Huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thuế xuất nhập khẩu đến thu ngân sách nhà nước việt nam thời kỳ hậu WTO và các giải pháp tăng trưởng bền vững thu ngân sách nhà nước (Trang 101)

- Việt Nam gia nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường thế giới như tham gia vào ASEAN, APEC, đặc biệt là trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương

3.4.1.Huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng

hội, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế

Khi cắt giảm thuế quan đồng nghĩa với hàng rào bảo hộ bị thu hẹp, sản xuất trong nước sẽ phải đối diện với mức độ cạnh trạnh lớn từ bên ngoài. Không loại trừ khả năng sẽ có biến động ở một số ngành, nhất là các ngành mà tính linh hoạt trong chuyển đổi không cao như ngành nông nghiệp. Dù đây chủ yếu là sẽ các biến động cục bộ, nhưng vẫn đòi hỏi Chính phủ, cộng đồng các doanh nghiệp phải khẩn trương rà soát để có biện pháp chủ động đối phó như điều chỉnh cơ cấu sản xuất, đổi mới công nghệ đi đôi với các công cụ tự vệ được WTO cho phép, hoàn thiện cơ chế thu nhập và xử lý thông tin, cơ chế đánh giá cảnh báo định kỳ các tác động để chủ động hơn trong việc ứng phó với các biến động trên thị trường thế giới và nội địa.

Bởi vậy giải pháp hàng đầu là huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Trên cơ sở sản xuất kinh doanh, quy mô thương mại trong nước và xuất khẩu đều phát triển mạnh thì nguồn thu NSNN sẽ tăng nhanh và bền vững.

Do vật cần thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển; thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành, vùng nhằm phát huy lợi thế của từng vùng, từng ngành và từng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp và của cả nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cụ thể như sau :

- Đẩy mạnh việc rà soát, bãi bỏ các quy định và thủ tục không cần thiết, gây trở ngại cho các nhà đầu tư. Thúc đẩy các hoạt động xúc tiến đầu tư, huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Tăng cường huy động và giải ngân vốn ODA. Huy động các nguồn vốn kể cả FDI để đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng quy mô lớn dưới nhiều hình thức như BOT, BT, BO,... Khẩn trương chuẩn bị các điều kiện và triển khai kế hoạch đầu tư một số công trình kết cấu hạ tầng quan trọng quy mô lớn của đất nước. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động và phát triển theo cơ chế thị trường. Tiếp tục kiện toàn cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký đầy tư đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật DN, Luật đầu tư.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, phát huy lợi thế cạnh tranh,

tăng cường xuất khẩu

Sức cạnh tranh của các ngành còn yếu, hàm lượng công nghệ và tri thức chưa cao, giá trị gia tăng còn thấp, chưa đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế, chưa xây dựng được thương hiệu nổi tiếng. Bên cạnh đó, lĩnh vực thiết kế kiểu dáng cho sản phẩm là một trong những hạn chế rất lớn của các ngành, đặc biệt là ngành công nghiệp Việt Nam. Vì vậy nâng cao sức cạnh tranh của các ngành là một giải pháp cấp bách đặt ra để góp phần tăng thu NSNN một cách bền vững.

Đối với nông nghiệp:

+ Cần đánh giá đúng mức độ tác động của việc cắt giảm thuế quan đối với lĩnh vực sản xuất và tránh gây hoang mang cho nông dân. Nông nghiệp là một lĩnh

vực quan trọng và nhạy cảm đối với Việt Nam nên việc mở cửa thị trường và thực hiện cam kết cắt giảm thuế hàm chứa nhiều rủi ro như mất cân đối thu nhập, nguy cơ ôi nhiễm môi trường, mất an ninh lương thực ... Do đó, cần có những đánh giá đúng mức tác động của việc gia nhập WTO đối với sản xuất nông nghiệp. Đồng thời cũng cần tăng cường hỗ trợ thông tin theo hướng cung cấp cập nhật, chính xác thông tin về thị trường nông sản cho nông dân.

+ Điều chỉnh chính sách thương mại hàng nông sản:

• Sử dụng có hiệu quả cơ chế giải quyết tranh chấp trong các thoả thuận về nông nghiệp, luật chống bán phá, luật chống trợ cấp nhằm giúp cho Việt Nam vừa có thể nhập khẩu được một số nông sản với giá thấp, tiết kiệm ngoại tệ, lại vừa ngăn chặn nông sản nước ngoài được trợ cấp tràn vào thị trường gây ảnh hưởng tới sản xuất trong nước.

