Các yếu tố từ phía các TCTD được tác giả khảo sát là lãi suất cho vay cao; thủ tục, hồ sơ vay phức tạp; thời hạn cho vay ngắn; hạn mức cho vay thấp; thái độ phục vụ của nhân viên chưa chu đáo, nhiệt tình. Yêu cầu các cán bộ được khảo sát đánh số thứ
tự theo thang điểm từ 1 đến 5 (với 1 là không ảnh hưởng; 2 là ít ảnh hưởng; 3 là tương
đối ảnh hưởng; 4 là khá ảnh hưởng và 5 là ảnh hưởng nhiều nhất) cho những nguyên nhân nào làm ảnh hưởng nhiều nhất đến khả năng tiếp cận vốn vay của hộ nông dân tại các TCTD trên địa bàn. Theo kết quả tổng hợp từ phiếu khảo sát cho thấy thứ tự của
39
Thái độ phục vụ của nhân viên chưa chu đáo, nhiệt tình
Trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, việc tăng trưởng tín dụng và đẩy mạnh dịch vụ tới khách hàng tại các TCTD ở Việt Nam ngày càng cạnh tranh khốc liệt, thì việc hướng tới phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, kể cả NHTMCP và NHTMNN là điều tất yếu. Để hướng đến một ngân hàng bán lẻ hiện đại, năng động, các TCTD phải xác định các tiêu chí như giá trị thương hiệu; hiệu lực tài chính; tính bền vững của nguồn thu; tính rõ ràng của chiến lược; năng lực bán hàng; năng lực quản lý rủi ro; khả năng tạo sản phẩm; thâm nhập thị trường và đầu tư vào nguồn nhân lực.
Một trong các yếu tố căn bản tạo ra năng lực cạnh tranh của các TCTD chính là lợi thế thông qua con người. Nguồn nhân lực được coi là năng lực cốt lõi của ngân hàng khi chuyển sang mô hình ngân hàng bán lẻ. Để tạo ra một chiến lược khác biệt hóa, các TCTD cần phải thực hiện chuyên môn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cả về kỹ năng, trình độ nghiệp vụ, tác phong giao dịch và nhận thức về tầm quan trọng của nâng cao chất lượng dich vụ NHBL trong hoạt động ngân hàng.
Do đó, mức độ đánh giá của các cán bộ ngân hàng trên địa bàn dành cho yếu tố ”thái độ phục vụ của nhân viên chưa chu đáo, nhiệt tình” này là 39 ý kiến (chiếm tỷ lệ 97,5); với việc không làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của hộ nông dân tại các TCTD trên địa bàn cũng tương đối hợp lý (mức độ 1).
Thủ tục, hồ sơ vay phức tạp
Đây là nguyên nhân thứ hai được đánh giá là có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của hộ nông dân tại các TCTD trên địa bàn, tuy nhiên hầu hết các ý kiến đều cho rằng mức độ ảnh hưởng của nó đối với việc tiếp cận vốn vay của hộ tại ngân hàng là rất ít (ở mức độ 2); với tần suất xuất hiện là 29 lần, chiếm tỷ lệ 72,5%. Tuy nhiên, cũng có 05 trường hợp (chiếm 12,5%) cho rằng nguyên nhân này khá ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn vay của hộ nông dân và 03 trường hợp (chiếm 7,5%) cho rằng nguyên nhân này rất ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của hộ nông dân tại các TCTD.
40
Hiện nay, các TCTD đã tích cực trong việc đơn giản hóa các thủ tục vay vốn giúp cho khách hàng mà đặc biệt là người dân nông thôn dễ dàng tiếp cận với vốn ngân hàng. Tuy nhiên, đối với những người dân ở nông thôn, đặc biệt là ở những huyện vùng cao, vùng sâu, vùng xa có trình độ dân trí không đồng đều, còn nặng tâm lý sợ giao dịch với ngân hàng. Mặt khác, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc xác nhận tại UBND xã vẫn còn nhiều bất cập ở thủ tục hành chính cộng thêm vào đó là thời gian chờ xét duyệt vốn vay kéo dài. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm phát sinh nên loại hình tín dụng phi chính thức ở nông thôn hiện nay hay còn gọi là “tín dụng đen”. Ở Việt Nam, theo Barslund và Tarp (2008), có đến 36% số giao dịch tín dụng ở nông thôn là phi chính thức; đặc biệt ở Phú Thọ, tín dụng phi chính thức chiếm đến 50% tổng số giao dịch và ở Hà Tây (cũ) con số này là 48%.
