- Hiện nay, ở khu vực nông thôn nhất là những vùng miền núi, vùng sâu, vùng
xa vẫn chủ yếu là các chi nhánh NHTMNN, NHCSXH, Quỹ tín dụng nhân dân. Sự tham gia của các NHTM cổ phần khá khiêm tốn. Do đó, NHNN cần xem xét, bổ sung nhiều cơ chế ưu đãi (giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng tỷ lệ tái cấp vốn) đối với các chi nhánh TCTD có tỷ trọng vốn đầu tư vào lĩnh vực NNNT cao, kích thích các Chi nhánh TCTD mở rộng mạng lưới hoạt động ở vùng nông thôn và gia tăng tỷ lệ đầu tư tín dụng vào lĩnh vực NNNT.
- Hiện nay, tại tỉnh Khánh Hòa mới chỉ có 01 dự án của công ty cổ phần Đường Ninh Hòa (thu mua và bao tiêu sản phẩm mía đường). Dự án triển khai sẽ góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, đóng góp cho sự phát triển kinh tế và giải quyết an sinh xã hội tại địa phương. Vì dự án này phải được thực hiện trên cánh đồng mẫu lớn (diện tích khoảng 300ha), nên phải liên kết các hộ dân trồng mía với nhau và phải đưa các ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất. Do đó, NHNN Việt Nam cần sớm có quyết định cho dự án của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên EMU (Việt Nam) (chế biến và đóng gói xoài Úc theo tiêu chuẩn Global G.A.P) triển khai.
73
Kết luận chương 3
Trong chương 3 tập trung vào các phương hướng, các giải pháp, các kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay đối với hộ nông dân tại các TCTD trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Trong đó, gồm 02 nhóm giải pháp cơ bản đối với các Chi nhánh TCTD và hộ nông dân trên địa bàn.
Ngoài ra, phần này cũng đưa ra những kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại các Chi nhánh TCTD trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đối với lĩnh vực NNNT nói chung và hộ nông dân nói riêng.
74
KẾT LUẬN
Thực hiện nền kinh tế thị trường, hạch toán kinh doanh, các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế cá thể, hộ sản xuất, tiểu chủ, tư bản tư nhân... đều được khuyến khích phát triển, được tiếp cận vốn Ngân hàng và bình đẳng trước pháp luật. Tín dụng đối với hộ nông dân thuộc khu vực nông thôn thực sự là đòn bẫy thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn Việt Nam phát triển toàn diện, mạnh mẽ và đang ngày càng trở thành khu vực sản xuất hàng hóa không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà doanh số xuất khẩu của nhiều ngành hàng có xuất xứ nguyên liệu, lao động từ nông nghiệp, nông thôn ngày càng lớn. Do đó, để nông thôn có thể phát triển theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước, chúng ta nên tạo môi trường vững chắc cho khu vực nông thôn.
Với thời gian, lượng kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, luận văn chưa đi thực tế để khảo sát các hộ nông dân tại các vùng, miền trên địa bàn để khảo sát thêm các nhân tố làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của hộ, chỉ nghiên cứu và phân tích những yếu tố thuộc về hộ nông dân cũng như nguyên nhân nội tại của ngân hàng làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của hộ nông dân tại các TCTD dựa trên cơ sở các kết quả đã được kiểm định trong các nghiên cứu trước đó. Do đó, luận văn không sao tránh khỏi khiếm khuyết.
Trong các giải pháp đề ra, một số giải pháp được tác giả kế thừa và sửa đổi để vận dụng phù hợp với thực trạng hoạt động của các TCTD trên địa bàn. Việc giải quyết cho hộ nông dân thuận lợi tiếp cận với vốn vay của ngân hàng, nhằm nâng cao đời sống của nông dân hiện vẫn đang là vấn đề mà cả Nhà nước và nhân dân đều quan tâm. Vì vây, tác giả mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy, cô để luận văn được hoàn thiện hơn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. TS.Nguyễn Thị Mỹ Dung (2011), Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, Tp.HCM.
