Phân tích tình hình doanh thu theo cơ cấu sản phẩm

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thủy hải sản hiệp thanh (Trang 41)

Công ty Hiệp Thanh là một công ty hoạt động chính dụa trên xuất khẩu, có đến hơn 80% doanh thu của công ty là từ việc xuất khẩu thủy sản. Và trong

các loại doanh thu thì doanh thu BH&CCDV là loại doanh thu chiếm tỷ trọng

cao nhất trong tổng doanh thu. Bảng tổng kết số liệu doanh thu theo cơ cấu sản

phẩm dưới đây sẽ cho ta cái nhìn bao quát về hoạt động xuất khẩu của công ty

Bảng 4.2: Doanh thu theo cơ cấu sản phẩm từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chênh lệch Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 06-2012 06-2013

2010/2011 2012/2011 06-2013/

06-2012 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Cá fillet thành phẩm

không chất bảo quản 64.434 11 47.159 7 69.937 10 44.742 15 8.406 2 (17.275) (27) 22.778 48 (36.336) (81)

Cá fillet thành phẩm có

chất bảo quản 297.495 49 228.217 31 275.907 40 112.911 38 76.835 23 (69.278) (23) 47.690 21 (36.076) (32)

Cá nguyên con chặt đầu 7.094 1 64.949 9 124.633 18 51.166 17 39.580 12 57.855 816 59.684 92 (11.586) (23) Cá fillet thịt đỏ 232.436 39 382.003 53 222.001 32 91.276 30 209.327 63 149.567 64 (159.992) (42) 118.051 129 Tổng 601.459 100 722.328 100 692.488 100 300.095 100 334.148 100 120.860 20 (29.840) (4) 34.053 11

Hình 4.2: Doanh thu theo cơ cấu sản phẩm từ năm 2010 đến 6 tháng

Dựa vào bảng tổng hợp doanh thu theo cơ cấu sản phẩm giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, ta có thể nhận thấy rất rõ là sản phẩm cá fillet

thành phẩm có chất bảo quản và cá fillet thịt đỏ là hai mặt hàng mang lại

doanh thu cao nhất cho doanh thu.

Xét về mặt hàng các fillet thành phẩm có chất bảo quản, đay là một troh

hai mặt xuất khẩu chủ lực mang lại nguồn doanh thu lớn cho công ty Hiệp

Thanh và cũng là sản phẩm xuất khẩu “mũi nhọn” của công ty. Năm 2010 sản

phẩm này chiếm tỷ trọng là 49,46% cao nhất trong cơ cấu các mặt hàng doanh thu là 297.495 triệu đồng, đến năm 2011 tỷ trọng này giảm xuống còn 31,59%

trong cơ cấu các mặt hàng doanh thu là 228.217 triệu đồng giảm 69.278 triệu đồng (giảm 23,29%) so với năm 2010. Năm 2012 mặt hàng này có doanh thu

dẫn đầu trở lại 275.907 triệu đồng ( tỷ trọng chiếm 39,84%) tăng 47.690 triệu đồng (tăng 20,9% ) so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu là

76.835 triệu đồng giảm 36.076 triệu đồng (giảm 31,95%) so với cùng kì năm trước doanh thu là 112.911 triệu đồng nhưng còn nhiều khả năng sẽ doanh thu

này sẽ tăng vào những tháng cuối năm 2013.

Trong khi đó mặt hàng các fillet thịt đỏ lại có xu hướng tăng chỉ giảm trong năm 2012. Cụ thể là năm 2010 doanh thu của mặt hàng này là 232.436 triệu đồng chiếm tỷ trọng 38,65% trong cơ cấu sản phẩm đến năm 2011 doanh

thu chiếm 382.003 triệu đồng vươn lên dẫn đầu trong tổng doanh thu theo cơ 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000 2010 2011 2012 06/2012 06/2013 Năm T ri u đ n g Cá fillet thành phẩm không chất bảo quản

Cá fillet có chất bảo quản

Cá fillet nguyên con chặt đầu

cấu sản phẩm chiếm tỷ trọng 52,89% doanh thu tăng 149.567 triệu đồng (tăng

64,35%) so với năm 2010. Năm 2012 doanh thu này giảm lại còn 222.011 triệu đồng chiếm tỷ trọng 32,06% trả lại vị trí dẫn đầu cho sản phẩm cá fillet

có chất bảo quản, doanh thu giảm 159.992 triệu đồng (giảm 41,88%) so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu là 209.327 triệu đồng chiếm 62,65% tăng 118.051 triệu đồng (tăng 129,33%) so với cùng kì năm 2012

doanh thu chỉ là 91.276 triệu đồng.

Từ đó ta nhận thấy hai mặt hàng cá fillet có chất bảo quản và cá fillet thịt đỏ là sản phẩm luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và luân phiên chuyển dịch vị

trí dẫn cho nhau. Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu và sự tăng hay

giảm doanh thu của hai mặt hàng trong giai đoạn này là do công ty mở rộng

thị trường xuất khẩu sang Nga và Châu Á, dẫn đến doanh thu của các mặt hàng điển hình cho các thị trường này là cá fillet thị đỏ đông lạnh tăng mạnh. Song song đó xuất khẩu sang thị trường châu Âu lại gặp nhiều khó khăn do sự

cạnh tranh không lành mạnh từ c ác nước châu Âu, do đó doanh thu mặt hàng cá fillet thịt trắng giảm xuống. Vì như đã giải thích ở phần phân tích cơ cấu

sản phẩm thì cá tra fillet thịt đỏ còn gọi là cá tra theo quy cách Nga, cá tra không chất bảo quản là được gọi là cá tra quy cách châu Âu tên gọi này xuất

phát từ các mặt hàng này ưa chuộng tại các thị trường riêng biệt, mang nét điển hình vàđại diện cho loại sản phẩm của từng thi trường.

Đối với các mặt hàng khác là cá fillet thành phẩm không chấtt bảo quản

và cá nguyên con chặt đầu tì cơ cấu cũng có sự chuyển biến rõ rệt. Đối với sản

phẩm cá fillet thành phẩm không chất bảo quản thì doanh thu có sự tăng giảm luân phiên nhau. Năm 2010 doanh thu là 64.434 triệu đồng, năm 2011 giảm đi

26,81 (giảm 17.275 triệu đồng) so với năm 2011, đến năm 2012 doanh thu

tăng trở lại tăng 48,3% (tăng 22.778 triệu đồng), 6 tháng đầu năm 2013 doanh

thu giảm 81,21% (giảm 36.336 triệu đồng so với cùng kì năm trước. Mặt hàng cá nguyên còn chặt đầu thì doanh thu có xu hướng tăng từ năm 2010 đến năm

2012, cụ thể năm 2010 doanh thu là 7.094 triệu đồng tăng lên 64.949 triệu đồng năm 2011 tăng 57.855 triệu đồng (tăng 815,55%), năm 2012 tiếp tục tăng thêm 59.684 triệu đồng (tăng 91,89%) so với năm 2011, 6 tháng đầu năm

2013 giảm 11.586 triệu đồng (giảm 22,64%) so với cùng kì năm trước nhưng

cũng có nhiều khả năng doanh thu của hai mặt hàng này sẽ tăng vào các tháng cuối năm vì công tyđang mở rộng thị trường và tìm kiếm được nhiều nguồn

khách hàng khác nhau có nhu cầu cao về hai mặt hàng này. Các sản phẩm này tuy không phải là các sản phẩm chủ lực mang lại ngùn thu khổng lồ cho công ty, nhưng lại là những sản phẩm tiềm năng, đang ngày càng được ưa chuộng

trên thị trường và có khả năng tăng nhanh đột biến mang lại doanh thu và nguồn lợi nhuận lớn cho công ty.

Qua những phân tích trên, ta thấy doanh thu theo cơ cấu sản phẩm của

công ty Hiệp Thanh biến động không theo chiều hướng nhất định nào, doanh thu tính trên từng mặt hàng không ngừng biến đổi nhưng nếu xét một cách

chung nhất thì có thể thấy doanh thu này có dấu hiệu ngày một tăng lên mặc

dù mức tăng không rõ rệt và chưa ổn định. Do nguồn khách hàng của công ty đang dần được ổn định dẫn đến tăng số lượng hàng xuất khẩu nhưng chưa đều,

mặt khác là do công ty đã giảm thiểu chi phí sản xuất để hạ giá thành sản

phẩm góp phần là tăng sản lượng xuất khẩu và tăng doanh thu cho công ty, có

thể nói trong tương lai doanh thu xuất khẩu của công ty sẽ ngay một có mức tăng rõ rệt vàổn định hơn. Thêm vào đó có thể nhìn thấy hai mặt hàng cá fi llet thành phẩm có chất bảo quản và cá fillet thịt đỏ vẫn là hai mặt hang xuất khẩu

chủ lực mang lại nguồn doanh thu chủ yếu cho hoạt động xuất khẩu của công ty. Do đó công ty cần nghiên cứu chuyên sâu và nâng cao chất lượng của hai

loại sản phẩm này, cũng như giảm thiểu chi phí xuống mức tối thiểu để có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho công ty.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thủy hải sản hiệp thanh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)