Thời hạn cho vay ngắn
Với 25/40 ý kiến (chiếm tỷ lệ 62,5%) của cán bộ ngân hàng đánh giá thời hạn cho vay ngắn có tác động đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của hộ nông dân tại các ngân hàng (ở mức độ 3). Chúng ta hãy xem xét thực trạng cho vay theo kỳ hạn đối
với hộ nông dân tại các TCTD trên địa bàn tại số liệu bảng 2.9.
Bảng 2.9. Dư nợ phân theo kỳ hạn của hộ nông dân tại các TCTD trên địa bàn
Đơn vị tính: triệu đồng, %
Dư nợ phân theo kỳ hạn Tỷ trọng/tổng dư nợ Chỉ tiêu
2011 2012 2103 2011 2012 2103
Ngắn hạn 255.869 269.757 308.583 22,71 22,14 23,01
Trung, dài hạn 870.766 948.897 1.032.632 77,29 77,86 76,99
Tổng dư nợ 1.126.635 1.218.654 1.341.215 100 100 100
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa
Theo số liệu bảng này, dư nợ cho vay ngắn hạn và dư nợ cho vay trung, dài hạn tăng đều qua các năm. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm từ 22,14% đến 23,01% tổng dư nợ cho vay hộ nông dân; trong đó, dư nợ nhóm NHTMNN đạt 74 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,52% tổng dư nợ cho vay hộ nông dân; nhóm NHTMCP&LD đạt 126 tỷ đồng,
41
chiếm 9,39%, NHCSXH tỉnh đạt 98 tỷ đồng, chiếm 7,32% và QTDND Cam Lâm đạt 10,5 tỷ đồng chiếm 0,78%. Tỷ trọng tín dụng trung, dài hạn dao động trong khoảng từ 76,99% đến 77,86%. Trong đó, dư nợ nhóm NHTMNN đạt 32 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 2,38%; nhóm NHTMCP đạt 47,5 tỷ đồng, chiếm 3,54%; NHCSXH tỉnh đạt 944 tỷ
đồng, chiếm 70,4% và QTD Cam Lâm đạt 9 tỷ đồng chiếm 0,67%. (hình 2.7)
Hình 2.7. Dư nợ kỳ hạn của HND phân theo loại hình ngân hàng
Đơn vị tính: triệu đồng, %
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa
Nếu không tính NHCSXH tỉnh và QTDND Cam Lâm vào thì dư nợ phân theo kỳ hạn tại các TCTD chủ yếu là ở cho vay ngắn hạn. Cụ thể tỷ trọng dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn của từng nhóm như sau: nhóm NHTMNN dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 26,47%; dư nợ trung dài hạn chiếm 11,45% và nhóm NHTMCP có dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 45,08%; dư nợ trung dài hạn chiếm 17%. Qua đây có thể thấy, các TCTD trên địa bàn tập trung chủ yếu cho vay ngắn hạn đối với hộ nông dân trên địa bàn. Điều này cũng tương đối dễ hiểu vì các khoản cho vay ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn nhanh, ít rủi ro nên mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng. Những món vay có thời hạn càng dài càng ẩn chứa nhiều rủi ro. Nguyên do là cho vay vốn đối với hộ
42
nông dân, ngân hàng phải gánh chịu những rủi ro lớn phát sinh từ nguyên nhân khách quan đó là thời tiết thất thường với các thiên tai dịch bệnh như cúm gia cầm, lở mồm long móng, heo tai xanh, cúm H5N1... cùng với biến động gia cả thị trường cũng như cơ chế chính sách vĩ mô làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của hộ nông dân.
