- Việt Nam gia nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường thế giới như tham gia vào ASEAN, APEC, đặc biệt là trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương
3.3.1. Quan điểm, phương hướng điều chỉnh cơ bản
3.3.1.1. Một số quan điểm chủ đạo
Một là, Việt Nam nên coi việc gia nhập WTO là bước cải cách tiếp theo và
chưa phải là bước cuối cùng trong tiến trình cải cách kinh tế và là tiền đề quan trọng để thực hiện một cách “thông suốt” và có hiệu quả những cải cách sâu rộng trong nước khác, do vậy, cần thực hiện một cách nghiêm túc các cam kết gia nhập WTO, nhất là thực hiện cắt giảm các rào cản thương mại và trợ cấp.
Hai là, huy động tối đa từ các nguồn hình thành cho thu NSNN một cách hợp lý và ổm định. Tính hợp lý và ổn định ở đây có nghĩa là có sự kết hợp hài hoà giữa các sắc thuế trong hệ thống chính sách thu, giữa mục tiêu ổn định nền kinh tế vị mô và ổn định tỷ lệ huy động cho NSNN. Muốn vậy lộ trình cắt giảm phải có cân nhắc, có cân đối, phải cần nuôi dưỡng nguồn thu, đặc biệt là nguồn thu nội địa, cần đưa ra hệ thống chính sách thuế đồng bộ bổ trợ các chính sách vĩ mô khác.
Ba là, về thuế quan : Việt Nam cam kết sẽ đưa ra lịch trình cắt giảm thuế quan để cùng đàm phán với các nước thành viên trên cơ sở có đi có lại, lấy thuế quan làm công cụ bảo hộ chủ yếu, cam kết giảm dần qua đàm phán và chỉ bảo hộ đối với các mặt hàng
nhạy cảm, có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế đất nước, dần dần áp dựng các biện pháp tính thuế hải quan phù hợp với Hiệp định giá tính thuế hải quan cảu WTO.
Bốn là, về phi thuế quan: Xây dựng lộ trình cắt giảm các biện pháp phi thuế gây trở ngại cho thương mại, điều chỉnh cho phù hợp với quy định của WTO. Nhưng các biện pháp này vẫn dùng để bảo hộ một số ngành một cách hợp lý, có hiệu quả, nhất là ngăn chặn sự đổ vỡ hàng loạt của những ngành yếu kém, đồng thời nâng cao năng lực những ngành non trẻ có tiềm năng phát triển trong quãng thời gian chuyển tiếp được phép (5-7 năm). Song trong bối cảnh mới, tư duy, cách thức và mức độ bảo hộ các ngành hàng cần được thay đổi bằng các cách thức hiệu quả hơn, linh hoạt hơn và “hợp thời” hơn. Từ đó tăng trưởng bền vững thu NSNN từ các ngành này.
Năm là, coi thuế là nguồn thu chủ yếu trong thu NSNN và thu nội địa là nguồn thu quan trong nhất quyết định tính bền vững cho thu NSNN. Xây dựng lộ trình cắt giảm thuế quan hợp lý, tiếp tục theo đuổi chính sách tài khóa thận trọng.
3.3.1.2. Phương hướng điều chỉnh cơ bản
Thứ nhất, để đảm bảo tối thiểu hoá tổn thất thu NSNN từ thuế nhập khẩu,
xây dựng lộ trình cắt giảm mức thuế quan thực tế hợp lý trên cơ sở tính đến lợi ích tổng thể quốc gia, với độ linh động (chênh lệch giữa mức thuế quan cam kết và thực tế) cần thiết để bảo hộ một cách hữu hiệu một số ngành hàng có thể bị tổn thương và có tiềm năng phát triển.
Thứ hai, tăng quy mô nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh ở 3 cấp độ
sản phẩm, doanh nghiệp, nền kinh tế, từ đó góp phần nâng cao tỷ lệ động viên ngân sách chiếm trong GDP đặc biệt là tỷ lệ thuế chiếm trong GDP.
Thứ ba, hoàn thiện hệ thống chính sách thuế đặc biệt là chính sách thuế
XNK để vừa phù hợp với nguyên tắc gia nhập WTO và nhằm đạt hiệu quả cao nhất giúp tăng trưởng NSNN bền vững.
Thứ tư, thực hiện cắt bỏ các hàng rào thương mại theo hướng tăng các
nguồn thu ngân sách nhà nước để bù đắp sự giảm sút có thể trong thu từ xuất nhập khẩu. Trên cơ sở các quy định của WTO và hiện trạng trong nước, điều chỉnh, chính sách trợ cấp để bảo hộ ngành một cách thích hợp và có hiệu quả giảm thiểu tác động tiêu cực có thể đối với những đối tượng dễ bị tổn thương.
Thứ năm, hiệu quả chính sách hỗ trợ xuất khẩu nói chung và công tác xúc tiến thương mại, đầu tư nói riêng cũng cần được đánh giá một cách toàn diện, tổng thể trong bối cảnh mới, qua đó có những điều chỉnh cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức này.
Thứ sáu, chuyển đổi cơ cấu thu NSNN theo hướng phù hợp với WTO theo
hướng tăng tỷ trọng thuế trực thu, giảm tỷ trọng thuế gián thu; tăng tỷ trọng thu nội địa, giảm tỷ trọng thu từ dầu thô và thuế xuất nhập khẩu
Thứ bảy, sau khi gia nhập WTO việc nhận dạng những thất bại thị trường để
đối phó và giảm thiểu chúng là rất cần thiết, Hơn thế nữa, Việt Nam cũng cần phòng tránh những “thất bại của chính phủ”, và “ thất bại của hội nhập”, những rủi ro có liên quan tới năng lực thực thi điều hành quản lý nhà nước trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.
Thứ tám, Hiện đại hoá hệ thống quản lý của ngành thuế, sắp xếp lại ngành
thuế, đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngành thuế nhằm nâng cao hiệu quả điều hành, quản lý thuế, chống nợ đọng, thất thu, trốn thuế, thông đồng, tham nhũng.