Các nguyên tắc đặc trưng tích cực của một phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài toán nhận thức nhằm phát huy tính tích cực trong dạy học phần dẫn xuất của hidrocacbon hóa học 11 nâng cao (Trang 27)

8. Cấu trúc của luận văn

1.1.2.1. Các nguyên tắc đặc trưng tích cực của một phương pháp dạy học

a. Nguyên tắc 1: Tác động qua lại

Nguyên tắc này là thể hiện sự tương tác giữa các nhân tố bên ngồi (mơi trường) với những nhân tố bên trong người học (mục đích, nhu cầu, năng lực, thể

chất, ý chí, tình cảm...). Nĩ tác động trực tiếp tới từng người học, gây ra thái độ (phản ứng) và hành động đáp lại của từng học sinh. Tác động qua lại cĩ thể được hiểu theo nhiều mặt và theo phương thức biện chứng:

- Sự va chạm giữa tư duy lơgic và cách thức biểu đạt chúng, giữa lơgic và phi lơgic trong hành động và tư duy của chủ thể nhận thức.

- Sự chênh lệch và bổ sung lẫn nhau về vốn văn hố, kinh nghiệm cá nhân hoặc nhĩm của các học sinh.

- Sự tương phản hay đối chiếu giữa những lập luận, phán xét, thái độ,... trong quan hệ giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với mơi trường bên ngồi.

- Sự mâu thuẫn chưa thể giải quyết ngay giữa quá trình nhận thức lý tính và cảm tính, giữa phương pháp và kết quả học tập, giữa phương tiện và mục tiêu cần

Muốn thực hiện nguyên tắc tác động qua lại, giáo viên phải nhận biết và chuẩn bị trước các tình huống cĩ thể xảy ra, phân tích các biện pháp đem ra sử dụng, sẵn sàng biến đổi sáng tạo tiến trình giờ học trên cơ sở đánh giá (càng sâu càng tốt) như cảm xúc, tình cảm, hứng thú và sự chú ý của học sinh trên lớp.

Đặc trưng này phản ánh một trong những mặt năng động của phương pháp, đĩ là tính vận động và phát triển của dạy học, tính tích cực của người dạy và đặc biệt là tính tích cực của người học. Nĩ được đặt tương lập với sự đơn điệu, phụ thuộc một chiều của học sinh vào thầy giáo và mơi trường.

Nguyên tắc tác động qua lại tương ứng với một quan hệ mà ở đĩ giáo viên giữ vai trị chủ thể tại một vị trí riêng biệt A, cịn các chủ thể học tập B, c,... tác động và chịu tác động của A là chính. Mặt khác họ cũng cĩ mối liên hệ tham gia nhất định nhưng nhũng mối liên hệ đĩ khơng tự thân mà xoay quanh nhân tố chỉ đạo. Ta cĩ thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:

A C D E F G H I B

b. Nguyên tắc 2: Tham gia hợp tác

Tham gia hợp tác được xem là cách tiến hành, tổ chức giờ học với cơ sở khách quan là tính sẵn sàng học tập của người học. Nĩ bao gồm sự phân cơng nhiệm vụ và trách nhiệm tuỳ theo tính sẵn sàng của cá nhân hoặc từng nhĩm học sinh. Người học chủ động nhận nhiệm vụ và tính cách giải quyết. Ngay cả nhiệm vụ chung cũng cĩ thể do cả lớp cùng tham gia xác định dưới sự động viên, cố vấn của thầy giáo. Nguyên tắc này được diễn ra theo 3 cấp độ:

- Người học chỉ tham gia khi được giáo viên gợi ý và chỉ dẫn. Cĩ thể coi đây là độ gián tiếp; ở đĩ vai trị của giáo viên thể hiện cơng khai trong dịng hoạt động chung. Những chỉ thị, hướng dẫn, yêu cầu của thầy định hướng cho hành động tham gia của học sinh. Tính tham gia trội hơn hợp tác.

