Các khoản giảm trừ của công ty chủ yếu là hàng bán bị trả lại, làm phát sinh chi phí thuê kho, kéo hàng trở về,.. và nguyên nhân hàng bị trả lại là do
hàng không đạt yêu cầu, thiếu chứng từ liên quan, nên chi phí này làm cho lợi
nhuận của công ty giảm đi phần nào. Vì vậy để góp phần làm tăng lợi nhuận,
công ty nên giảm khoản chi phí này xuống bằng cách kiểm tra hàng và những
chứng từ liên quan thật kỹ trước khi xuất hàng.
5.2.2. Giảm giá vốn hàng bán (chi phí sản xuất)
Chi phí sản xuất là khoản chi phí chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí
của công ty. Muốn giảm chi phí này xuống công ty cần có biện pháp thích hợp
trong việc giám sát những chi phí làm tăng chi phí sản xuất như: giám sát chặt
chẽ và có kế hoạch rõ ràng trong việc sử dụng nguồn nguyên liệu, tránh lãn g phí nguồn nguyên liệu và thời gian tạo ra sản phẩm. Bên cạnh đó, công ty cần
công ty cần cẩn thận hơn trong khâu vận chuyển nguyên liệu từ nơi mua đến nơi chế biến nhằm hạn chế số cá bị chết không chế biến được.
5.2.3. Giảm chi phí bán hàng
Cần sử dụng tối đa công suất của phương tiện vận chuyển, cần lựa chọn
nhân viên bán hàng một cách hợp lý như nhân viên phải có trình độ chuyên
môn, năng lực, thực hiện tốt công tác bán hàng, ngoài ra cần phải quản lý quá
trình sử dụng vật liệu bao bì chặt chẽ và hợp lý hơn nhằm tránh lãng phí. Từ đó, sẽ giảm được phần nào chi phí bán hàng làm tăng lợi nhuận cho công ty.
5.2.4. Giảm chi phí QLDN
Quản lý tốt việc bố trí nhân viên đi công tác, quản lý tiền điện thoại, chi
phí tiếp khách, công tác phí...đúng mục đích và có hiệu quả.
Thực hiện công khai chi phí đến từng bộ phận liên quan để đề ra biện
pháp cụ thể tiết kiệm chi phí.
Nâng cao ý thức tiết kiệm chi phí trong cán bộ công nhân viên, xây dựng quy chế thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của công ty.
Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực trong việc nắm bắt và ứng phó nhanh trước những thay đổi của thị trường cũng như các đối thủ cạnh tranh.
5.3. GIẢI PHÁP KHÁC
Không nên dự trữ tiền mặt quá ít vì sẽ không đảm bảo khả năng chi tiêu và giải quyết những nhu cầu cần thiết.
Có biện pháp thu hồi các khoản phải thu đúng thời gian qui định, tránh
tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu nhưng phải đảm bảo mối
quan hệ tốt với khách hàng và giữ chân khách hàng.
Giảm lượng hàng tồn kho xuống đến mức hợp lý, tránh lượng hàng tồn
kho quá lâu dễ dẫn đến hàng bị hư.
Nghiên cứu thị hiếu của nhóm khách hàngở các thị trường đang tiêu thụ
sản phẩm của công ty.
Quan tâm nhiều đến các rào cản thương mại.
Tận dụng nguồn phụ phẩm: Trong quá trình chế biến, các phụ phẩm từ cá nên được giữ lại hoặc sơ chế hoặc bán trực tiếp ra bên ngoài cho các cơ sở
chế biến khác như cơ sở thức ăn gia súc, gia cầm, nuôi cá,…Nếu làm được điều đó công ty sẽ có thêm một khoản thu đáng kể vừa giảm chi phí cho việc
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN
Nhìn chung tình hình hoạt động của công ty từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013 là khá hiệu quả, hiệu quả nhất là vào năm 2012 công ty đã tiêu thụ được nhiều sản phẩm cùng với sự quản lý tốt các khoản chi phí, nên trong
năm này công ty đã thuđược một khoản lợi nhuận lớn. Năm 2011 là năm mà
công hoạt động gặp nhiều khó khăn do chí phí ngày càng tăng, đi kèm với tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng gặp không ít khó khăn do trong việc
xuất khẩu. Đến 06 tháng đầu năm 2013 cho thấy tình hình hoạt động kinh
doanh của công ty có dấu hiệu khả quan hơn. Mặt khác, thị trường tiêu thụ của
công ty trong những năm qua là những thị trường lớn, có tiềm năng, đây là cơ
hội cho công ty khai thác và mở rộng thị trường tiêu thụ trên những thị trường
này và tìm kiếm thị trường mới cũng thuận lợi hơn. Tuy nhiên, cần chú ý đến
nguồn nguyên liệu để sản xuất của công ty hơn nữa, để công ty không gặp khó khăn khi có những đơn hàng lớn. Bên cạnh đó tình hình tài chính của công ty chưa tốt lắm như hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, khả năng thanh toán còn
tương đối thấp trong khi công ty sử dụng các khoản nợ khá nhiều và khả năng
sinh lời của công ty cũng chưa cao, vì vậy công ty cần có chiến lược để sớm
cải thiện tình hình tài chính của mình.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với công ty
Cần chuyên môn hóa hơn nữa các mặt hàng chủ lực của công ty, nghiên cứu và tạo ra nhiều loại sản phẩm nhằm thu hút khách hàng.