• Xây dựng cơ chế phòng chống rủi ro trong mậu dịch hàng nông sản, lương thực.

• Tuân thủ các quy định của WTO về đối tượng kiểm dịch động thực vật, tăng cường công tác kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu, cải tiến phương pháp kiểm dịch, nâng cao trình độ kiểm dịch để bảo hộ thị trường trong nước, bảo đảm môi trường trong nước và sức khoẻ người dân.

+ Điều chỉnh chính sách nông nghiệp trong nước:

Chính sách nông nghiệp của Việt Nam phải được điều chỉnh trên cơ sở phân bố hợp lý các yếu tố sản xuất, thúc đẩy các khu vực có điều kiện phát huy các yếu tố sản xuất như ruộng đất, sức lao động, tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể như sau:

• Nhanh chóng chuyển từ phát triển nông nghiệp phi truyền thống, nửa bảo hộ sang đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu nông sản, phát triển có trọng điểm những ngành sản xuất nông nghiệp có lợi thế so sánh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ phải tham gia vào cuộc cạnh tranh mà thực chất là cuộc cạnh tranh giữa nông nghiệp nhỏ và nông nghiệp lớn. Nông nghiệp truyền thống với nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp tập trung nhiều lao động với nông nghiệp có hàng lượng vốn và kỹ thuật cao. Đứng trước thực tế

khi không còn bảo hộ sản xuất cho một nông sản nào, cách tồn tại và phát triển là phải phát huy lợi thế so sánh hoặc ngay từ bây giờ chúng ta phải tạo ra lợi thế so sánh để tồn tại và phát triển.

• Coi trọng hơn nữa tới hỗ trợ cho việc phát triển công nghiệp chế biến.Phát triển công nghiệp chế biến tạo ra giá trị gia tăng cao, và tạo đầu ra ổn định hơn cho ngành trồng trọt và chăn nuôi. Hơn nữa việc chế biến nông sản đáp ứng được các nhu cầu tiêu dùng đang thay đổi của thế giới sẽ giúp ta giành được thị phần cho hàng hoá của mình trên thị trường quốc tế.

• Hệ thống chính sách và quản lý liên quan tới nông nghiệp cũng cần có những thay đổi kịp thời, định hướng cho nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu sản xuất nhằm tăng tính cạnh tranh trên mặt hàng. Khi cắt giảm thuế xuất nhập khẩu thì việc phát triển các ngành có lợi thế so sánh sẽ đóng vai trò quyết định sự phát triển nông nghiệp trong tương lai. Chính phủ cần phải quan tâm hơn việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp, và có sự cân đối lợi ích giữa các ngành, các khu vực để đảm bảo cho nông dân tiếp cận với đầu vào quan trọng như thuỷ lợi, điện, phân bón với chất lượng cao và giá thấp.

• Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng hàng nông sản, tăng cường quản lý chất lượng đặc biệt là vấn để vệ sinh anh toàn thực phẩm. Bởi vì thị trường của ta lúc này là cả thế giới vì vậy vấn đề chất lượng trong cạnh tranh quốc tế nói cho cùng là vấn đề tiêu chuẩn hoá. Chỉ có tiến hành sản xuất, quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế thì sản phẩm mới có sức cạnh tranh quốc tế được.

• Chú trọng xây dựng chiến lược thương hiệu quảng bá nông sản nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Sau khi gia nhập WTO, vấn đề bảo hộ nông nghiệp của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào việc xúc tiến chiến lược thương hiệu sản phẩm. Do vậy cần thành lập và củng cố các Hiệp hội ngành hàng là nông nghiệp. Nông nghiệp có đặc điểm là sản xuất bởi nhiều nhà sản xuất có quy mô nhỏ lẻ khác nhau. Trong khi đó thị trường lại đòi hỏi cung cấp với số lượng lớn. Mẫu thuẫn này chính là một trong những nguyên nhân làm giảm đáng kể hiệu quả sản xuất nông nghiệp và khả năng cạnh tranh phát triển sản xuất

• Cần chuyển phương thức quản lý nông nghiệp của Nhà nước từ can thiệp trực tiếp vào thị trường và giá cả nông sản sang tăng cường đầu tư cho khoa học kỹ thuật và đầu tư xây dựng cơ bản trong nông nghiệp. Đồng thời tăng cường thu hút vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp.