Hạn mức cho vay thấp
Theo đánh giá của các cán bộ ngân hàng, hạn mức tín dụng thấp có sức ảnh hưởng lớn đến việc tiếp cận vốn của hộ nông dân tại các TCTD trên địa bàn. Với 21/40 phiếu (chiếm tỷ lệ 52,5%) cho rằng nguyên nhân này khá ảnh (mức độ 4) đến khả năng tiếp cận vốn của hộ nông dân tại các TCTD trên địa bàn. Ta hãy xem hạn
mức mà các TCTD cho vay đối với hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tại bảng
2.10:
Bảng 2.10. Hạn mức cho vay đối với HND tại các TCTD trên địa bàn
Đơn vị tính: triệu đồng, % Hạn mức cho vay Tỷ trọng/tổng dư nợ Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2011 2012 2013 Tổng dư nợ 1.126.635 1.218.654 1.341.215 100 100 100 Dưới 50 triệu đồng 947.214 987.160 1.095.102 84,07 81,00 81,65 không có TSĐB 895.635 936.605 1.074.367 79,50 76,86 80,10 Dưới 200 triệu đồng 67.790 143.036 138.167 6,02 11,74 10,30 không có TSĐB 15.554 11.579 11.446 1,38 0,95 0,85 Từ 200 - 500 triệu đồng 56.234 62.329 73.680 4,99 5,11 5,49 không có TSĐB 11.095 30 84 0,98 0 0,01 Trên 500 triệu đồng 55.397 26.129 34.266 4,92 2,14 2,55 không có TSĐB 5.475 0 0 0,49 0 0 Tổng dư nợ không có TSĐB 927.759 948.214 1.085.897 82,35 77,81 80,96
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa
Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy hạn mức cho vay dưới 50 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm tỷ trọng 81,6%) trong các nhóm hạn mức còn lại; hạn mức cho vay
43
dưới 200 triệu đồng tỷ trọng chiếm 10,3%; hạn mức cho vay từ 200 – 500 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,49% và hạn mức cho vay trên 500 triệu đồng chiếm 2,55%. Trong đó, dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng 80,96% tổng dư nợ, riêng NHCSXH Khánh Hòa chiếm tỷ trọng 96% tổng dư nợ không có TSĐB với dư nợ là 1.042 tỷ đồng, còn 4% thuộc về NHNN&PTNT Khánh Hòa với dư nợ là 43 tỷ đồng (năm 2013). Mặc dù Nghị định 41 của Chính phủ quy định rằng: “Các TCTD cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng trên 50% thì không phải chuyển 2% nguồn vốn huy động sang Ngân hàng Chính sách xã hội” và “Các khoản vay theo đối tượng chính sách, các chương trình kinh tế của Chính phủ ở nông thôn được Chính phủ đảm bảo nguồn vốn cho vay từ ngân sách chuyển sang hoặc cấp bù chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động”. Tuy nhiên, trên thực tế, khu vực nông nghiệp nông thôn là khu vực kinh tế có khả năng sinh lời thấp, sản xuất kinh doanh vẫn còn thiếu sự quy hoạch đồng bộ, tình trạng sản xuất tự phát, quy mô nhỏ lẻ khá phổ biến, đầu ra sản phẩm không ổn định, những phương án sản xuất kinh doanh chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Do đó, để thực hiện cho vay tín chấp trong nông nghiệp, các ngân hàng phải chịu rủi ro quá lớn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng “tín dụng đen” tại khu vực nông thôn có cơ hội ngày càng phát triển.
Hình 2.8. Hạn mức cho vay HND tại các TCTD trên địa bàn
Đơn vị tính: triệu đồng
44
Lãi suất cho vay cao
Đầu năm 2011, trước nguy cơ lạm phát cao bùng nổ, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; Ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt để giảm mặt bằng lãi suất nhằm hỗ trợ sản xuất phát triển, góp phần chống suy giảm kinh tế, khống chế tốc độ tăng trưởng dư nợ và dư nợ cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất trong năm 2011 lần lượt là 20% và 16%.
