Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty năm

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thủy hải sản hiệp thanh (Trang 54)

năm 2011

Thông qua số liệu bảng 4.6 và sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn (chi tiết phần phụ lục) ta tổng hợp được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi

nhuận năm 2011 như sau:

Bảng 4.6: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2011 Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Ký hiệu Số tiền

Doanh thu thuần ∆DTT (406.722)

Doanh thu HĐTC ∆DTTC (10.485) Thu nhập khác ∆TNK (26.091) Giá vốn hàng bán ∆GV 451.687 Chi phí tài chính ∆CPTC (4.123) Chi phí bán hàng ∆CPBH (29.325) Chi phí QLDN ∆CPQL 753 Chi phí khác ∆CPK 25.094 Thuế TNDN ∆TTNDN (763)

Đối tượng nghiên cứu ∆LN (515)

Qua số liệu trang trước cho thấy, lợi nhuận của công ty năm 2011 đã giảm 515 triệu đồng so với năm 2010. Lợi nhuận giảm là do năm 2011 là một năm thuận lợi cho việc xuất khẩu tuy nhiên công ty đã có sai sót trong phần

chứng từ nên số sản phẩm bị trả lại nhiều làm cho doanh thu giảm và năm

2011 công ty phải nộp thuế TNDN nên lợi nhuận sau thuế bị giảm.

- Doanh thu thuần (DTT): Do doanh thu thuần trong năm 2011 giảm

nhiều so với năm 2010, nên làm cho lợi nhuận trong năm 2011 giảm đến

406.722 triệu đồng.

- Doanh thu HĐTC (DTTC): Với sự sụt giảm của doanh thu từ HĐTC đã

làm lợi nhuận cho công ty giảm trong năm 2011, giảm 10.485 triệu đồng.

- Thu nhập khác (TNK): Một nhân tố làm giảm lợi nhuận của công ty trong năm 2011 là thu nhập khác, vì thu nhập khác trong năm này giảm mạnh

so với năm trước nên làm cho lợi nhuận giảm 26.091 triệu đồng.

- Giá vốn hàng bán (GV): Nhân tố làm tăng lợi nhuận của công ty trong năm 2011 nhiều nhất là giá vốn hàng bán, vì giá vốn hàng bán trong năm này

giảm nhiều so với năm 2010, nên đã làm cho lợi nhuận của công ty tăng

nhiều, tăng đến 451.687 triệu đồng.

- Chi phí tài chính (CPTC): Với tăng lên của nhân tố chi phí tài chính

trong năm 2011 so với năm 2010, đã làm cho lợi nhuận của công ty năm 2011

giảm đi4.123 triệu đồng.

- Chi phí bán hàng (CPBH): Do chi phí bán hàng của công ty trong năm 2011 tăng lên, làm cho lợi nhuận trong năm này giảm xuống, với mức giảm

29.325 triệu đồng.

- Chi phí QLDN (CPQL): Lợi nhuận của công ty năm 2011 tăng lên 753 triệu đồng do chi phí QLDN trong năm 2011 đã giảm đi so với năm 2010.

- Chi phí khác (CPK): Vì chi phí khác trong năm 2011 giảm xuống so

với năm 201 dẫn đến lợi nhuận của công ty trong năm này tăng lên 25.094

triệu đồng.

- Thuế TNDN (TTNDN): trong năm 2011 doanh nghiệp bắt đầu nộp

thuế TNDN làm cho lợi nhuận giảm đi 763 triệu đồng so với năm 2010.

Thông qua phương pháp thay thế liên hoàn cho thấy, lợi nhuận của công ty trong năm 2011 giảm so với năm 2010 là do số lượng cũng như giá trị của

các nhân tố làm tăng lợi nhuận nhỏ hơn so với các nhân tố làm giảm lợi nhuận

của công ty. Các nhân tố làm tăng lợi nhuận của công ty trong năm 2011 là: giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác. Có thể thấy

các nhân tố chi phí của công ty trong năm 2011 đều có sự sụt giảm so với năm 2010, đặc biệt là nhân tố giá vốn hàng bán đã mangđến lợi nhuận cho công ty

rất nhiều trong năm 2011 và làm cho lợi nhuận của công ty trong năm 2011 tăng đến 451.687 triệu đồng nguyên nhân là do số lượng hàng hóa trong năm

2011 giảm so với năm 2010, mặt khác giá xuất khẩu của các mặt hàng tăng làm cho giá cá tra trong nước cũng tăng theo trong khi có trang trại nuôi của

công ty cung cấp trên 80% nhu cầu nguyên liệu cho công ty nên giảm được

phần chi phí nguyên liệu đầu vào, chứng tỏ khả năng quản lý các nguồn về chi

phí của công ty khá tốt. Ngoài ra, các nhân tố này đều là những chi phí cần

thiết cho sự hoạt động của công ty, mặc dù trong năm 2011 công ty đã tăng

công suất hoạt động và và tiêu thụ nhiều sản phẩm hơn năm trước, nhưng nh ờ

sự quản lý tốt và các chính sách tiết kiệm chi phí của các cấp lãnhđạo đã làm cho các khoản chi phí này được kiềm chế và giảm xuống.

Bên cạnh các nhân tố làm tăng lợi nhuận cho công ty, cũng không tránh

khỏi có các nhân tố làm giảm lợi nhuận của công ty, và các nhân tố này là: doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu khác. Cùng với

sự sụt giảm của giá vốn hàng bán thì doanh thu thuần cũng giảm theo trong năm 2011, nên lợi nhuận trong năm này cũng giảm theo, giảm đến 406.722

triệu đồng. Trong năm các khoản doanh thu của công ty đề bị sụt giảm cho

thấy phần nào khả năng quản lý và đầu tư của công ty chưa tốt, công ty cần

coa nhiều biện phấp phù hợp để hoạt động hiệu quả hơn.

