Những khó khăn trong hoạt động tín dụng hộ nông dân tại các TCTD

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP cận vốn VAY của hộ NÔNG dân tại các tổ CHỨC tín DỤNG TRÊN địa bàn TỈNH KHÁNH hòa (Trang 65)

địa bàn tỉnh Khánh Hòa

- Khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học của hộ nông dân còn hạn chế, dẫn đến khó tiếp cận với nguồn vốn vay. Phần lớn người dân ở vùng nông thôn ngoại thành có trình độ dân trí không đồng đều, chưa tiếp cận được tiến bộ khoa học kỹ thuật nên nếu như không có một sự đảm bảo, tư vấn về việc làm kinh tế, phát triển sản xuất từ phía người cung cấp vốn thì chắc chắn họ sẽ hạn chế tiếp cận với vốn vay. Ngoài ra, vì chưa có các sản phẩm bảo hiểm đi kèm nên nếu có sự biến động lớn về giá cả, thị trường tiêu thụ, thiên tai, dịch bệnh... thì khả năng trả nợ ngân hàng của người dân cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nên các ngân hàng chỉ cho vay nhỏ giọt và vay cầm chừng.

- Quy mô sản xuất còn nhỏ, chưa có sự liên kết chặt chẽ từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Các hộ nông dân trên địa bàn có quy mô sản xuất nhỏ dựa vào nguồn vốn ít ỏi và nguồn lao động của gia đình là chính, khả năng tái đầu tư mở rộng thấp. Các loại cây trồng vật nuôi trên địa bàn chủ yếu là những loại cây con có thời gian kiến thiết cơ bản dài như điều 3 năm, trâu bò 2 – 3 năm, sầu riêng 4-5 năm, xoài 2-3 năm... cần vốn đầu tư lớn. Thời gian thu hồi vốn đối với các đối tượng này cũng dài hơn.

Sản xuất nông nghiệp cần phải có sự liên kết của 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nước. Tuy nhiên, thời gian qua sự liên kết còn lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng nông dân sản xuất theo phong trào và kinh nghiệm. Vai trò của nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và ngân hàng còn mờ nhạt, thiếu chủ động.

- Rủi ro đầu tư cho nông nghiệp còn cao, việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi còn bất hợp lý. Việc đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn thường xuyên gặp rủi ro bất khả kháng, mức trích lập dự phòng đối với các khoản vay không có tài sản thế chấp cao, trong khi khả năng xử lý, thu hồi nợ thường khó khăn, chi phí cao. Cho vay kinh tế hộ đòi hỏi mỗi cán bộ tín dụng quản lý, theo dõi một số lượng khách hàng tương đối lớn, nên làm xuất hiện tư tưởng ở một số cán bộ ngại mở rộng khối lượng tín dụng.

51

Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự phát, không có định hướng, việc lựa chọn nuôi con gì, trồng cây gì là vấn đề nan giải đối với người nông dân. Dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao, thị trường tiêu thụ chưa ổn định, giá cả bấp bênh làm cho ngân hàng khó thu hồi được vốn.

- Việc phát triển mạng lưới của các TCTD và công nghệ ngân hàng đối với khu

vực nông thôn còn hạn chế. Công nghệ ngân hàng cũng như mạng lưới viễn thông mới chỉ phát triển ở các vùng đô thị, đông dân, còn vùng xa, ngoại thành vẫn chưa phát triển, hạn chế việc tiếp cận tín dụng của người dân, cũng như các định chế tài chính khó có thể mở rộng mạng lưới của mình. Và điều đó cũng giải thích tại sao các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tại khu vực nông thôn còn nghèo nàn, chủ yếu là tín dụng truyền thống, các dịch vụ thanh toán, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tín dụng nông nghiệp còn hạn chế, gần như mới chỉ là thử nghiệm, sản phẩm tín dụng chưa bao gồm các dịch vụ hỗ trợ kèm theo.

