Đặc điểm sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP cận vốn VAY của hộ NÔNG dân tại các tổ CHỨC tín DỤNG TRÊN địa bàn TỈNH KHÁNH hòa (Trang 32)

Ngoài du lịch, Khánh Hòa cũng là địa phương phát triển công nghiệp mạnh trong khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Các thế mạnh công nghiệp truyền thống của Khánh Hòa là công nghiệp đóng tàu, chế biến thủy hải sản, vật liệu xây dựng, may mặc... Ngoài ra, Khánh Hòa cũng có nhiều loại khoáng sản; đến năm 2003 đã có 72 mỏ quặng được phát hiện và đăng ký trên địa bàn tỉnh. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trong năm 2012 của Khánh Hòa đạt 19.293 tỷ đồng. Các khu công nghiệp lớn

18

trong tỉnh như Khu công nghiệp Suối Dầu, khu công nghiệp Ninh Hòa, khu công nghiệp Bắc và Nam Nha Trang, cùng với những cảng biển lớn đang được đầu tư xây dựng, giúp cho Khánh Hòa trở thành một trong 10 tỉnh thành có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất nước.

Cũng như các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ khác có các dải đồng bằng nhỏ hẹp, trồng trọt không phải là thế mạnh của tỉnh. Lúa vẫn chiếm diện tích lớn nhất và được trồng tập trung tại đồng bằng Ninh Hòa và Diên Khánh. Cây công nghiệp ngắn ngày được trồng nhiều nhất là cây mía, sau đó là đậu phộng, cây lương thực được trồng nhiều nhất trong tỉnh là cây khoai mì và cây bắp. Việc trồng cây bắp đã mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Khánh Vĩnh. Bên cạnh nông sản, tài nguyên thủy hải sản ở Khánh Hòa rất dồi dào. Khánh Hòa có tổng trữ lượng hải sản ước tính 150.000 tấn/năm và khả năng khai thác 40-50.000 tấn/năm. Có 600 loài hải sản được các nhà khoa học xác định ở vùng biển Khánh Hòa, trong đó có hơn 50 loài cá có giá trị kinh tế cao.

Khánh Hòa là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh và vững của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa (năm 2013), tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh là 8,3%, trong đó tốc độ tăng trưởng công nghiệp – xây dựng là 5,15%, nông lâm thủy sản tăng 1,34%, dịch vụ du lịch tăng 13,26%. GDP bình quân đầu người năm 2012 là 1.852 USD cao hơn mức bình quân chung của Việt Nam. Dịch vụ - du lịch chiếm 46,2% cơ cấu kinh tế, công nghiệp - xây dựng là 41,5%, còn nông - lâm - thủy sản chiếm 12,3%.

2.1.2. Hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Năm 2001, Ngân hàng Khánh Hoà chỉ có 09 tổ chức tín dụng: 05 Chi nhánh Ngân hàng thương mại Nhà nước, 01 Chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần và 03 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Tuy nhiên, đến cuối năm 2013, mạng lưới ngân hàng thương mại trên địa bàn đã phát triển khá đa dạng về loại hình (Ngân hàng thương mại, Ngân hàng chính sách), về chủ sở hữu (100% vốn nhà nước, cổ phần nhà nước, cổ phần, liên doanh, tín dụng hợp tác). Trong đó, có 06 Chi nhánh Ngân hàng thương mại Nhà nước, 01 Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội, 01 Chi nhánh Ngân hàng

19

Phát triển, 01 Chi nhánh Ngân hàng liên doanh Việt Nga, 25 Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần và 03 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

Bảng 2.1: Mạng lưới giao dịch của các Chi nhánh TCTD trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Đơn vị tính: Điểm giao dịch; %

Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2013 Năm 2013 so với năm 2001 Tỷ trọng các điểm giao dịch so với toàn tỉnh Tổng điểm giao dịch 22 148 126 Trong đó: Tp. Nha Trang 16 91 75 61 Tp. Cam Ranh 2 18 16 12 Thị xã Ninh Hòa 1 13 12 9 Huyện Diên Khánh 1 7 6 5

Huyện Cam Lâm 1 6 5 4

Huyện Khánh Vĩnh 2 2 1

Huyện Khánh Sơn 2 2 1

Huyện Vạn Ninh 1 9 8 6

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa

Các khu vực mà các Chi nhánh TCTD tập trung mở rộng là thành phố Nha Trang, thành phố Cam Ranh và thị xã Ninh Hòa. Tỷ trọng các điểm giao dịch tại các khu vực này so với toàn tỉnh tương ứng là 61%, 12%, 9%. Các Chi nhánh TCTD trên địa bàn tăng cường mở rộng các điểm giao dịch tại các khu vực này là do những nơi này dân cư tập trung đông đúc, cùng với đó là những khu kinh tế trọng điểm của tỉnh được mở ra tại đây. Cụ thể như thành phố Nha Trang là thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh. Cảng hàng không

20

quốc tế Cam Ranh và cảng biển Ba Ngòi là hai khu vực trọng yếu đã đưa thành phố Cam Ranh trở thành nơi phát triển các ngành kinh tế biển: công nghiệp đóng tàu, công nghiệp hàng hải, du lịch, các ngành dịch vụ khác và đánh bắt nuôi trồng thủy sản. Khu kinh tế Vân Phong là đặc trưng phát triển kinh tế của thị xã Ninh Hòa với vùng kinh tế công nghiệp, du lịch và dịch vụ cảng biển quốc tế; được quy hoạch theo sự phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 51/2005/QĐ-TTg ngày 11/3/2005 để phát triển thành đô thị du lịch, dịch vụ, giáo dục...