Nên quan tâm đến các nguồn thu nhập khác ngoài việc bán sản phẩm như
các hoạt động tài chính, cho thuê bãi kho,…
Cần xây dựng một bộ phận chuyên về lĩnh vực nghiên cứu tài chính và biến động của thị trường nhằm kiểm soát các khoản tài chính tốt hơn và ứng phó được với sự biến động phức tạp của thị trường.
Tạo điều kiện nâng cao năng lực chuyên môn và tay nghề cho cán bộ
công nhân viên bằng những khóa đào tạo, tập huấn ngắn hạn và dài hạn. Có
chế độ khen thưởng rỏ ràng và hợp lý cho các cá nhân và tập thể có đóng góp
nhiều vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu sản xuất thông qua các hợp đồng
bao tiêu sản phẩm với các hộ nuôi cá.
Giữ vững và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường cũ và nghiên cứu mở rộng thêm thị trường tiềm năng mới nhằm cũng cố thêm sức mạnh thương hiệu của công ty.
6.2.2. Đối với Nhà nước
Đơn giản hóa các thủ tục ở các cảng xuất khẩu để việc kinh doanh xuất
khẩu có thể diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Tạo điều kiện vay vốn cho các công ty xuất khẩu thủy sản với mức lãi suất ưu đãi khi cần mỡ rộng sản xuất kinh doanh.
Quy hoạch và phát triển các vùng nuôi cá tra nguyên liệu, tổ chức sản
xuất theo hướng tập trung, tạo điều kiện thuận lợi như vốn, cơ sở hạ tầng, hỗ
trợ đầu ra cho những hộ nuôi cá.
Tổ chức thêm nhiều cuộc hội chợ thủy sản trong và ngoài nước để các
công ty xuất khẩu thủy sản Việt Nam có cơ hội giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm thêm nhiều thị trường tiêu thụ mới.
Bảo vệ và hỗ trợ các công ty xuất khẩu về mặt pháp lý nếu có các rào cản
nhập khẩu từ các nước nhập khẩu.
Có chính sách khuyến khích và khen thưởng những công ty xuất khẩu
thủy sản có chất lượng và tạo được uy tín cho cả ngành. Bên cạnh đó, cũng
cần mạnh tay xử phạt đối với công ty xuất khẩu thủy sản không đạt chất lượng, làmảnh hưởng xấ u đến uy tín của cả ngành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tấn Bình (2004). Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB thống
kê.
2. Huỳnh Đức Lộng (1998). Bài tập – bài giải phân tích hoạt động kinh doanh, NXB thống kê.
3. PGS.TS. Võ Thanh Thu, Nguyễn Thị Mỵ (2001). Kinh tế doanh nghiệp và phân tích hoạt động kinh doanh, NXB thống kê.
4. Trần Bá Trí (2008). Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Trường Đại
học Cần Thơ.
5. Trần Bá Trí (2009). Giáo trình khái quát về quản trị tài chính, Trường Đại
học
Cần Thơ.