2. GS.TS.Phạm Vân Đình (2009), Bài giảng Kinh tế nông nghiệp, trường ĐH Nông
nghiệp Hà Nội;http://www.ebook.edu.vn/?page=1.38&view=7032
3. Frankellis (1993), Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phan Đình Khôi (2012), “Tín dụng chính thức và không chính thức ở Đồng bằng sông Cửu Long: Hiệu ứng tương tác và khả năng tiếp cận”, Kỷ yếu Khoa học trường Đại học Cần Thơ 2012, trang 144 -165.
5. TS. Lê Thị Nghệ và các cộng sự (2006), Báo cáo “Phân tích thu nhập của hộ nông dân do thay đổi hệ thống canh tác ở Đồng bằng Sông Hồng”.
6. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa (2010, 2011, 2012, 2013), Báo cáo tình hình cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.
7. Nguyễn Quốc Oánh, Phạm Thị Mỹ Dung (2010), “Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân: trường hợp nghiên cứu ở vùng cận ngoại thành Hà Nội”, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2010 (tập 8, số 1), trang 170 – 177.
8. Nguyễn Quốc Oánh (2012), “Nghiên cứu hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội.
9. TS. Nguyễn Minh Phong (2013), “Những đột phá cần có về tín dụng cho nông nghiệp”, Hội thảo giải pháp cho vay nông nghiệp nông thôn có bảo hiểm lãi suất tại Đồng bằng sông Cửu Long, trang 39 – 48.
10. TS. Nguyễn Minh Phong (2010), “ Phát triển thị trường tín dụng nông nghiệp và nông thôn : Kinh nghiệm Trung Quốc và thực tiễn Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng số 22/2010.
11. Vai trò của tín dụng đối với sự phát triển kinh tế nông thôn, Tạp chí Công
nghiệp,số4(tháng7/2008),http://vst.vista.gov.vn/home/database/an_pham_dien_tu/non
g_thon_doi_moi/2008/2008_00044
Tài liệu tham khảo Tiếng Anh
1. Barslund, M. và F. Tarp (2008), “Formal and Informal Rural Credit in Four Provinces of Vietnam”, World Development, 44(4), pp. 485–503.
2. Isaac Wachira Mwangi and Alfred Ouma (2012), “Social capital and access to credit in Kenya”, American Journal and Management Sciences, 3(1), pp. 8 – 16.
3. Lawal, J.O., Ajani, O.I.Y., Omonona, B.T., and Oni, O.A.(2009), “Effects of Social capital on credit Access among Cocoa Farming Househoulds in Osun State, Nigeria” Agricultural Journal, 4 (4), pp. 184 – 191.
4. Okten, C. (2004) “Social Networks and Credit access in Indonesia”, World Development, 32(7), pp. 1225 -1246.
5. Vuong Quoc Duy (2012), “Impact of differential access to credit on long and short term livelihood outcomes: group-based and individual microcredit in the Mekong Delta of Vietnam”, CAS Discussion paper No 86, pp. 01 – 26.
Danh mục văn bản
- Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và các chính sách hỗ trợ đầu tư cho nông nghiêp, nông thôn.
- Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/10/2010 về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
- Nghị quyết 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/200 8 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
- Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 01/9/2011 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
- Quyết định số 251/2006/QĐ-TTg ngày 31/10/2006, Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020.
- Quyết định 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ, V/v thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2013.
- Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013, của Thủ tướng Chính phủ về việc cho vay hộ cận nghèo.
- Thông tư số 14/2010/TT-NHNN ngày 14/6/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
* Các website truy cập và tham khảo:
- http://www.khanhhoa.gov.vn Cổng thông tin tỉnh Khánh Hòa
- http://www.khso.gov.vn Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa
PHỤ LỤC 1
TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT TẠI CÁC TCTD TRÊN ĐỊA BÀN 1.1. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua kết quả khảo sát để rút ra được nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn vay của hộ nông dân tại các TCTD trên địa bàn, để từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này chỉ bao gồm các nhân tố làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của hộ nông dân và các giải pháp đưa ra nhằm nâng cao khả năng tiếp cận này đối với hộ nông dân tại các TCTD trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.Ngân hàng Khánh Hòa trên địa bàn bao gồm 37 Chi nhánh TCTD: 32 Chi nhánh NHTM, 01 Chi nhánh NHCSXH, 01 Chi nhánh NHPT và 03 QTD. Cho vay lĩnh vực NNNT gồm 20 Chi nhánh NHTM, 01 Chi nhánh NHCSXH, và 03 QTDND. Riêng chỉ có 09 Chi nhánh NHTM cho vay đối tượng hộ nông dân, chiếm tỷ trọng là 45%. Mẫu khảo sát này chọn ra 18 cán bộ của 09 Chi nhánh NHTM cho vay đối tượng hộ và 22 cán bộ của 11 ngân hàng còn lại chưa cho vay đối với đối tượng này. Do đó, kích cỡ mẫu là 40 mẫu tương đối phù hợp.