- Các chính sách về nông nghiệp, nông thôn liên quan đến quy trình cấp tín dụng của các TCTD trên địa bàn còn nhiều hạn chế. Hiện nay, theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP đối tượng vay vốn phải thuộc địa bàn nông thôn. Thực tế thời gian qua, một số xã của thành phố Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Hòa được nâng lên thành phường, thị trấn do đó đối tượng khách hàng là hộ gia đình sản xuất nông nghiệp tại đô thị thì không được vay vốn ngân hàng. Mặc khác, việc thực hiện cho vay theo Nghị định 41 vẫn chưa được đồng bộ giữa các cấp, các ngành, dẫn đến tại một số địa phương vẫn còn thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các khoản vay có bảo đảm bằng tài sản.

2.3.2.3. Những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động tín dụng hộ nông dân tại các TCTD trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

- Nguồn vốn huy động chưa đáp ứng đầy đủ được nhu cầu đầu tư của người dân.

Mặc dù năng suất huy động vốn có tăng nhưng do việc huy động vốn trung, dài hạn còn nhiều hạn chế, nên chưa đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư dài hạn cho các hộ nông dân. Thời gian qua, thị trường bất động sản và vàng có nhiều biến động, đồng thời có nhiều kênh huy động vốn khác như kho bạc nhà nước, tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm, trái phiếu Chính phủ...nên người dân có rất nhiều lựa chọn cho cơ hội sử dụng đối với nguồn tiền của mình. Bên cạnh đó, các hình thức huy động vốn còn mang tính truyền thống, chậm thay đổi và phát triển, các TCTD còn chậm mở rộng, đổi mới các hình thức như: tiền gửi

52

tiết kiệm gửi một nơi nhưng nhận được ở nhiều nơi; phát hành trái phiếu và kỳ phiếu có mục đích với nhiều kỳ hạn có thể tự do chuyển nhượng với lãi suất linh hoạt... tâm lý của người dân thích nắm giữ vàng, tiền và còn có yếu tố trượt giá, lạm phát ảnh hưởng đến các loại tiền gửi tiết kiệm dài hạn nên chưa thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi từ trong dân tại nông thôn. Vì thế, năng suất huy động vốn trung và dài hạn chưa như mong muốn, chưa đủ tiềm lực về vốn trung, dài hạn cho nhu cầu đầu tư dài hạn của hộ dân.

- Hiệu quả của việc mở rộng cho vay còn thấp. Tăng trưởng dư nợ của các Chi nhánh TCTD trên địa bàn đạt mức tăng trưởng khá nhưng tỷ trọng dư nợ cho vay đối với hộ nông dân so với dư nợ toàn tỉnh còn khá thấp (5,17%). Hiện nay, các sản phẩm cho vay đối với hộ nông dân tại các TCTD trên địa bàn chưa có nhiều, các hình thức cho vay linh hoạt như cho vay lưu vụ, cho vay hạn mức tín dụng...chưa được phổ biến tại các TCTD. Ngoài ra, hạn mức cho vay đối với hộ nông dân chủ yếu là mức dưới 50 triệu đồng và hầu hết phải có TSĐB. Do đó, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho hộ dân để mở rộng sản xuất, kinh doanh.

- Chất lượng tín dụng còn bấp bênh. Tuy chất lượng tín dụng của các Chi nhánh TCTD trên địa bàn đã có nhiều bước cải tiến và nâng cao, song tại một số chi nhánh ngân hàng còn chứa đựng một khối lượng dư nợ chậm luân chuyển, thể hiện việc gia hạn nợ nhiều lần phải trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tiềm ẩn nợ quá hạn chưa chuyển, rủi ro có thể xảy ra, các khoản nợ xấu kéo dài, chưa giải quyết triệt để và chưa có biện pháp kiên quyết, hữu hiệu để thu hồi nợ sau xử lý. Ngoài ra, quy trình cấp tín dụng đối với hộ nông dân chưa có sự tách bạch trong cơ cấu tổ chức, cán bộ tín dụng vẫn thực hiện cả ba khâu trong quá trình vay là tiếp xúc khách hàng, thẩm định phương án vay, giải ngân và thu nợ. Hoạt động thu thập thông tin về hoạt động của khách hàng, thông tin kinh tế thị trường giá cả chưa đầy đủ, chưa được chú trọng đúng mức tại các TCTD trên địa bàn. Vì vậy, chất lượng của các khoản cho vay thiếu ổn định.