Đối với công nghiệp :

- Tiếp tục điều chỉnh và nâng cấp cơ cấu ngành. Một trong những nguyên nhân quan trọng hạn chế sức cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam là cơ cấu không hợp lý. Hiện nay lợi thế so sánh của các ngành tập trung lao động tương đối lớn, nhưng nếu chỉ điều chỉnh và nâng cấp các ngành đó thì giá trị gia tăng sẽ khó mà nâng cao, không có mấy hiệu quả trong cạnh tranh quốc tế. Do đó cần chủ trương việc điều chỉnh và nâng cấp ngành nghề công nghiệp theo hướng sau:

+ Đối với các ngành tập trung nhiều lao động cần phải đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng.

+ Đẩy mạnh phát triển các ngành có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao đảm bảo cân bằng cung - cầu cho nền kinh tế các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đặc biệt là điện, than, thép xây dựng, xăng dầu, phân bón trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất trong nước; tăng cường phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, tăng dần tỷ lệ sản phẩm có thể sản xuất trong nước, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, đóng tàu, nguyên phụ liệu ngành dệt may, da giày, nguyên phụ liệu chế biến ngành nông sản. Đồng thời giảm tỷ trọng công nghiệp chế biến thông thường, đào thải các ngành kỹ thuật lạc hậu, không có lợi thế về tài nguyên, gây ôi nhiễm.

+ Với các ngành tập trung vốn và kỹ thuật nhưng không có lợi thế so sánh, sức cạnh tranh yếu, cần chủ động nhập khẩu kỹ thuật, hợp tác nước ngoài, “đổi thị trường lấy vốn”.

- Trên lĩnh vực XNK : Về XK hàng hoá, sẽ tiếp tục XK những sản phẩm chủ lực, sản phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao có lợi thế so sánh, sản phẩm đã qua chế biến. Từng bước hạn chế và hướng tới không xuất khẩu nguyên liệu và khoáng sản thô. Trên lĩnh vực NK, sẽ ưu tiên đối với vật tư, thiết bị và công nghiệp tiến tiên phục vụ đầu tư trong nước phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá, hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đại hoá và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá XK và hàng hoá sản xuất trong nước. Kiểm soát chặt chẽ NK, nhất là các mặt hàng trong nước có khả năng sản xuất và đáp ứng được nhu cầu. Sử dụng hiệu quả các biện pháp đồng bộ để hạn chế việc nhập siêu.

- Tăng cường bảo vệ công nghiệp trong nước bằng cách cung cấp thông tin và căn cứ để điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp …

- Tích cực điều chỉnh chính sách thu hút vồn đầu tư và công nghệ nước ngoài vào các ngành trọng điểm, chú trọng công nghệ cao, chuẩn hoá chỉ tiêu thông số kỹ thuật để đạt tiêu chuẩn quốc tế.

- Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp và thúc đẩy quá trình nghiên cứu và phát triển đáp ứng cho quá trình chuyển giao công nghệ.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong nước phát triển theo hướng nâng cao năng lưc cạnh tranh của từng thành phần

+ Đối với doanh nghiệp nhà nước, tiếp tục thực hiện phân loại, chuyển đổi DNNN theo các tiêu chí đã được quy định tại Quyết định số 38/2007/ QĐ- TTG ngày 20/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh việc sắp xếp, cổ phần hoá các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các ngân hàng thương mại theo kế hoạch. Đồng thời mở rộng các hình thức chuyển đổi sở hữu khác nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các DNNN. Phát triển một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình mở cửa thị trường đẻ hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với điều kiện trong nước và các cam kết quốc tế.

- Đối với DN nhỏ và vừa, tiếp tục thực hiện Kế hoạch phát triển DN nhỏ và vừa ( theo Quyết định số 236/2006/QĐ- TTG ngày 23/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ) nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển DN, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, nâng cap năng lực cạnh tranh quốc gia. Thực hiện các biện pháp hữu hiện nhằm trợ giúp các DN này được tiếp cận nguồn vốn tín dụng tại các ngân hàng thương mại, cung cấp thông tin về chuyển giao công nghê, tạo điều kiệnh thuận lợi cho các DN đăng ký sở hữu trí tuệ. Ví dụ đưa ra đạo luật vền quyền sở hữu trí tuệ,

hỗ trợ đăng ký thương hiệu, tạo điều kiện giải quyết vấn đề liên quan đến các vụ kiện chống bán phá giá,phát triển kết cấu hạ tầng…

- Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng cần được tạo mọi điểu kiện để phát triển, đưa ra các chính sách ưu đãi để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn. Đây là kênh rất quan trọng để thu hút FDI, chuyển giao công nghệ, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, nhằm tăng thu cho NSNN.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thuế xuất nhập khẩu đến thu ngân sách nhà nước việt nam thời kỳ hậu WTO và các giải pháp tăng trưởng bền vững thu ngân sách nhà nước (Trang 101)