4.4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công tynăm 2011 năm 2011

Dưới đây là bảng tổng hợp từ phương pháp thay thế liên hoàn (chi tiết

phần phụ lục) về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận của công ty trong năm 2012:

Bảng 4.7: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Ký hiệu Số tiền

Doanh thu thuần ∆DTT 157.509

Doanh thu HĐTC ∆DTTC (12.236) Thu nhập khác ∆TNK 21.692 Giá vốn hàng bán ∆GV (177.094) Chi phí tài chính ∆CPTC 19.412 Chi phí bán hàng ∆CPBH 12.753 Chi phí QLDN ∆CPQL (1.258) Chi phí khác ∆CPK (16.956) Thuế TNDN ∆TTNDN (599)

Đối tượng nghiên cứu ∆LN 3.762

Lợi nhuận của công ty trong năm 2012 tăng 3.762 triệu đồng so với năm

2011. Cho thấy trong năm 2012 công ty hoạt động có hiệu quả, và nguyên

nhân làm tăng lợi nhuận của công ty chủ yếu là do sự tác động của các nhân tố

sau:

- Doanh thu thuần (DTT): Do doanh thu thuần trong năm 2012 tăng so

với năm 2011, nên làm cho lợi nhuận trong năm 2012 tăng lên 157.509 triệu đồng.

- Doanh thu HĐTC (DTTC): Với sự sụt giảm của doanh thu từ HĐTC đã làm lợi nhuận cho công ty giảm trong năm 2012, giảm 12.236 triệu đồng.

- Thu nhập khác (TNK): Một nhân tố làm tăng lợi nhuận của công ty trong năm 2012 là thu nhập khác, vì thu nhập khác trong n ăm này tăng so với năm trước nên làm cho lợi nhuận tăng 21.692 triệu đồng.

- Giá vốn hàng bán (GV): Nhân tố làm giảm lợi nhuận của công ty trong năm 2012 nhiều nhất là giá vốn hàng bán, vì giá vốn hàng bán trong năm này tăng nhiều so với năm 2011, nên đã l àm cho lợi nhuận của công ty giảm nhiều,

giảm đến 177.094 triệu đồng.

- Chi phí tài chính (CPTC): Với giảm đi của nhân tố chi phí tài chính

trong năm 2012 so với năm 2011, đã làm cho lợi nhuận của công ty năm 2012 tăng lên 19.412 triệu đồng.

- Chi phí bán hàng (CPBH): Do chi phí bán hàng của công ty trong năm

2012 giảm, làm cho lợi nhuận trong năm này tăng lên, với mức tăng 12.753

triệu đồng.

- Chi phí QLDN (CPQL): Lợi nhuận của công ty năm 2012 giảm 1.258

triệu đồng do chi phí QLDN trong năm 2012 tăng lên so với năm 2011.

- Chi phí khác (CPK): Vì chi phí khác trong năm 2012 tăng lên so với năm 2011 dẫn đến lợi nhuận của công ty trong năm này giảm xuống 16.956

triệu đồng.

- Thuế TNDN (TTNDN): trong năm 2012 thuế TNDN tăng lên làm cho lợi nhuận giảm đi 559 triệu đồng so với năm 2011.

Kết quả từ phương pháp thay thế liên hoàn cho thấy, trong năm 2012 lợi

nhuận của công ty tăng so với năm 2011 là do sự chệnh lệch giữa các nhân tố làm tăng lợi nhuận và các nhân tố làm giảm lợi nhuận của công ty. Các nhân

tố làmtăng lợi nhuận cho công ty là: doanh thu thuần, thu nhập khác, chi phí tà chính và chi phí bán hàng. Trong đó, doanh thu thuần là nhân tố làm cho lợi

nhuận của công ty trong năm 2012 tăng nhiều nhất và ít nhất là chi phí bán hàng. Sở dĩ doanh thu thuần làm tăng lợi nhuận cho công ty là do trong năm 2012 số lượng sản phẩm tiêu thụ đã tăng so với năm trước, mặt khác số lượng

hàng hóa bị trả lại được giảm xuống, dẫn đến lợi nhuận của công ty trong năm 2012 tăng lên. Ngoài ra, các nhân tố chi phí tài chính và c hi phí bán hàng cũng

góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty

Bên cạnh các nhân tố làm tăng lợi nhuận cho công ty, cũng không tránh

khỏi có các nhân tố làm giảm lợi nhuận của công ty, và các nhân tố này là: doanh thu từ HĐTC, giá vốn hàng bán, chi phí QLDN, chi phí khác và thuế

TNDN. Cùng với sự gia tăng của doanh thu thuần thì giá vốn hàng bán cũng tăng nhanh trong năm 2012, nên lợi nhuận trong năm này cũng giảm theo,

giảm đến 177.094 triệu đồng. Tuy có sự tăng lên của các khoản chi phí này làm giảm lợi nhuận của công ty, nhưng nó xuất phát từ việc công ty tăng công

suất hoạt động, mở rộng thị trưởng tiêu thụ và các chi phí này vẫn nằm trong

phạm vi kiểm soát, vẫn nhỏ hơn so với các nhân tố làm tăng lợi nhuận của

công ty nên có thể tam chấp nhận được.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thủy hải sản hiệp thanh (Trang 54)