NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thủy hải sản hiệp thanh (Trang 35)

3.5.1. Thuận lợi

Nông trại Hiệp Thanh là một trong những nông trại lớn nhất tại đồng

bằng sông Cửu Long, luôn đáp ứng đến 80% sản lượng cá tra nguyên liệu

đảm bảo có được nguồn cá tra nguyên liệu ổn định dồi dào và chất lượng tốt

nhất để phục vụ sản xuất. Trong suốt thời gian nuôi, tất cả các nguyên liệu đầu vào như kháng sinh, thuốc, thức ăn,.. đều được kiểm soát và chuẩn hóa

nghiêm ngặt.

Công ty có hệ thống máy móc thiết bị tiên tiến, dây chuyền sản xuất được nhập khẩu trức tiếp tư Châu Âu. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty

không ngừng được nâng cấp, trìnhđộ nhân viên có chuyên môn cao, giàu kinh nghiêm trong lĩnh vực sản xuất và mua bán. Nhân viên có tính năng động và

có năng lực quản lý tốt, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, luôn đạt được mục tiêu phấn đấu của ban giám đốc đề ra.

Được quyền xuất khẩu trực tiếp qua các nước mà không cần phải qua

trung gian, giúp tiết kiệm được chi phí và khắc phục được tình trạng trễ hẹn

với khách hàng, giúp công ty có lợi thế trong việc kinh doanh xuất khẩu.

3.5.2. Khó khăn

Ngoài những thuận lợi kể trên thì công ty cũng gặp phải những khó khăn

nhất định như sau:

- Mặc dù là một công ty có quy mô lớn và uy tín trong ngành nhưng cũng không tránh được những sự cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ cùng lĩnh vực

hoạt động. Bên cạnh đó là sự tăng cao của giá trị nguyên vật liệu đầu vào gây

ảnh hưởng đến tình hình thu mua nguyên liệu sản xuất và làm tăng giá thành

sản xuất.

- Chưa có bộ phận Marketing nên nắm bắt thông tin thị trường còn chậm,

dẫn đến việc đưa ra các quyết định xây dựng chiến lược kinh doanh không kịp

thời và chưa đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, việc kinh doanh của công ty chủ yếu

là kinh doanh qua Internet, nên cũng chưa tạo được nhiều lòng tin nơi khách

hàng.

3.6. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Nâng cao trình độ chuyên môn kiến thức cho công nhân viên, cải thiện đời sông vật chất cho họ.

Ngày càng mở rộng quy mô hoạt động và địa bàn kinh doanh, giữ mối

quan hệ tốt với khách hàng cũ và tạo được nhiều mối quan hệ mua bán hơn

với các khách hàng mới, tiềm năng.

Phấn đấu tạo niềm tin với khách hàng chiếm lĩnh được thị trường, tạo được lòng tin, uy tín vàđưa thương hiệu của công ty ngày càng phát triển lớn

mạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tạo được doanh số bán hàng cao hơn với các mặt hàng chủ lực, ngoài ra còn phấn đấu đạt kết quả tốt hơn đối với các mặt hàng phụ của công ty. Cố

gắng hoàn thiện cơ cấu tài chính nhằm đạt được mục tiêu tối thiểu hóa chi phí

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH

DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY HẢI HIỆP

THANH

4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY TỪ NĂM2008 ĐẾN 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 2008 ĐẾN 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2011

4.1.1. Phân tích tình hình doanh thu theo thành phần

Qua số liệu bảng 2 cho thấy, tổng doanh thu của công ty được hình thành từ doanh thu BH&CCDV, doanh thu HĐTC và nguồn thu nhập khác. Trong đó, doanh thu từ BH&CCDV luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu

của công ty, kế đến là doanh thu từ HĐTC và thu nhập khác.

- Về doanh thu BH&CCDV thì trong những năm qua biến động không

theo chiều hướng nào. Doanh thu BH&CCDV của công ty từ năm 2010 đến năm 2011 giảm mạnh giảm tới 30,29%, tương đương giảm 400.790 triệu đồng.

Doanh thu BH&CCDV giảm trong năm 2011 là do trong năm 2011 công ty có

sai sót về chứng từ làm cho hàng bị trả lại nhiều nên doanh thu BH&CCDV giảm, và trong năm 2011 doanh thu của hoạt động chế biến gạo và cung cấp

dịch vụ giảm . Nhưng đến năm 2012, doanh thu đã tăng trở lại tăng 17,06% tương ứng tăng 157.365 triệu đồng nguyên nhân là do doanh thu của hoạt động chế biến thủy sản tăng cộng thêm các mô hình trong sản xuất phát huy

hiệu quả tốt. Đến 06 tháng đầu năm 2013 doanh thu tiếp tục tăng 20,35% so

với 6 tháng đầu năm 2012 tăng tương ứng 83.215 triệu đồng nguyên nhân là do nhu cầu tiêu thụ thủy sản đông lạnh của thị trường tăng đặc biệt là EU (Hiệp Thanh là công ty có thế mạnh về xuất khẩu cá tra đông lạnh và EU là thị trường xuất khẩu lớn của Hiệp Thanh).