Thông tin chung về mẫu: trong 40 mẫu được gửi đi có 21 phiếu được hoàn thành bởi các cán bộ quản lý của ngân hàng như: giám đốc; phó giám đốc Chi nhánh; trưởng phòng giao dịch; trưởng, phó phòng QHKH, trưởng nhóm hỗ trợ tín dụng, trưởng ban giám sát kinh doanh và xử lý nợ...Trong đó, nam giới giữ vai trò lãnh đạo chiếm 42,86%, còn lại 57,14% thuộc về lãnh đạo là nữ. 19 phiếu còn lại được hoàn thành bởi các chuyên viên phụ trách về công tác cho vay, thẩm định, quản lý nợ..., nam giới chiếm 52,63%, phần còn lại nữ giới chiếm 47,37%. Thời gian công tác của các đối tượng khảo sát là từ 5 năm trở lên (chiếm 87,5%); 12,5% còn lại thuộc đối tượng có
kinh nghiêm dưới 3 năm (là các đối tượng quản lý có năng lực, trình độ và kinh nghiệm mới được Hội sở bổ nhiệm). Trình độ đào tạo trên đại học chiếm 25% và đại học chiếm 75%.
1.4. Phương pháp phân tích số liệu
Đây là nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu qua bảng câu hỏi phỏng vấn. Bảng câu hỏi được chia làm 2 phần: (1) đánh giá về nguyên nhân nội tại từ phía ngân hàng làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn của HND trên địa bàn; (2) điều tra nguyên nhân làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn từ phía khách hàng là HND tại các NHTM trên địa bàn.Cách xử lý, tính toán và tổng hợp các dữ liệu bằng các hàm cơ bản của excel.
1.5. Kết quả khảo sát
1.5.1. Đánh giá các nguyên nhân nội tại của các TCTD đối với việc tiếp cận vốn của hộ nông dân trên địa bàn Khánh Hòa
Bảng 1.5.1.1. Mức độ tiếp cận vốn của HND tại các TCTD trên địa bàn
(Với thang điểm từ 1 đến 5 tương ứng với 1: dễ tiếp cận; 2: tương đối dễ tiếp cận; 3: hơi khó tiếp cận; 4: khó tiếp cận; 5: rất khó tiếp cận)
Đơn vị tính: số phiếu khảo sát; %
Chỉ tiêu Tần suất Tỷ lệ
Dễ tiếp cận 1 2,5
Tương đối dễ tiếp cận 1 2,5
Hơi khó tiêp cận 26 65
Khó tiếp cận 9 22,5
Rất khó tiếp cận 3 7,5
Tổng cộng 40 100
Bảng 1.5.1.2. Các chương trình, chính sách dành cho hộ nông dân
Đơn vị tính: số phiếu khảo sát; %
Chỉ tiêu Tần suất Tỷ lệ
Có 16 40
Không 24 60
Tổng cộng 40 100
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu khảo sát
Bảng 1.5.1.3. Nhóm khách hàng mục tiêu của ngân hàng
Đơn vị tính: số phiếu khảo sát; %
Cá nhân Hộ kinh doanh Doanh nghiệp/ DNVVN Chỉ tiêu Tần suất Tỷ lệ Tần suất Tỷ lệ Tần suất Tỷ lệ Tổng cộng Tỷ lệ Nhóm khách hàng mục tiêu 14 35 7 17,5 19 47,5 40 100
Do sự điều hành theo cơ
chế, chính sách của Hội sở 6 33,3 4 22,22 8 44,45 18 45
Do tiềm năng phát triển của
nhóm khách hàng 8 36,36 3 13,64 11 50 22 55
Bảng 1.5.1.4. Nguyên nhân nội tại của TCTD làm giảm khả năng tiếp cận vốn của HND
