PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thủy hải sản hiệp thanh (Trang 25)

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Các số liệu và dữ liệu liên quan đến quá trình phân tích được thu thập

chủ yếu trong các báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả

hoạt động kinh doanh), báo cáo xuất khẩu của công ty, tạp chí thủy sản, từ

nguồn internet,… Đồng thời, thông qua việc ghi nhận các nhận xét, các đánh

giá về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty do các phòng ban cung cấp.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.2.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Các phương pháp so sánh:

+ So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

ΔY = Y1– Y0

Trong đó:

Y0: Chỉ tiêu năm gốc Y1: Chỉ tiêu năm phân tích

ΔY : Phần chênh lệch tăng/giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này dùng để so sánh số liệu năm đang tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu kinh tế để xem xét có sự biến động không. Và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

+ So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.

% 100 0 0 1     Y Y Y Y = ROE Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận ròng

2.2.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một

trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ

tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác

trong mỗi lần thay thế.

Gọi Q là chỉ tiêu phân tích.

Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Thể hiện bằng phương trình: Q = a . b . c

Đặt: Q1: kết quả kỳ phân tích, Q1 = a1. b1. c1 Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0. b0. c0

 Q1 – Q0 = Q: mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch, là

đối tượng phân tích.

Q = Q1– Q0 = a1b1c1– a0b0c0

Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn:

- Thay thế bước 1 (cho nhân tố a):

a0b0c0 được thay thế bằng a1b0c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” sẽ là:

a = a1b0c0 –a0b0c0

- Thay thế bước 2 (cho nhân tố b):

a1b0c0 được thay thế bằng a1b1c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b” sẽ là:

b = a1b1c0– a1b0c0

- Thay thế bước 3 (cho nhân tố c):

a1b1c0được thay thế bằng a1b1c1

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c” sẽ là: c = a1b1c1 – a1b1c0

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có:

a +b +c = (a1b0c0 – a0b0c0) + (a1b1c0– a1b0c0) + (a1b1c1– a1b1c0) = a1b1c1– a0b0c0

=Q: đối tượng phân tích

Trong đó: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho các

bước thay thế sau.

- Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp so sánh, thay thế liên hoàn

để phân tích tình hình biến động của doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công

ty từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013. Bên cạnh đó, còn sử dụng phương

pháp thay thế liên hoàn để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu, chi

phi và lợi nhuận của công ty.

- Đối với mục tiêu 2: Phân tích các chỉ số so sánh để thấy được hiệu quả

hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Đối với mục tiêu 3: Dựa trên kết quả phân tích của đề tài để đề xuất

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN HIỆP THANH

3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN HIỆPTHANH THANH

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Hiệp Thanh - tập đoàn kinh doanh, chế biến, nuôi trồng và xuất khẩu 2 sản

phẩm chiến lược của ngành nông nghiệp: lương thực và thủy sản – chính thức được thành lập năm 1989 có trụ sở chính tại Thốt Nốt, Cần Th ơ với tổng diện tích hơn 110 ha; và Công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh là

thành viên chuyên chế biến kinh doanh cá Tra phi lê đông lạnh xuất khẩu, loại cá da trơn nổi tiếng đặc trưng ở Đồng bằng sông Cửu Long và phổ biến nhất

Việt Nam.

Năm 2004, công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh chính thức được

thành lập và đi vào hoạt động với nhà máy chế biến đầu tiên từ năm 2006 đến tháng 10 năm 2007, sau đó mở rộng quy mô và xây dựng nhà máy chế biến

thứ 2 với giấy phép kinh doanh được cấp ngày 31-12-2007. Nằm trên quốc lộ

91 - tuyến đường huyết mạch nối liền TP Cần Thơ và tỉnh An Giang, một phía

lại tiếp giáp và trải dài trên đoạn sông Mekong đã tạo điều kiện cho công ty

Hiệp Thanh vận chuyển và mua bán hàng hóa một cách dễ dàng.