Trang web:
1. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
http://vasep.com.vn
2. Trang tin tức tài chính, chứng khoán:
http://taichinh.vnexpress.net
3. Tạp chí Thương Gia - Diễn đàn Doanh Nhân Việt Nam: http://tapchithuonggia.com
4. Hiệp Thanh Group:
http://www.hiepthanhgroup.com
5. Tổng Cục Thống kê, số liệu thống kê về tình hình kinh tế xã hội các, 2010, 2011, 2012:
PHỤ LỤC
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2009
Lợi nhuận sau thuế năm 2010 (kỳ gốc):
LN10 = DTT10 + DTTC10 + TNK10– GV10– CPTC10– CPBH10
– CPQL10 – CPK10 – TTNDN = 4.374 triệu đồng
Lợi nhuận sau thuế năm 2011 (kỳ phân tích):
LN11 = DTT11 + DTTC11 + TNK11– GV11– CPTC11– CPBH11
– CPQL11 – CPK11 – TTNDN = 3.859 triệu đồng
Ta có đối tượng phân tích là:
∆LN = LN09 – LN08 = 3.895 – 4.374 = -515 triệu đồng
Thay thế lần 1 cho nhân tố doanh thu thuần (DTT):
DTT11 + DTTC10 + TNK10 – GV10 – CPTC10 – CPBH10 – CPQL10 –
CPK10– TTNDN10
Thay thế lần 2 cho nhân tố doanh thu HĐTC (DTTC):
DTT11 + DTTC11 + TNK10 – GV10 – CPTC10 – CPBH10 – CPQL10 –
CPK10– TTNDN10
Thay thế lần 3 cho nhân tố thu nhập khác (TNK):
DTT11 + DTTC11 + TNK11 – GV10 – CPTC10 – CPBH10 – CPQL10 –
CPK10– TTNDN10
Thay thế lần 4 cho nhân tố giá vốn hàng bán (GV):
DTT011 + DTTC11 + TNK11 – GV11 – CPTC10 – CPBH10 – CPQL10 –
CPK10– TTNDN10
Thay thế lần 5 cho nhân tố chi phí tài chính (CPTC):
DTT11 + DTTC11 + TNK11 – GV11 – CPTC11 – CPBH10 – CPQL10 –
CPK10– TTNDN10
Thay thế lần 6 cho nhân tố chi phí bán hàng (CPBH):
DTT11 + DTTC11 + TNK11 – GV11 – CPTC11 – CPBH11 – CPQL10 - CPK010– TTNDN10
Thay thế lần 7 cho nhân tố chi phí QLDN (CPQL):
DTT11 + DTTC11 + TNK11 – GV11 – CPTC11 – CPBH11 – CPQL11 –
CPK10– TTNDN10
Thay thế lần 8 cho nhân tố chi phí khác (CPK):
DTT11 + DTTC11 + TNK11 – GV11 – CPTC11 – CPBH11 – CPQL11 –
CPK11– TTNDN10
Thay thế lần 9 cho nhân tố thuế TNDN (TTNDN):
DTT11 + DTTC11 + TNK11 – GV11 – CPTC11 – CPBH11 – CPQL11 –
CPK11– TTNDN11
Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn:
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần (DTT):
∆DTT = DTT11 + DTTC10 + TNK10– GV10– CPTC10– CPBH10
- CPQL10 – CPK10 – TTNDN10– (DTT10 + DTTC10 + TNK10 –
GV10– CPTC10– CPBH10– CPQL10– CPK10– TTNDN10)
- Mức độ ảnh hưởng c ủa nhân tố doanh thu HĐTC (DTTC):
∆DTTC =DTT11 + DTTC11 + TNK10– GV10– CPTC10– CPBH10 - CPQL10 – CPK10 – TTNDN10 - (DTT11 + DTTC10 + TNK10– GV10 - CPTC10– CPBH10– CPQL10– CPK10 – TTNDN10)
= DTTC11– DTTC10 = 15.653– 26.138 = - 10.485 triệu đồng.
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố thu nhập khác (TNK):
∆TNK =DTT11 + DTTC11 + TNK11– GV10– CPTC10– CPBH10 - CPQL10 – CPK10 – TTNDN10 - (DTT11 + DTTC11 + TNK10– GV10 - CPTC10– CPBH10– CPQL10– CPK10– TTNDN10)
= TNK11– TNK10 = 5.991– 32.082 = - 26.091 triệu đồng.
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán (GV):
∆GV =DTT11 + DTTC11 + TNK11– GV11– CPTC10– CPBH10 - CPQL10– CPK10 –TTNDN10 - (DTT11 + DTTC11 + TNK11
– GV10– CPTC10–CPBH10 – CPQL10 – CPK10 – TTNDN10)
= - GV11 + GV10 = - 751.752 + 1.203.439 = 451.687 triệu đồng.
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố chi phí tài chính (CPTC):
∆CPTC =DTT11 + DTTC11 + TNK11– GV11– CPTC11– CPBH10 - CPQL10 – CPK10 – TTNDN10 - (DTT11 + DTTC11 + TNK11– GV11– CPTC10– CPBH10– CPQL10– CPK10– TTNDN10)
= - CPTC11 + CPTC10 = - 57.174 + 53.051 = - 4.123 triệu đồng.
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng (CPBH):
∆CPBH =DTT11 + DTTC11 + TNK11– GV11–CPTC11– CPBH11 - CPQL10 – CPK10 – TTNDN10 - (DTT11 + DTTC11 + TNK11– GV11 - CPTC11– CPBH10– CPQL10– CPK10 – TTNDN10)
= - CPBH11 + CPBH10 = - 102.562 + 73.237 = 29.325 triệu đồng.