- Sự tham gia của người học cĩ tính chủ động, tự giác. Người học tham gia trên cơ sở phân cơng nhiệm vụ và trách nhiệm cá nhân với cơ chế tự kiểm tra, tự đánh giá. Mọi hoạt động đều hướng vào quan hệ giữa thầy và trị và trở thành yếu tố tự giác của người học. Ở đây, tính tham gia chuyển thành tính hợp tác.

- Giáo viên và học sinh cùng tham gia vào quá trình học tập với vai trị bình đẳng như nhau. Sự hình thành và đề xuất tư tưởng đều mang sắc thái cá nhân.

Ở nguyên tắc này, vai trị của giáo viên và học sinh là như nhau. Mọi hành động của học sinh đều được huy động tham gia vào giải quyết nhiệm vụ nhận thức, đều được liên thơng xuơi ngược qua mỗi người, tất nhiên qua cả thầy giáo đang hồ mình vào dịng xuơi ngược đĩ. Mơ hình của nĩ là:

A B C D E F

c. Nguyên tắc 3: Tính cĩ vấn đề cao trong dạy học

Nguyên tắc này dựa trên nghiên cứu của L.X.Vưgơtxki: Mỗi đứa trẻ cĩ "vùng phát triển gần nhất" và ý kiến của L.X.Xolovaytrich: "việc dạy dỗ chỉ cĩ tác dụng tốt khi nĩ đi trước sự phát triển một chút". Muốn vậy, vấn đề cần nhận thức phải được thiết kế, xây dựng ở mức độ đủ để kích thích hoạt động nhận thức của học sinh theo ý định của thầy giáo, tức là thuộc vùng phát triển gần nhất của học sinh.

Một tình huống tâm lý sẽ xuất hiện nhờ tác động của các quá trình và hành động phản ánh như tri giác, nhớ lại, ngạc nhiên, hứng thú... gọi là tình huống cĩ vấn đề. ứng với những nội dung dạy học, tính vấn đề cĩ một giới hạn tương thích với cấu trúc lơgic của nội dung đĩ. Phương pháp dạy học phải đảm bảo khai thác và làm bộc lộ nĩ thành những tình huống cĩ vấn đề ở học sinh thì phương pháp dạy học đĩ cĩ tính tích cực. Chúng càng đạt mức độ tích cực cao nếu khả năng làm bộc lộ tình huống cĩ vấn đề càng gần tới giới hạn định sẵn của nội dung học tập. Khi tình huống này xuất hiện ở nhiều cá nhân thì phương pháp dạy học lúc ấy cĩ tính hoạt động cao.

Tĩm lại, phương pháp dạy học nào đảm bảo được một trong ba nguyên tắc trên đều cĩ thể được xem là phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực. Giáo viên cĩ thể lựa chọn thiết kế và tiến hành như thế nào là cịn dựa vào sự đánh giá phù hợp giữa chúng với phong cách và sở trường của bản thân, với từng nội dung dạy học cụ thể, với trình độ nhận thức và kinh nghiệm của học sinh.

Ba nguyên tắc trên cũng cĩ liên hệ với nhau. Tác động qua lại cĩ thể là phương thức dẫn đến hợp tác, cịn tham gia hợp tác cĩ thể biểu hiện ở tác động qua

Tuy nhiên giữa chúng cũng cĩ nhũng sự khác nhau căn bản.

Nếu trội về Nguyên tắc tác động qua lại, người thầy đã xác định một quá trình học mang tính hoạt động là chủ yếu.

Nếu trội về Nguyên tắc tham gia hợp tác thì chủ yếu biểu thị mặt quan hệ giao tiếp trong học tập.

Nếu trội về Nguyên tắc tính vấn đề cao thì biểu thị mặt quá trình học tập mang tính trí tuệ nhận thức.

Sự kết hợp giữa ba nguyên tắc này cĩ vai trị quyết định tính chất của quá trình học tập.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài toán nhận thức nhằm phát huy tính tích cực trong dạy học phần dẫn xuất của hidrocacbon hóa học 11 nâng cao (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w