Nông trại Hiệp Thanh, một trong những nông trại lớn nhất tại đồng bằng

sông Cửu Long, luôn đáp ứng đến 80% sản lượng cá tra nguyên liệu dùng cho chế biến xuất khẩu tại công ty. Và cũng chính từ lợi thế này, công ty luôn đảm

bảo có được nguồn nguyên liệu ổn định dồi dào và chất lượng tốt nhất để phục

vụ sản xuất. Trong suốt thời gian nuôi, tất cả các nguyên liệu đầu vào như

kháng sinh, thuốc, thức ăn….đều được kiểm soát và chuẩn hóa nghiêm ngặt.

Trang thiết bị và máy móc hiện đại với dây chuyền nhập khẩu từ

Indonesia, Nhật Bản, nhà máy chế biến đạt năng suất 250 tấn nguyên liệu một

ngày, kho lạnh với sức chứa 7400 tấn thành phẩm và hơn 2400 nhân công có

tay nghề cao làm việc chăm chỉ. Nhà máy chế biến cũng được trang bị nhiều

thiết bị và máy móc hiện đại để phục vụ sản xuất, hệ thống xử lý nước thải đúng tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và có phòng thí nghiệm riêng biệt tạo điều

kiện thuận lợi nhất cho hoạt động chế biến.

Tóm tắt về công ty:

Tên chính thức: Công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh

Tên viết tắt: HTC

Tên giao dịch: HIEP THANH SEAFOOD JOINT STOCK COMPANY. Địa chỉ trụ sở chính: Quốc lộ 91, Khu vực Thới An, Phường Thuận An, Quận

Điện thoại: 07103.854.888 Fax: 07103.855.889

Email:hiepthanh.thotnot@hcm.vnn.vn,phannguyen@hiepthanhgroup.com

Website:http://hiepthanhgroup.com Văn phòngđại diện:

Chi nhánh Hoa Kỳ:

Vốn điều lệ: 240.000.000.000 đồng (hai trăm bốn mươi tỷ đồng)

Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng

Tổng số cổ phần: 24.000.000

Người đại diện theo pháp luật: ông Nguyễn Văn Phấn – chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty

Chi nhánh:

- Chi nhánh công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh – xí nghiệp chăn nuôi thủy sản 1

- Chi nhánh công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh – xí nghiệp

chế biến thức ăn chăn nuôi

Hình 3.1: Logo của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh

Ngành nghề hoạt động kinh doanh:

Theo quyết định thành lập và quyết định bổ sung ngành nghề kinh

doanh, công ty có các chức năng chủ yếu sau:

Nuôi trồng, chế biến, sản xuất và xuất khẩu nông thủy sản.

Chế biến và kinh doanh thức ăn thủy sản.

Kinh doanh lương thực, chế biến và xuất khẩu gạo các loại.

Cho thuế kho bãi, văn phòn g, nhàở.

Sản phẩm thủy sản của công ty chủ yếu là cá tra và cá basa đông lạnh.

Phạm vi hoạt động: trong nước và ngoài nước, tùy theo nhu cầu của thị trường và theo đúng pháp luật của Việt Nam.

3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ

3.1.2.1. Chức năng

Công ty xây dựng và tổ chức có hiệu quả các kế hoạch về thu mua sản

xuất, chế biến xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng, giữ vững

uy tín mặt hàng thủy hải sản xuất khẩu.

Nghiên cứu áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong các dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, hạ chi phí

nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản chung đồng thời hướng tới lợi ích chung toàn xã hội.

3.1.2.2. Nhim v

Công ty có nhiệm vụ kinh doanh theo đúng ngành nghề đãđăng ký, chịu

trách nhiệm trước Nhà nước, pháp luật về kết quả sản xuất kinh doanh và sản

phẩm của công ty làm ra.

Công ty xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với

khả năng nhu cầu thị trường và nhiệm vụ được giao.