- Hiệu quả về mặt xã hội chưa cao. Hoạt động tín dụng ngân hàng bước đầu mang lại hiệu quả xã hội. Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế NNNT còn chậm, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn thiếu đồng đều, hạn chế về năng suất chất lượng, lợi thế cạnh tranh của nhiều cây trồng vật nuôi chưa cao. Đời sống của một số bộ phận nông dân ở một số xã ngoại thành chưa cao, còn nhiều khó khăn, khả năng tái nghèo cao, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi.

53

- Tình hình triển khai mô hình cho vay liên kết theo chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ còn chậm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa mới chỉ có 02 doanh nghiệp được đề xuất tham gia chương trình cho vay thí điểm trong sản xuất nông nghiệp là Công ty cổ phần đường Ninh Hòa (mía đường) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên EMU Việt (xoài Úc). Tuy nhiên, chỉ mới có 01 dự án “Đầu tư, tổ chức thu mua và bao tiêu sản phẩm mía đường tại tỉnh Khánh Hòa và huyện M’Đrăk, tỉnh Đak

Lak” được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tham gia chương trình này. Việc liên kết sản

xuất này nếu được thực hiện thì mới chỉ ở giai đoạn thí điểm chưa được nhân rộng. Do đó, các TCTD cũng như nhiều doanh nghiệp còn ngại khi tham gia vào mô hình này.

- Chưa thực hiện tổng kết việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ nên việc mở rộng triển khai tại địa phương chưa được thực hiện. Việc triển khai thí điểm bảo hiểm trong nông nghiệp thời gian qua là một trong những giải pháp hỗ trợ người nông dân trong hoạt động sản xuất - kinh doanh. Ngoài ra, thông qua thí điểm bảo hiểm nông nghiệp cũng tạo cho người sản xuất nông nghiệp ý thức và thói quen tuân thủ quy trình sản xuất, canh tác, nuôi thủy sản theo hướng hiện đại hóa. Đây là mục tiêu cơ bản mà ngành nông nghiệp mong muốn đạt được để tiến tới sản xuất hàng hóa toàn diện... Tuy nhiên, giai đoạn thí điểm đối với chương trình bảo hiểm nông nghiệp đã kết thúc (giai đoạn 2011 -2013) nhưng vẫn chưa được Chính phủ tổng kết để nhân rộng triển khai đến các địa phương. 2.3.2.4. Nguyên nhân chủ yếu

- Môi trường pháp lý chưa thật thuận lợi. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng tuy đã được cải thiện nhiều nhưng chưa đồng bộ, chưa phù hợp với môi trường cạnh tranh của cơ chế thị trường. Quy trình cung cấp tín dụng mặc dù có nhiều cải tiến theo hướng đơn giản, song vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp với trình độ của người dân. Đặc biệt là các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp là đất đai. Nhiều thủ tục, nhiều quy định sẽ là một cản trở đối với người dân có trình độ văn hóa thấp; cũng như việc công chứng chứng thực, đăng ký thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo thủ tục còn rất tốn kém thời gian, công sức.

- Nguồn nhân lực thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Hầu hết nguồn nhân lực của các TCTD vẫn chưa có khả năng chuyên môn tốt, rất ít có cán bộ có khả năng chuyên

54

môn liên quan đến quản lý chiến lược và phát triển kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn. Một số cán bộ tín dụng chưa chấp hành nghiêm túc chính sách và quy trình cho vay: đối với cho vay hộ nông dân việc cho vay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm mà chưa áp dụng các công cụ chấm điểm tín dụng, nhất là các khoản vay dưới 50 triệu đồng. Việc thông tin, phổ cập các vấn đề có liên quan đến cơ chế, chính sách, hồ sơ thủ tục, tư vấn cho khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả còn hạn chế.

