tổng xuất khẩu 100 100 100

1. Hàng CN năng& khoáng sản 34,0 35,1 33,1

2. Hàng CN nhẹ & TTCN 40,2 40,7 43,4

3. Hàng nông, lâm , thuỷ sản 25,8 24,2 23,5

II.Tổng nhập khẩu 100 100 100

1. Máy móc, thiết bị, phụ tùng 31,6 24,1 30,2

2.Nguyên nhiên vật liệu 79,8 69,3 63,7

3. Hàng tiêu dùng 7,0 6,7 6,1

Nguồn : Bộ Thương mại năm 2007

Dựa vào bảng 2.4 ta thấy:

*Cơ cấu xuất khẩu theo nhóm hàng có sụ chuyển dịch đúng hướng

- Tỷ trọng nhóm CN nặng & khoáng sản giảm so với năm 2006 và giai đoạn 2001-2005. Nguyên nhân là do nước ta đang hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô, muốn sử dụng chúng làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trong nước. Vì vậy nước ta đã hạn chế việc nhập khẩu những mặt hàng thuộc nhóm này. đặc biệt đối với các khoáng sản quý hiếm.

- Tỷ trọng nhóm hàng CN nhẹ và TTCN tăng mạnh so với BQTK 2001-2005 và năm 2006. Nên vai trò của công nghiệp chế biến trong tăng trưởng xuát khẩu ngày càng được khẳng định.Nguyên nhân là do sau khi gia nhập, chúng ta có thể mở rộng thị trường tiêu thụ ở các nước thành viên, mà những mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh chính là các mặt hàng thuộc nhóm này.

- Tỷ trọng nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản có xu hướng giảm so với năm 2006 và giai đoạn 2001-2005.

* Cơ cấu nhập khẩu có xu hướng dịch chuyển tích cực

- Tỷ trọng máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (30,2%) có giảm so với BQTK 2001-2005(31,6%) nhưng vẫn tăng đáng kể so với năm 2006 (24,1%).

(63,7%) tuy nhiên trong năm này thì tỷ trọng có giảm nhẹ so với năm 2006 (69,3%) và BQTK 2001-2005 (79,8%).

- Tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng nhỏ (6,1%), giảm so với năm 2006 (6.7%) và BQTK 2001-2005 (7%).

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thuế xuất nhập khẩu đến thu ngân sách nhà nước việt nam thời kỳ hậu WTO và các giải pháp tăng trưởng bền vững thu ngân sách nhà nước (Trang 27)