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố chi phí QLDN (CPQL):
∆CPQL =DTT11 + DTTC11 + TNK11– GV11– CPTC11– CPBH11 - CPQL11 – CPK10 – TTNDN10 - (DTT11 + DTTC11 + TNK11– GV11 - CPTC11– CPBH11– CPQL10– CPK10 – TTNDN10)
= - CPQL11 + CPQL10 = - 11.853 + 12.606 = 753 triệu đồng.
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố chi phí khác (CPK):
∆CPK =DTT11 + DTTC11 + TNK11– GV11– CPTC11– CPBH11 - CPQL11 – CPK11 – TTNDN10 - (DTT11 + DTTC11 + TNK11– GV11 - CPTC11– CPBH11– CPQL11– CPK10 – TTNDN10)
= - CPK11 + CPK10 = - 7.033– 32.127 = 25.094 triệu đồng.
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố chi phí QLDN (CPQL):
∆TTNDN =DTT11 + DTTC11 + TNK11– GV11– CPTC11– CPBH11
- CPQL11 – CPK11 – TTNDN11 - (DTT11 + DTTC11 + TNK11 –
GV11 - CPTC11– CPBH11– CPQL11 – CPK11 – TTNDN10) = - TTNDN11 + TTNDN10 = - 763 + 0 = -763 triệu đồng
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh của công ty năm 2009 so với năm
2008 là: ∆DTT + ∆DTTC + ∆TNK + ∆GV + ∆CPTC + ∆CPBH + ∆CPQL + ∆CPK + ∆TTNDN
= - 406.722 + (- 10.485) + (-26.091) + 451.687 + (-4.123) + (-29.325) + 753 + 25.094 + (-763)
= -515 Đúng bằng đối tượng phân tích ∆LN.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2012
Lợi nhuận sau thuế năm 2011 (kỳ gốc):
LN11 = DTT11 + DTTC11 + TNK11– GV11– CPTC11– CPBH11
– CPQL11 – CPK11 – TTNDN11 = 3.859 triệu đồng
Lợi nhuận sau thuế năm 2012 (kỳ phân tích):
LN12 = DTT12 + DTTC12 + TNK12– GV12– CPTC12– CPBH12
– CPQL12 – CPK12 – TTNDN12 = 7.621 triệu đồng
Ta có đối tượng phân tích là:
∆LN = LN12 – LN11 = 7.621 – 3.859 = 3.762 triệu đồng
Thay thế lần 1 cho nhân tố doanh thu thuần (DTT):
DTT12 + DTTC11 + TNK11 - GV11 – CPTC11 – CPBH11 – CPQL11 –
CPK11– TTNDN11
Thay thế lần 2 cho nhân tố doanh thu HĐTC (DTTC):
DTT12 + DTTC12 + TNK11 - GV11 – CPTC11 – CPBH11 – CPQL11 –
CPK11– TTNDN11
Thay thế lần 3 cho nhân tố thu nhập khác (TNK):
DTT12 + DTTC12 + TNK12 - GV11 – CPTC11 – CPBH11 – CPQL11 –
CPK11– TTNDN11
Thay thế lần 4 cho nhân tố giá vốn hàng bán (GV):
DTT12 + DTTC12 + TNK12 - GV12– CPTC11– CPBH11– CPQL11–
CPK11– TTNDN11
Thay thế lần 5 cho nhân tố chi phí tài chính (CPTC):
DTT12 + DTTC12 + TNK12 - GV12 – CPTC12 – CPBH11 – CPQL11 –
CPK11– TTNDN11
Thay thế lần 6 cho nhân tố chi phí bán hàng (CPBH):
DTT12 + DTTC12 + TNK12 - GV12 – CPTC12 – CPBH12 – CPQL11 –
CPK11– TTNDN11
Thay thế lần 7 cho nhân tố chi phí QLDN (CPQL):
DTT12 + DTTC12 + TNK12 - GV12 – CPTC12 – CPBH12 – CPQL12 –
CPK11– TTNDN11
- Thay thế lần 8 cho nhân tố chi phí khác (CPK):
DTT12 + DTTC12 + TNK12 - GV12 – CPTC12 – CPBH12 – CPQL12 –
CPK12– TTNDN11
Thay thế lần 9 cho nhân tố thuế TNDN (TTNDN)):
DTT12 + DTTC12 + TNK12 - GV12 – CPTC12 – CPBH12 – CPQL12 –
CPK12– TTNDN11
Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn:
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần (DTT):
∆DTT =DTT12 + DTTC11 + TNK11– GV11– CPTC11– CPBH11
- CPQL11 – CPK11 – TTNDN11 - (DTT11 + DTTC11 + TNK11 - GV11 -CPTC11– CPBH11– CPQL11– CPK11– TTNDN11)
= DTT12– DTT11 = 1.071.401–913.892 = 157.509 triệu đồng.
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố doanh thu HĐTC (DTTC):