( Với thang điểm từ 1 đến 5 tương ứng là 1: không ảnh hưởng; 2: ít ảnh hưởng; 3: tương đối ảnh hưởng; 4: khá ảnh hưởng; 5: ảnh hưởng nhều nhất)
Đơn vị tính: số phiếu khảo sát; %
Thang điểm 1 2 3 4 5 Các yếu tố Tần suất Tỷ lệ Tần suất Tỷ lệ Tần suất Tỷ lệ Tần suất Tỷ lệ Tần suất Tỷ lệ
Lãi suất cho vay cao 0 0 0 0 5 12,5 10 25 25 62,5
Thủ tục, hồ sơ vay
phức tạp 0 0 29 72,5 3 7,5 5 12,5 3 7,5
Thời hạn cho vay
ngắn 1 2,5 10 25 25 62,5 4 10 0 0
Hạn mức cho vay
thấp 0 0 0 0 7 17,5 21 52,5 12 30
Thái độ phục vụ của nhân viên chưa chu đáo, nhiệt tình
39 97,5 1 2,5 0 0 0 0 0 0
Tổng cộng 40 100 40 100 40 100 40 100 40 100
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu khảo sát
1.5.2. Đánh giá các yếu tố của hộ nông dân làm giảm sự tiếp cận vốn tại các TCTD trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
( Với thang điểm từ 1 đến 5 tương ứng là 1: không ảnh hưởng; 2: ít ảnh hưởng; 3: tương đối ảnh hưởng; 4: khá ảnh hưởng; 5: ảnh hưởng nhều nhất)
Bảng 1.5.2. Các yếu tố của HND làm giảm sự tiếp cận vốn tại các TCTD trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Đơn vị tính: số phiếu khảo sát; %
Thang điểm 1 2 3 4 5 Các yếu tố Tần suất Tỷ lệ Tần suất Tỷ lệ Tần suất Tỷ lệ Tần suất Tỷ lệ Tần suất Tỷ lệ Tổng cộng Tỷ lệ Tuổi của chủ hộ 9 22,5 11 27,5 14 35 6 15 0 0 40 100 Giới tính của chủ hộ 35 87,5 5 12,5 0 0 0 0 0 0 40 100 Trình độ học vấn của chủ hộ 6 15 14 35 12 30 8 20 0 0 40 100 Tình trạng hôn nhân của chủ hộ 0 0 13 32,5 17 42,5 10 25 0 0 40 100 Thành viên thuộc hộ 6 15 8 20 14 35 12 30 0 0 40 100 Chủ hộ làm việc tại cơ quan
Nhà nước 6 15 16 40 18 45 0 0 0 0 40 100 Khoảng cách địa lý 5 12,5 4 10 5 12,5 11 27,5 15 37,5 40 100 Thu nhập bình quân của hộ 0 0 0 0 9 22,5 18 45 13 32,5 40 100 Tài sản đảm bảo của hộ 0 0 0 0 9 22,5 15 37,5 16 40 40 100
PHỤ LỤC 2
PHIẾU KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN TẠI CÁC CHI NHÁNH TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH KHÁNH HÒA
Kính chào anh/chị, tôi hiện đang là học viên cao học Khóa 1 của Trường ĐH Tài chính Marketing. Đề tài tôi chọn nghiên cứu là “Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của hộ nông dân tại các TCTD trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những thông tin cần thiết từ phía các anh/chị về việc tiếp cận vốn tín dụng tại ngân hàng anh/chị đối với hộ nông dân trên địa bàn. Để từ đó, tôi có cơ sở để đưa ra được các giải pháp thiết thực nhằm giúp các hộ dân tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn tại các ngân hàng. Tôi xin cam đoan, mọi thông tin mà anh/chị cung cấp sẽ được giữ bí mật để làm cơ sở nghiên cứu khoa học riêng của mình.