Qua theo dõi bảng số liệu trên, ta có thể thấy các Chi nhánh TCTD trên địa bàn trong năm 2013 đã mở rộng mạng lưới của mình đến các huyện, thị xã xa trung tâm thành phố. Tuy nhiên, số lượng mạng lưới như hiện nay vẫn chưa đủ phục vụ cho người dân ở các vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Các điểm giao dịch ngoại thành tỉnh Khánh Hòa tương đối ít, đặc biệt là các điểm giao dịch ở các khu vực xa trung tâm thành phố như: huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn (2 điểm giao dịch với tỷ trọng 1%); huyện Cam Lâm (6 điểm giao dịch với 4%); huyện Diên Khánh (7 điểm giao dịch với 6%). Việc mở rộng mạng lưới tại những khu vực này hầu hết là của NHNN&PTNT Khánh Hòa (20 điểm giao dịch) và NHCSXH Khánh Hòa (7 điểm giao dịch). Vì đây là hai tổ chức chịu sự điều phối mạnh của Chính phủ trong việc cho vay để phát triển nông nghiệp nông thôn.

Hình 2.2. Tỷ trọng các điểm giao dịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

21

Việc các Chi nhánh TCTD trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa rất ngại trong việc mở rộng mạng lưới tại các khu vực ngoại thành là vì nơi đây chứa nhiều hiểm họa tiềm ẩn của thiên nhiên như thiên tai, dịch bệnh, bão lũ... . Đặc biệt, với các vùng dân trí thấp như các vùng dân tộc, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, người dân còn chưa tiếp cận nhiều với những tiến bộ của kỹ thuật khoa học, thông tin tuyên truyền còn hạn chế, thu nhập bấp bênh do chưa am hiểu về thị trường tiêu thụ cũng như biến động giá cả khi họ được mùa thu hoạch, cũng như thất bại khi mất mùa...Vì vậy, các ngân hàng thương mại nhắm tới các khách hàng lớn với nhu cầu tín dụng cao, khả năng trả nợ tốt, sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng… còn khi cho nông dân ở nông thôn vay, mặc dù món vay thấp nhưng khả năng quản lý nợ khó hơn và kiếm lợi nhuận không cao. Tất cả những điều đó đã gây những khó khăn nhất định cho việc mở rộng đầu tư tín dụng của các TCTD trên địa bàn. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm hạn chế việc tiếp cận vốn vay của hộ nông dân trên địa bàn.

2.1.3. Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

- Theo Chương trình hành động của Chính phủ tại hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Nghị quyết 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008), có đến 48 quy hoạch, chương trình, đề án cụ thể đã được phân công cho các Bộ, ngành triển khai đến năm 2020, nhằm xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại. Với mục tiêu cơ bản sau:

+ Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đạt mức tăng trưởng 3,5% - 4%/năm; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài.

+ Tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộ phận lao động ở nông thôn sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn lên 2,5 lần.

+ Nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn, nhất là các vùng còn nhiều khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

22

+ Hoàn thiện đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; xây dựng nông thôn mới bền vững theo hướng văn minh, giàu đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; bảo đảm điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao ở hầu hết các vùng nông thôn gắn với đô thị trung bình.

+ Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, thực hiện một bước các biện pháp thích ứng và đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, nhất là nước biển dâng.

- Nghị quyết số 48/NQ-Cp ngày 23/9/2009 của Chính phủ về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.

- Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và các chính sách hỗ trợ đầu tư cho nông nghiêp, nông thôn.

- Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/10/2010 về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

- Thông tư số 14/2010/TT-NHNN ngày 14/6/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Quyết định số 1511/QĐ-UBND ngày 30/6/2009 của UBND tỉnh Khánh Hòa, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ; Quyết định số 3979/QĐ-BNN-KH ngày 15/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Chương trình hành động số 26-Tr/TU ngày 31/10/2008 của Tỉnh ủy về ”vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

2.2. THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VỐN VAY CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI CÁC TCTD TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA TCTD TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

2.2.1. Thực trạng huy động vốn và cho vay của các TCTD trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Khánh Hòa

Trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực tài chính tiền tệ như hiện nay, để có được nguồn vốn lớn đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải có những chính sách huy động hợp lý, từ đó thu hút được lượng vốn cần thiết trong nền kinh tế để phục vụ cho hoạt động của ngân hàng thương mại. Giai đoạn 2011 – 2013 là giai đoạn khó khăn nhất không chỉ riêng đối với nền kinh tế mà còn ảnh hưởng đến toàn ngành

23

Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Khánh Hòa nói riêng, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa vẫn phát triển ổn định, an toàn và hiệu quả.