Doanh thu BH&CCDV biến động không theo chiều hướng nào, xét về

tỷ trọng của doanh thu BH&CCDV cũng tăng giảm không theo quy luật nào tuy nhiên mức chênh lệch không lớn. Trong năm 2010, doanh thu này chiếm

tỷ trọng đến 95,79% trong tổng doanh thu năm 2010. Đến năm 2011 tỷ trọng này tăng lên 97,71%, qua năm 2012 tỷ trọng này lại giảm xuống 97,2%. Với 06 tháng đầu năm 2012 tỷ trọng là 99,11% cao hơn và 06 tháng đầu năm 2013

có tỷ trọng là 98,8% của doanh thu. Nhìn chung doanh thu BH&CCDV luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu vì vậy nếu công ty muốn tăng tổng

doanh thu thì phải ưu tiên quan tâm chỉ tiêu này nhiều nhất.

Về doanh thu HĐTC của công ty chủ yếu thu từ các khoản lãi tiền gửi

và tiền cho vay, và doanh thu này có xu hướng giảm dần từ năm 2010 đến năm 2012 điều này cho thấy phần nào công ty quản chưa tốt đối với tình hình tài chính của mình, đến 6 tháng đầu năm 2013 thì có dấu hiệu tăng lên so với 6 tháng đầu năm 2012 cho thấy công ty đã bắt đầu quản lý chặt hơn. Cụ thể doanh thu năm 2010 là 26.138 triệu đồng giảm xuống còn 15.653 triệu đồng năm 2011 giảm 10.485 triêu đồng (giảm 40,11%) so với năm 2010, đến năm

2012 doanh thu tiếp tục giảm xuống còn 3.417 triệu đồng năm 2012 giảm

12.236 triệu đồng (giảm78,17%) so với năm 2011. Doanh thu HĐTC của 6 tháng đầu năm 2013 là 5.821 triệu đồng tăng 2.670 triệu đồng (tăng 84,74%)

so với 6 tháng đầu năm 2012 doanh thu là 3.417 triệu đồng. Mặt khác, tuy doanh thu HĐTC không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu nhưng doanh

thu này có chiều hướng giảm dần từ năm 2010 đến năm 2012 và có dấu hiêu

tăng ở 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng năm trước. Năm 2010 chỉ tiêu này chiếm 1,89% trên tổng doanh thu của công ty, đến năm 2011 chỉ tiêu này giảm

còn 1,66%, và giảm xuống còn rất ít 0,31% trên tổng doanh vào năm 2012. 6 tháng đầu năm 2012 chiếm 0,76% thấp hơn và 6 tháng đầu năm 2013 chiếm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.1: Tổng hợp doanh thu từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chênh lệch

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 06-2012 06-2013

2011/2010 2012/2011 06-2013/

06-2012 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh thu

BH&CCDV 1.323.179 96 922.389 98 1.079.754 97 408.856 99 492.071 99 (400.790) (30,29) 157.365 17,06 83.215 20,35

Doanh thu HĐTC 26.138 2 15.653 2 3.417 0 3.151 1 5.821 1 (10.485) (40,11) (12.236) (78,17) 2.670 84,74 Thu nhập khác 32.082 2 5.991 0 27.683 3 479 0 154 0 (26.091) (81,33) 21.692 362,08 (325) (67,85) Tổng doanh thu 1.381.399 100 944.033 100 1.110.854 100 412.486 100 498.046 100 (437.366) (31,66) 166.821 17,67 85.560 20,74

Hình 4.1: Tổng doanh thu từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

- Nguồn đem lại doanh thu cho công ty nữa là từ thu nhập khác, gồm: thu

nhập từ thanh lý tài sản, chở thuê, cho thuê kho lạnh,… Năm 2010 doanh thu

là 32.082 triệu đồng giảm xuống 5.991 triệu đồng năm 2011 giảm đến 26.091

triệu đồng (giảm 81,33%), đến năm 2012 doanh thu tăng vọt lên 27.683 triệu đồng tăng 21.692 triệu đồng (tăng 362,08%), 6 tháng đầu năm 2013 doah thu

này là 154 triệu đồng giảm 325 triệu đồng (giảm 67,85%) so với 6 tháng đầu năm 2012 là 479 triêu đồng.