Ngày 03/3/2011, NHNN đã ban hành Thông tư số 02/TT-NHNN, quy định trần lãi suất huy động VND của các TCTD là 14%/năm. Từ tháng 9/2011 đến tháng 6/2013, NHNN đã 8 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động tiền gửi VND, kỳ hạn từ 1 đến dưới 12 tháng giảm từ 14%/năm xuống còn 7%/năm. Cùng với đó, NHNN đã triển khai nhiều biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên (trong đó có lĩnh vực nông nghiệp nông thôn), riêng từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013, NHNN đã 5 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất đối với lĩnh vực, ngành nghề sản xuất ưu
tiên từ 13%/ năm xuống còn 9%/năm. Mặc dù, lãi suất cho vay đối với lĩnh vực ưu tiên
(trong đó có NNNT) đã giảm nhưng trên thực tế mặt bằng lãi suất của ở các TCTD trên địa bàn là không đồng đều, tùy vào nhu cầu vay vốn ngắn hạn hay dài hạn; tùy theo nguồn vốn của từng TCTD và tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội của vùng (vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người) mà mức lãi suất cho vay của các TCTD có khác nhau nhưng không chênh lệch quá 2% - 3%/năm. Do địa bàn nông thôn rộng lớn, đi lại khó khăn, nếu chỉ đáp ứng nhu cầu vốn dùng cho sản xuất trồng trọt chuyên canh cây lúa, các loại hoa màu và chăn nuôi quy mô gia đình thì giá trị món vay không lớn, nên chi phí hoạt động của các TCTD lớn; điều này làm hạn chế
45
Bảng 2.11. Lãi suất huy động và lãi suất cho vay bằng VND đối với lĩnh vực NNNT tại các TCTD trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2013
Đơn vị tính: %/năm
Chỉ tiêu NHTMNN NHTMCP
a. Lãi suất huy động
- Không kỳ hạn 1 - 1,2 0,5 - 1,2
- Kỳ hạn dưới 1tháng 1,2 0,5 - 1,2
- Kỳ hạn từ 1 - đến 12 tháng 6,5 - 7 6,8 - 7
b. Lãi suất cho vay NNNT
- Ngắn hạn 7,5 - 9 7,9 - 9
- Trung, dài hạn 9 -13 9 - 14
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa
Cùng với đó, lợi nhuận của cây trồng, vật nuôi đưa lại còn thấp, nhất là có thời điểm giá nông sản lại xuống, người nông dân bỏ vốn đầu tư chỉ biết lấy công làm lãi, nhiều hộ trồng lúa kết hợp chăn nuôi lời lãi không được là bao, do đó so với giá trị sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra thì lãi suất cho vay này còn quá cao.
Điều hành theo cơ chế riêng của các TCTD đối với cho vay hộ nông dân
(bảng 1.5.1.3, phụ lục 1)
- Xác định nhóm khách hàng mục tiêu: Theo kết quả khảo sát thì nhóm khách hàng mục tiêu của từng ngân hàng được chia ra làm 3 nhóm khách hàng: cá nhân, hộ kinh doanh và Doanh nghiệp/DNVVN. Trong đó, có 19/40 ý kiến (chiếm tỷ lệ 47,5%) cho rằng nhóm khách hàng mục tiêu mà ngân hàng đang hướng đến là Doanh nghiệp/DNVVN; 14/4 ý kiến (chiếm 35%) là nhóm khách hàng mục tiêu của ngân hàng mình là cá nhân; còn lại 7/40 (chiếm 17,5%) là hộ gia đình. Đối với khách hàng là hộ gia đình chiếm tỷ lệ thấp là do (1) do sự điều hành theo cơ chế, chính sách của từng ngân hàng (chiếm 22,22%) và (2) do tiềm năng phát triển của nhóm khách hàng này (chiếm 13,64%). Qua đây có thể thấy được tiềm năng phát triển của nhóm đối
46
tượng này chưa cao, đối tượng hộ được đầu tư phát triển chủ yếu là do chính sách điều hành từ Hội sở, trong đó NHNN&PTNT Khánh Hòa là một điển hình.
- Mặc dù, các Chi nhánh TCTD trên địa bàn cũng đưa ra nhiều chương trình, sản phẩm cho vay phát triển NNNT, tuy nhiên, có rất ít sản phẩm dành riêng cho đối tượng hộ nông dân (16/40 phiếu, chiếm tỷ lệ 40%). Một số sản phẩm dành riêng cho hộ nông dân như cho vay trả góp; cho vay phát triển kinh tế hộ gia đình; cho vay tiêu dùng nhỏ; cho vay trồng lúa; Dự án RDF dành cho các hộ nông dân phát triển nông lâm ngư nghiệp; cho vay đối với nông dân trồng cà phê; cho vay mua nông cụ Kubota; cho vay nhằm phát triển thủy sản; hỗ trợ lãi suất cho vay giảm tổn thất sau thu hoạch (theo Quyết định 63/2010/QĐ-TTg và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg).
2.3. Những kết quả đạt được và thuận lợi, khó khăn trong hoạt động tín dụng đối