- Thông tin tín dụng không đầy đủ và thiếu chính xác. Thông tin tín dụng đầy đủ và chính xác là yếu tố quyết định để đánh giá khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ của khách hàng. Các cán bộ tín dụng hầu như chỉ dựa vào thông tin khách hàng tự kê khai trong hồ sơ vay vốn mà chưa tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác để kiểm chứng nên việc nắm bắt thông tin dễ sai lệch gây ra rủi ro tín dụng đối với hộ nông dân.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát chưa hiệu quả. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng công tác này chưa thực sự trở thành công cụ đắc lực trong phòng ngừa hạn chế rủi ro, những sai sót thường xuyên được phát hiện, bổ sung, uốn nắn kịp thời. Tuy nhiên, phần lớn là sai sót ở thủ tục pháp lý, quy trình thực hiện, còn rủi ro mất vốn, hoạt động ngân hàng không hiệu quả là phụ thuộc vào biện pháp đảm bảo tiền vay, tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư mà lĩnh vực này thì công tác kiểm tra, kiểm soát không kiểm soát được. Công tác thanh tra chưa thực sự có hiệu quả, còn mang tính kiểm tra định kỳ, các sai phạm cho vay mất vốn trong nhiều năm nhưng không được xử lý dứt điểm, kịp thời.

- Mở rộng tín dụng quá khả năng quản lý, kiểm soát của các chi nhánh TCTD.

Đối với các chi nhánh TCTD, việc mở rộng quy mô là cần thiết, vừa đáp ứng được ngày càng nhiều nhu cầu vốn cho phát triển NNNT của tỉnh, vừa là sự sống còn của bản thân các chi nhánh TCTD. Tuy nhiên, việc mở rộng dư nợ phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng của các khoản cho vay, có như vậy, việc mở rộng quy mô mới thực sự có ý nghĩa đối với các TCTD.

- Công tác Marketing ngân hàng chưa được chú trọng đúng mức. Các thông tin về thị trường, sản phẩm và khách hàng còn thiếu và chưa thường xuyên. Các TCTD chưa có các biện pháp tích cực để chăm sóc khách hàng một cách thường xuyên.

55

Chính vì vậy, các TCTD cần có những chính sách khuyến khích khách hàng thường xuyên hơn.

Tóm lại, những khó khăn, hạn chế đã được nêu ở trên chính là rào cản đối với việc tiếp cận vốn của hộ nông dân tại các TCTD trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Vì vậy, cần có những giải pháp thiết thực để giúp cho hộ nông dân thuận lợi hơn trong việc tiếp cận vốn vay của ngân hàng.

56

Kết luận chương 2

Trong chương 2, tác giả đã trình bày, phân tích các vấn đề về thực trạng cho vay đối với hộ nông dân tại các TCTD trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn từ năm 2011 – 2013, tập trung vào các vấn đề sau:

1. Phân tích thực trạng mạng lưới hoạt động, huy động vốn, hoạt động cho vay, tình hình cho vay đối với lĩnh vực NNNT, tình hình cho vay đối với hộ nông dân của các chi nhánh TCTD trên địa bàn; Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và kết quả đạt được của việc cho vay của các TCTD đối với hộ nông dân trên địa bàn.

2. Nêu lên những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn của hộ nông dân tại các TCTD trên điạ bàn tỉnh Khánh Hòa; để từ đó có những giải pháp cơ bản nhằm giúp cho các hộ nông dân thuận lợi hơn trong việc tiếp cận vốn của các TCTD trên địa bàn.

57

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN VAY CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI CÁC TCTD TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

3.1. Mục tiêu phát triển của các TCTD trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020

3.1.1.1. Quan điểm phát triển

Xây dựng Khánh Hoà trở thành trung tâm của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; bảo đảm mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đặc biệt là giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo, làm tốt công tác dân tộc, tôn giáo; giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị, nền hành chính nhà nước và bảo vệ môi trường.

Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP cận vốn VAY của hộ NÔNG dân tại các tổ CHỨC tín DỤNG TRÊN địa bàn TỈNH KHÁNH hòa (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)