Xét về cơ cấu doanh thu, nhìn chung thu nhập khác chiếm tỷ trọng không đáng kể và tăng giảm không đều qua các thời kì. Năm 2010 chiếm

2,32% trên tổng doanh thu, năm 2011 chiếm 0,63% giảm 1,69% so với năm 2010. Đến năm 2012 chiếm 2,49% tăng 1,86% so vớ năm 2011 và 6 tháng

đầu năm 2013 chiếm 0,03% giảm 0,9% so với 6 tháng đầu năm 2012 chiếm 0,12%. Qua đó cho thấy các doanh thu của công ty tăng, giảm không theo xu hướng nào công ty cần xác định xu hướng của các loại doanh thu để có cách

quản lí tốt hơn cũng như đề ra các giải pháp để tăng doanh thu.

Nhìn chung, doanh thu của công ty có được chủ yếu từ BH&CCDV, nên khi doanh thu từ BH&CCDV tăng lên hoặc giảm xuống dẫn đến tổng doanh

thu của công ty tăng hoặc giảm theo. Như trong năm 2011, doanh thu từ

BH&CCDV giảm 30,29% so với năm 2010, thì tổng doanh thu của công ty

cũng giảm đến 31,66%. Năm 2012 doanh thu BH&CCDV tăng 17,06% thì tổng doanh thu cũng tăng 17,67% so với năm 2011. Qua đó cho thấy, nếu

công ty muốn tăng doanh thu của mình lên thì nên đầu từ nhiều vào khâu BH&CCDV. 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000 2010 2011 2012 06/2012 06/2013 Năm T ri u đ n g Tổng doah thu

4.1.2. Phân tích tình hình doanh thu theo cơ cấu sản phẩm

Công ty Hiệp Thanh là một công ty hoạt động chính dụa trên xuất khẩu, có đến hơn 80% doanh thu của công ty là từ việc xuất khẩu thủy sản. Và trong

các loại doanh thu thì doanh thu BH&CCDV là loại doanh thu chiếm tỷ trọng

cao nhất trong tổng doanh thu. Bảng tổng kết số liệu doanh thu theo cơ cấu sản

phẩm dưới đây sẽ cho ta cái nhìn bao quát về hoạt động xuất khẩu của công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.2: Doanh thu theo cơ cấu sản phẩm từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chênh lệch Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 06-2012 06-2013

2010/2011 2012/2011 06-2013/

06-2012 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Cá fillet thành phẩm

không chất bảo quản 64.434 11 47.159 7 69.937 10 44.742 15 8.406 2 (17.275) (27) 22.778 48 (36.336) (81)

Cá fillet thành phẩm có

chất bảo quản 297.495 49 228.217 31 275.907 40 112.911 38 76.835 23 (69.278) (23) 47.690 21 (36.076) (32)

Cá nguyên con chặt đầu 7.094 1 64.949 9 124.633 18 51.166 17 39.580 12 57.855 816 59.684 92 (11.586) (23) Cá fillet thịt đỏ 232.436 39 382.003 53 222.001 32 91.276 30 209.327 63 149.567 64 (159.992) (42) 118.051 129 Tổng 601.459 100 722.328 100 692.488 100 300.095 100 334.148 100 120.860 20 (29.840) (4) 34.053 11

Hình 4.2: Doanh thu theo cơ cấu sản phẩm từ năm 2010 đến 6 tháng

Dựa vào bảng tổng hợp doanh thu theo cơ cấu sản phẩm giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, ta có thể nhận thấy rất rõ là sản phẩm cá fillet

thành phẩm có chất bảo quản và cá fillet thịt đỏ là hai mặt hàng mang lại

doanh thu cao nhất cho doanh thu.

Xét về mặt hàng các fillet thành phẩm có chất bảo quản, đay là một troh

hai mặt xuất khẩu chủ lực mang lại nguồn doanh thu lớn cho công ty Hiệp

Thanh và cũng là sản phẩm xuất khẩu “mũi nhọn” của công ty. Năm 2010 sản

phẩm này chiếm tỷ trọng là 49,46% cao nhất trong cơ cấu các mặt hàng doanh thu là 297.495 triệu đồng, đến năm 2011 tỷ trọng này giảm xuống còn 31,59%

trong cơ cấu các mặt hàng doanh thu là 228.217 triệu đồng giảm 69.278 triệu đồng (giảm 23,29%) so với năm 2010. Năm 2012 mặt hàng này có doanh thu

dẫn đầu trở lại 275.907 triệu đồng ( tỷ trọng chiếm 39,84%) tăng 47.690 triệu đồng (tăng 20,9% ) so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu là

76.835 triệu đồng giảm 36.076 triệu đồng (giảm 31,95%) so với cùng kì năm trước doanh thu là 112.911 triệu đồng nhưng còn nhiều khả năng sẽ doanh thu

này sẽ tăng vào những tháng cuối năm 2013.

