bàn tỉnh Khánh Hòa
Sự tăng trưởng, mở rộng đầu tư tín dụng luôn đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong tương lai. Kinh nghiệm và thực tế cho thấy, sự tăng trưởng nóng của tín dụng một giai đoạn nào đó sẽ để lại hậu quả về tỷ lệ nợ xấu trong những năm tiếp theo. Khi xuất hiện nợ xấu nghĩa là hoạt động cho vay của ngân hàng đã xuất hiện rủi ro, vì vậy ngân hàng phải có biện pháp để nhận thấy những nguyên nhân tiềm ẩn làm phát sinh rủi ro cho ngân hàng cũng như đề ra các chính sách, giải pháp, chiến lược phù hợp nhằm hạn chế và giảm thiểu rủi ro từ nợ quá hạn. Nợ xấu đối với hộ nông dân tại các TCTD trên địa bàn có cải thiện rõ rệt trong giai đoạn 2010 – 2013, tăng cao nhất là năm 2010 với tỷ lệ nợ xấu là 2,62% và giảm dần trong các năm tiếp theo. Năm 2013, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,04% là mức thấp nhất so với các năm. Các TCTD đã có nhiều biện pháp xử lý đối với những món nợ xấu kéo dài trong nhiều năm qua, vụ mùa bội thu, trúng giá cũng giúp cho các hộ nông dân trả được nợ ngân hàng. Tuy nhiên, khi ngân hàng quyết định cho các hộ nông dân vay vốn là phải xác định được những rủi ro lớn phát sinh từ nguyên nhân khách quan đó là thời tiết, thiên tai,
35
dịch bệnh; biến động giá cả thị trường cũng như cơ chế chính sách vĩ mô làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của hộ nông dân. Qua đó, nợ xấu đối với HND tại các TCTD trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cũng phần nào nói lên được nguyên nhân làm
giảm khả năng tiếp cận vốn của HND tại các TCTD trên địa bàn.(Bảng 2.7)
Bảng 2.7. Dư nợ xấu đối với hộ nông dân
Đơn vị tính: triệu đồng, %
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
Tổng dư nợ 1.105.108 1.126.635 1.218.654 1.341.215
Tổng nợ xấu 28.997 17.152 17.993 14.006
Mức tăng/giảm nợ xấu (tuyệt đối) -11.845 841 -3.987
Mức tăng/giảm nợ xấu (%) -40,85 4,90 -22,16
Tỷ lệ nợ xấu 2,62 1,52 1,48 1,04
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa