Đối với Chính phủ và Chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP cận vốn VAY của hộ NÔNG dân tại các tổ CHỨC tín DỤNG TRÊN địa bàn TỈNH KHÁNH hòa (Trang 85)

a. Đối với Chính phủ

- Hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản tiềm ẩn nhiều rủi ro do thiên tai, dịch bệnh và biến động giá cả trên thị trường, do đó, ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của người sản xuất và chất lượng tín dụng của ngân hàng. Để mang tính lâu dài và hiệu quả, đề nghị Chính phủ sớm tổng kết chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp nhằm xem xét sớm điều chỉnh, bổ sung để đưa bảo hiểm nông nghiệp đi vào cuộc sống, giúp nông dân yên tâm vay vốn sản xuất và tạo điều kiện để các TCTD thúc đẩy hoạt động tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

- Việc bảo tồn và phát triển ngành nghề, làng nghề truyền thống là một trong những chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, vì đây sẽ là nơi tạo ra và lưu giữ những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc cũng như góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế thời gian qua gặp khó khăn nên ngân sách địa phương hạn chế; việc huy động vốn từ nhân dân và các doanh nghiệp gặp khó khăn; vốn ngân hàng chưa thực sự trải rộng đối với hoạt động này. Do đó, đề nghị Chính phủ cần có cơ chế, chính sách khuyến khích các TCTD trong việc cho vay đối với lĩnh vực này.

b. Đối với Chính quyền địa phương (UBND tỉnh và các Sở, ban ngành có liên quan)

- UBND tỉnh cần chỉ đạo các Sở, ban ngành rà soát, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện quy hoạch cụ thể từng vùng, miền, từng ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phù hợp với điều kiện tự nhiên xã hội của địa phương; nâng cao công tác truyền thông nhằm thu hút các chương trình, dự án của các tổ chức trong

71

nước và quốc tế đầu tư vào địa phương, từ đó giúp cho cục diện tại vùng nông thôn (cụ thể là các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi) được cải thiện thông qua việc đầu tư xây dựng những công trình công cộng (hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, thủy lợi, y tế, trường học...) giúp thay đổi khả năng cải thiện được đời sống vật chất, tinh thần thông qua các khóa tập huấn kiến thức xã hội, cũng như kiến thức về sản xuất kinh doanh cho các hộ nông dân, hộ nghèo.

- Chỉ đạo UBND cấp xã/phường và các Sở, ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở tổ chức vận động nông dân tham gia tổ, nhóm, hội vay vốn, để từ đó tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Chính phủ về chính sách phát triển NNNT; thường xuyên mở các lớp tập huấn kiến thức sản xuất, kiến thức sử dụng vốn sau khi vay...cho hội viên. Thông qua các tổ chức đoàn thể này để phát triển sản xuất, tăng cường mối liên kết của cộng đồng, giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, hòa giải, đảm bảo an ninh trật tự... Việc thường xuyên mở các lớp tập huấn kiến thức sử dụng vốn sau khi vay cho hộ nông dân thực sự là nhân tố hỗ trợ có tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng vốn của mọi nhóm hộ.

- Cần chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, NHNN Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa nghiên cứu và đề xuất các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào các ngành nghề truyền thống như muối, nuôi trồng thủy hải sản....để nhân rộng mô hình liên kết chuỗi sản xuất – chế biến – tiêu thụ trên địa bàn nhằm cải thiện đời sống của nông dân, cũng như cải tiến và áp dụng được những công nghệ cao vào trong sản xuất, từ đó công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Rà soát lại quy hoạch, lập lại quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai phù hợp với yêu cầu mới của quá trình tái cơ cấu nông nghiệp. Quy hoạch vùng chuyên canh và giám sát thực hiện quy hoạch đối với một số mặt hàng nông sản chiến lược, mặt hàng xuất khẩu chủ lực, quy hoạch đất cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; quy hoạch chuyển đổi đất trồng lúa không hiệu quả sang trồng cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, rau, nuôi trồng thủy sản và các sản phẩm giá trị cao khác; bảo vệ đất lúa nhưng cho phép thay đổi linh hoạt mục đích sử dụng giữa lúa và các cây trồng khác. Tập trung đất cho phát triển nông nghiệp hiện đại, hiệu quả cao và giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập của bộ phận nông dân không có đất. Tạo điều kiện cho bộ phận

72

lao động này có thể chuyển sang làm các ngành nghề tiểu thủ công, dịch vụ hay các hoạt động phi nông nghiệp khác theo xu thế giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp trong cơ cấu lao động của xã hội.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP cận vốn VAY của hộ NÔNG dân tại các tổ CHỨC tín DỤNG TRÊN địa bàn TỈNH KHÁNH hòa (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)