Trong khi đó mặt hàng các fillet thịt đỏ lại có xu hướng tăng chỉ giảm trong năm 2012. Cụ thể là năm 2010 doanh thu của mặt hàng này là 232.436 triệu đồng chiếm tỷ trọng 38,65% trong cơ cấu sản phẩm đến năm 2011 doanh

thu chiếm 382.003 triệu đồng vươn lên dẫn đầu trong tổng doanh thu theo cơ 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000 2010 2011 2012 06/2012 06/2013 Năm T ri u đ n g Cá fillet thành phẩm không chất bảo quản

Cá fillet có chất bảo quản

Cá fillet nguyên con chặt đầu

cấu sản phẩm chiếm tỷ trọng 52,89% doanh thu tăng 149.567 triệu đồng (tăng

64,35%) so với năm 2010. Năm 2012 doanh thu này giảm lại còn 222.011 triệu đồng chiếm tỷ trọng 32,06% trả lại vị trí dẫn đầu cho sản phẩm cá fillet

có chất bảo quản, doanh thu giảm 159.992 triệu đồng (giảm 41,88%) so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu là 209.327 triệu đồng chiếm 62,65% tăng 118.051 triệu đồng (tăng 129,33%) so với cùng kì năm 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

doanh thu chỉ là 91.276 triệu đồng.

Từ đó ta nhận thấy hai mặt hàng cá fillet có chất bảo quản và cá fillet thịt đỏ là sản phẩm luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và luân phiên chuyển dịch vị

trí dẫn cho nhau. Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu và sự tăng hay

giảm doanh thu của hai mặt hàng trong giai đoạn này là do công ty mở rộng

thị trường xuất khẩu sang Nga và Châu Á, dẫn đến doanh thu của các mặt hàng điển hình cho các thị trường này là cá fillet thị đỏ đông lạnh tăng mạnh. Song song đó xuất khẩu sang thị trường châu Âu lại gặp nhiều khó khăn do sự

cạnh tranh không lành mạnh từ c ác nước châu Âu, do đó doanh thu mặt hàng cá fillet thịt trắng giảm xuống. Vì như đã giải thích ở phần phân tích cơ cấu

sản phẩm thì cá tra fillet thịt đỏ còn gọi là cá tra theo quy cách Nga, cá tra không chất bảo quản là được gọi là cá tra quy cách châu Âu tên gọi này xuất

phát từ các mặt hàng này ưa chuộng tại các thị trường riêng biệt, mang nét điển hình vàđại diện cho loại sản phẩm của từng thi trường.

Đối với các mặt hàng khác là cá fillet thành phẩm không chấtt bảo quản

và cá nguyên con chặt đầu tì cơ cấu cũng có sự chuyển biến rõ rệt. Đối với sản

phẩm cá fillet thành phẩm không chất bảo quản thì doanh thu có sự tăng giảm luân phiên nhau. Năm 2010 doanh thu là 64.434 triệu đồng, năm 2011 giảm đi

26,81 (giảm 17.275 triệu đồng) so với năm 2011, đến năm 2012 doanh thu

tăng trở lại tăng 48,3% (tăng 22.778 triệu đồng), 6 tháng đầu năm 2013 doanh

thu giảm 81,21% (giảm 36.336 triệu đồng so với cùng kì năm trước. Mặt hàng cá nguyên còn chặt đầu thì doanh thu có xu hướng tăng từ năm 2010 đến năm

2012, cụ thể năm 2010 doanh thu là 7.094 triệu đồng tăng lên 64.949 triệu đồng năm 2011 tăng 57.855 triệu đồng (tăng 815,55%), năm 2012 tiếp tục tăng thêm 59.684 triệu đồng (tăng 91,89%) so với năm 2011, 6 tháng đầu năm

2013 giảm 11.586 triệu đồng (giảm 22,64%) so với cùng kì năm trước nhưng

cũng có nhiều khả năng doanh thu của hai mặt hàng này sẽ tăng vào các tháng cuối năm vì công tyđang mở rộng thị trường và tìm kiếm được nhiều nguồn

khách hàng khác nhau có nhu cầu cao về hai mặt hàng này. Các sản phẩm này tuy không phải là các sản phẩm chủ lực mang lại ngùn thu khổng lồ cho công ty, nhưng lại là những sản phẩm tiềm năng, đang ngày càng được ưa chuộng

trên thị trường và có khả năng tăng nhanh đột biến mang lại doanh thu và nguồn lợi nhuận lớn cho công ty.

Qua những phân tích trên, ta thấy doanh thu theo cơ cấu sản phẩm của

công ty Hiệp Thanh biến động không theo chiều hướng nhất định nào, doanh thu tính trên từng mặt hàng không ngừng biến đổi nhưng nếu xét một cách

chung nhất thì có thể thấy doanh thu này có dấu hiệu ngày một tăng lên mặc

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thủy hải sản hiệp thanh (Trang 35)