Ngoài ra, công ty còn báo cáo thống kê, kiểm toán định kỳ theo yêu cầu của Nhà nước, thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà

nước khác. 3.1.3 Cơ cấu tổ chức 3.1.3.1 Sơ đồ tổ chức công ty Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc Phòng tổ chức hành chính nhân sự Phòng chứng từ và kinh doanh xuất nhập Phòng kế hạch Phòng kế toán Chủ tịch hội đồng quản trị Phòng sản xuất

3.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

Hội đồng quản trị (HĐQT): là cơ quan lãnh đạo của nhất của công ty,

có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công

ty.

Tổng giám đốc (TGĐ): là người quản lý và điều hành cá c công việc

hàng ngày của công ty, đại diện cho quyền và nghĩa vụ của công ty trước HĐQT và pháp luật.

Phó tổng giám đốc: là người cùng với TGĐ điều hành công ty, chịu

trách nhiệm trước HĐQT và TGĐ về phần việc được phân công và phụ trách, là người đại diện công ty trong trường hợp TGĐ ủy quyền khi vắng mặt.

Phòng kế toán: tổ chức quản lý và sử dụng tiền vốn một cách hợp lý và tiết kiệm nhằm mang lại hiểu quả kinh doanh cao nhất cho công ty. Điều hành các hoạt động tính toán kinh tế, kiểm tra và sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn,

tính giá thành hàng tồn kho, thanh toán ngân hàng, hóa đơn nhằm đảm bảo

quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chủ tài chính của

công ty.

Phòng kế hoạch: xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh,

xây dựng các chiến lược và biện pháp khả thi nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong

kinh doanh. Tổ chức nghiên cứu thị trường và phát triển các sản phẩm mới.

Phòng tổ chức hành chính (TC -HC) nhân sự: quản lý điều hành các nghiệp

vụ chuyên môn được giao, đề xuất triển khai v à trược tiếp hướng dẫn thực

hiện những nội dung, những quy định về quản lý những văn bản hành chính: quản lý nhân sự, tiền lương, bảo hiểm xã hội, dịch vụ, chăm sóc sức khỏe.

Phòng chứng từ và kinh doanh xuất nhập khẩu: thực hiện công tác xuất

nhập khẩu, quản lý tập trung các hồ sơ xuất khẩu của Công ty. Quản lý, điều

phối công tác vận chuyển và quan hệ với các hãng tàu phục vụ cho công tác

xuất nhập khẩu hàng hóa cho Công ty. Đồng thời tiếp thị bán hàng, đàm phán

và lập các hợp đồng đối nội và đối ngoại.

Phòng sản xuất: điều hành sản xuất, định hình, vô bao sản phẩm, vận

hành máy móc, vệ sinh phân xưởng, xử lý chất thải.

3.2 SẢN PHẨM VÀ NĂNG LỰC SẢN XUẤT KINH DOANH3.2.1 Các loại sản phẩm 3.2.1 Các loại sản phẩm

+ Cá fillet thành phẩm không chất bảo quản: cá sau khi làm sạch đạt yêu cầu sẽ được lạn da và bỏ phần xương và đóng gói dự trữ trong ngăn lạnh để

xuất khẩu.

+ Cá fillet thành phẩm có chất bảo quản: cá tra trong quá trình nuôi

không sử dụng bất kỳ 1 loại thuốc tăng trọng nào. Khi cá đạt tới trọng lượng

yêu cầu thì sẻ thu ho ạch. Trong quá trình chế biến sẽ có chất bảo quản, để cá được bảo quản trong thời gian lâu hơn mà không mất phẩm chất. Và là loại các được chỉnh sửa kĩ càng, bỏ dè, bỏ mỡ, bỏ phần thịt đỏ nên miếng cá có

nước châu Âu nên còn được gọi là cá tra fillet quy cách châu Âu, và cũng là

sản phẩm có giá thành cao nhất.

+ Cá nguyên con chặt đầu: cá trong quá trình làm sẽ được bỏ đầu và

đóng gói. So với cá nguyên con còn đầu còn nội tạng thì sản phẩm có giá

thành cao hơn vì phải tốn thêm chi phí nhân công.

+ Cá fillet thịt đỏ: cá trong lúc nuôi cho ăn thức ăn tự chế, thịt loại này

thường hồng hoặc đỏ. Loại cá này được thị trường châu Á, dặc biệt là Nga ưa

chuộng nên cònđược gọi là cá tra quy c ách Nga.

3.2.2. Năng lực sản xuất kinh doanh

Công ty đã áp dụng các chương trình kiểm soát chất lượng HACCP, ISO

9001-2000, áp dụng nguyên tắc thực hành sản xuất tốt GMP và quản lý các

quy trình vệ sinh chuẩn (SSOP). Các xí nghiệp của công ty đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của Nhà nước quy định. Công ty đã xây dựng công trình xử

lý nước thải đảm bảo cho nước thải ra từ nhà máy không gâyảnh hưởng cho môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững cho nền công nghiệp nuôi cá cũng như duy trìđược các nguồn lợi khác của địa phương.

Công ty có xí nghiệp sản xuất với hệ thống trang thiết bị hiện đại đã

được công nhận đạt chuẩn chất lượng xuất khẩu vào thị trường Mỹ, EU, Nga,…

3.3. NGUỒN NGUYÊN LIỆU VÀ MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG3.3.1. Nguồn nguyên liệu 3.3.1. Nguồn nguyên liệu

Cá tra được nuôi từ lâu tại đồng bằng sông Cửu Long và vùng duyên hải. Tuy nhiên phương pháp nuôi còn thô sơ cho đến cuối thế kỷ 20, khi nhu cầu

cung cấp cho thị trường tăng cao và có sự phát triển mạnh mẽ về diện tích

cũng như qui mô.

Các tỉnh có diện tích nuôi cá chủ yếu là An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long và Sóc Trăng. Trong đó, Cần Thơ là tỉnh có diện tích nuôi đứng đầu Việt Nam, có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cá tra phát triển.

Bên cạnh đó, thì công ty Hiệp Thanh được đầu tư khép kín từ nuôi trồng

thủy sản, cho đến việc chế biến và xuất khẩu. Trong ngành chế biến thực

phẩm, thì nguồn nguyên liệu vẫn giữ vai trò then chốt trong quá trình hoạt động, vì nó phải tuân theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị trường trong và ngoài nước. Nếu nguyên liệu đầu vào có chất lượng tốt và giá cả hợp lý thì sản phẩm sẽ đạt chất lượng cao, nên tạo ra được lợi thế cạnh tranh cao hơn so với các đối thủ. Bên cạnh đó, để tránh tình trạng thiếu nguồn

nguyên liệu đầu vào khi kết thúc mùa vụ, thì công ty còn có phương án tồn tr ữ

nguyên liệu khi vào mùa vụ.

3.3.2. Mục tiêu chất lượng

Công ty hướng đến phương châm: Chất lượng đặt lên hàng đầu.

Ngày nay trong quá trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng, mạnh mẽ, mọi người có xu hướng dùng đồ chế biến nhiều hơn, đa dạng hơn về chủng loại.

Do đó, người tiêu dùng ý thức hơn về mối nguy hiểm tiềm tàng trong thực

phẩm mà họ mua về. Nếu không có quy trình kiểm duyệt chặt chẽ thì công ty khó lòngđáp ứng được những yêu cầu khó tính của họ. Đối với từng quốc gia

hay khu vực thì có các chỉ tiêu chất lượng khác nhau cho từng mặt hàng mà công ty phải đầu tư khá nhiều vốn vào trong hoạt động này. Công ty Hiệp

Thanh ý thức được vấn đề trên và nổ lực thực hiện một hệ thống quản lý chất lượng xuyên suốt trong quá trình chế biến để đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng cuối cùng. Bên cạnh đó, công ty còn tuân thủ theo các qui định và

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thủy hải sản hiệp thanh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)