Năm 2011 là năm bắt đầu thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có chính sách thắt chặt tín dụng, làm cho hoạt động cho vay và huy động vốn của các TCTD trên địa bàn tăng chậm so với năm 2010, mức tăng trưởng của cho vay và huy động vốn của năm 2011 lần lượt là 7,29% và 11,46%. Đến năm 2012, trên địa bàn đã có thêm 05 chi nhánh ngân hàng được NHNN cho phép mở và hoạt động; đó là các Chi nhánh TCTD: Phương Nam, Đại Dương, Mê Kông, Đại Tín, Bản Việt. Điều này đã làm cho huy động vốn trên địa bàn đạt mức tăng trưởng khá với 35,45% và dư nợ là 8,78%. Sang năm 2013, dưới sự điều hành linh hoạt của NHNN như giảm lãi suất huy động và cho vay; mở rộng tín dụng nhưng vẫn đảm bảo an toàn hoạt động của TCTD, phù hợp với mục tiêu điều hành... Các TCTD trên địa bàn đã áp dụng nhiều hình thức và giải pháp khác nhau để tích cực đẩy mạnh hoạt động cho vay và huy động vốn; kết quả tăng trưởng tín dụng trên địa bàn đến cuối năm 2013 đạt 17,91% và huy động vốn đạt 14,04%.

Bảng 2.2: Hoạt động cho vay và huy động vốn của các TCTD trên địa bàn

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Cho vay 18.851 20.225 22.001 25.942

Huy động vốn 20.638 23.004 31.158 35.532

Tốc độ tăng giảm cho vay (%) 20,70 7,29 8,78 17,91

Tốc độ tăng giảm huy động vốn (%) 30,90 11,46 35,45 14,04

24

Hình 2.3: Huy động vốn và cho vay của các TCTD trên địa bàn

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa

Bảng 2.3: Tỷ trọng dư nợ trên huy động vốn của các TCTD trên địa bàn

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Dư nợ/HĐV 91,34% 87,92% 70,61% 73,01%

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa

Tỷ trọng dư nợ trên huy động vốn thể hiện nhu cầu sử dụng vốn huy động trong cho vay của các TCTD. Từ bảng 2.3 trên, ta thấy được nhu cầu sử dụng vốn huy động của các TCTD trên địa bàn tương đối cao, tuy nhiên tỷ trọng này có xu hướng giảm từ năm 2011 – 2013. Nếu tỷ trọng của năm 2010 là 91,34% thì tỷ trọng lần lượt các năm 2011 – 2013 là 87,92%; 70,61%; 73,01%. Có sự biến động này là do giai đoạn này nền kinh tế Việt Nam đang chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới: lạm phát tăng, nợ công của Châu Âu chưa được giải quyết, giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào, giá vàng trên thị trường thế giới ...tăng cao. Đã làm cho tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn dẫn đến có rất nhiều doanh nghiệp phá sản hoặc tạm dừng, thu hẹp sản xuất. Điều này làm dẫn đến đời sống của người dân cũng gặp nhiều khó khăn. Nhu cầu về vốn của thị trường lúc này chủ yếu là vay để đảo nợ. Tuy nhiên, NHNN cùng với Chính phủ đã kịp thời đưa ra được những chính sách theo hướng nhằm kiềm chế lạm phát, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, do đó, nền kinh tế đã có những bước chuyển biến tích cực. Do đó, ngành

25

ngân hàng trên địa bàn đã đạt được mức tăng trưởng khá thể hiện qua tỷ trọng dư nợ trên huy động vốn năm 2013 là 73,01%.

Hình 2.4. Tỷ trọng dư nợ trên huy động vốn của các TCTD trên địa bàn

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa

2.2.2. Thực trạng tín dụng ngân hàng đối với hộ nông dân trên địa bàn

Trong hoạt động tín dụng của các TCTD, tín dụng trong lĩnh vực NNNT được các TCTD xem như là một hình thức cho vay khá đặc biệt, có thể nói là hình thức cho vay dạng ”chính sách”, có quy chế cho vay riêng do NNNT giữ vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Để NNNT có được những thành tựu như hiện nay thì các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực này là hết sức cần thiết.

2.2.2.1. Thực trạng về hoạt động cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thôn trên địa bàn

Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện nay, nguồn vốn tín dụng chủ lực phục vụ nông nghiệp nông thôn là nguồn vốn tín dụng từ hệ thống các TCTD, mà chủ yếu là NHTMNN, NHTMCP, QTDND, NHCSXH. Nếu phân theo mục đích, chương trình cho

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP cận vốn VAY của hộ NÔNG dân tại các tổ CHỨC tín DỤNG TRÊN địa bàn TỈNH KHÁNH hòa (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)