Thực trạng về hoạt động cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP cận vốn VAY của hộ NÔNG dân tại các tổ CHỨC tín DỤNG TRÊN địa bàn TỈNH KHÁNH hòa (Trang 40)

thôn trên địa bàn

Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện nay, nguồn vốn tín dụng chủ lực phục vụ nông nghiệp nông thôn là nguồn vốn tín dụng từ hệ thống các TCTD, mà chủ yếu là NHTMNN, NHTMCP, QTDND, NHCSXH. Nếu phân theo mục đích, chương trình cho vay thì gồm có 8 hình thức: (1) cho vay các chi phí sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm,

26

ngư, diêm nghiệp; (2) cho vay phát triển ngành nghề tại nông thôn; (3) cho vay đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; (4) cho vay chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối; (5) cho vay để kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản; (6) cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn; (7) cho vay tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn; (8) cho vay theo các chương trình kinh tế của Chính phủ. Nếu phân theo đối tượng vay vốn thì nguồn vốn này gồm 5 đối tượng: (1) cho vay cá nhân; (2) cho vay hộ gia đình, hộ kinh doanh; (3) cho vay chủ trang trại;

(4) cho vay HTX, tổ hợp tác; (5) cho vay doanh nghiệp. (Bảng 2.4)

Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và Chính quyền địa phương, các TCTD trên địa bàn đã tích cực đẩy mạnh cho vay lĩnh

vực NNNT. Qua số liệu bảng 2.4, ta thấy dư nợ cho vay lĩnh vực NNNT cuối năm

2013 đạt 3.550 tỷ đồng, so với năm 2012 tăng tuyệt đối là 305 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng là 9,4%.

27

Bảng 2.4: Hoạt động cho vay đối với lĩnh vực NNNT của các TCTD trên địa bàn

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

* Theo thời hạn cho vay 2.781 3.245 3.550

- Ngắn hạn 1.486 1.741 1.949

- Trung, dài hạn 1.295 1.504 1.601

* Theo mục đích, chương trình cho vay 2.781 3.245 3.550

1. Cho vay chi phí sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp 1.371 1.584 1.582

2. Cho vay phát triển ngành nghề nông thôn 113 89 104

3. Cho vay đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn

279 327 357

4. Cho vay chế biến, tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản và muối 411 660 853

5. Cho vay kinh doanh sản phẩm, dịch vụ phục vụ nông,

lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản 139 218 257

6. Cho vay sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ

phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn 375 278 266

7. Cho vay tiêu dùng trên địa bàn nông thôn 93 88 131

8. Cho vay theo các chương trình kinh tế của Chính phủ

1

* Theo đối tượng vay vốn 2.781 3.245 3.550

1. Cá nhân 743 880 950

2. Hộ gia đình, hộ kinh doanh 1.127 1.219 1.341

3. Chủ trang trại 1 1 1

4. Hợp tác xã, tổ hợp tác 1 2 7

5. Doanh nghiệp 909 1.143 1.251

* Theo tổ chức cho vay 2.781 3.245 3.550

Ngân hàng thương mại Nhà nước 1.388 1.713 1.886

Ngân hàng thương mại Cổ phần 532 569 561

Ngân hàng thương mại liên doanh và nước ngoài 1 1 1

Ngân hàng Chính sách Xã hội 817 915 1.047

Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 43 47 55

Tổng cộng 2.781 3.245 3.550 Tỷ trọng dư nợ NNNT/tổng dư nợ địa bàn 13,75 14,75 13,68 Tốc độ tăng trưởng dư nợ NNNT 11,46 16,68 9,40

* Dư nợ NNNT năm 2010 là 2.495 tỷ đồng

28

Về cơ cấu cho vay theo thời hạn

Trong cơ cấu dư nợ, dư nợ ngắn hạn và trung, dài hạn chiếm một tỷ lệ phù hợp. Ta thấy, dư nợ trung, dài hạn tăng chậm hơn dư nợ cho vay ngắn hạn. Tính đến cuối năm 2013, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1.949 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 55% trong tổng dư nợ NNNT, so với năm 2012 tăng 208 tỷ đồng, với tốc độ tăng 11,95%. Dư nợ trung, dài hạn đạt 1.601 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 45% trong tổng dư nợ, so với năm 2012 tăng 97 tỷ đồng, với tốc độ tăng 6,45%. Với cơ cấu này cho thấy, các đối tượng đang có nhu cầu vay vốn, nhất là vay vốn ngắn hạn để trang trải chi phí sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư và diêm nghiệp. Nhằm cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất, đổi mới thiết bị để mở rộng sản xuất hàng hóa quy mô lớn hơn và nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu...Do đó, việc mở rộng tín dụng là mục tiêu cần thiết, tuy nhiên phải có chọn lọc, kết hợp nhiều biện pháp nhằm đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong cho vay lĩnh vực này.

Về cơ cấu cho vay theo mục đích, chương trình cho vay

Trong cơ cấu cho vay theo mục đích, chương trình cho vay, có thể thấy cho vay chi phí sản xuất nông, lâm, ngư và diêm nghiệp chiếm tỷ trọng dư nợ cao nhất trong các mục đích, chương trình cho vay (chiếm khoảng 45% trên tổng dư nợ cho vay NNNT). Tiếp đến là cho vay chế biến, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản và muối, chiếm 24% trên tổng dư nợ cho vay NNNT. Mục đích cho vay đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; cho vay kinh doanh sản phẩm, dịch vụ phục vụ nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản; cho vay sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn cũng được chú trọng, chiếm tỷ trọng lần lượt trong tổng dư nợ cho vay NNNT là 10%, 7% và 7%. Các mục đích cho vay còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong cơ cấu cho vay này. Qua đó có thể thấy, nguồn vốn tín dụng của các TCTD trên địa bàn đã đáp ứng cơ bản nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế NNNT tại địa phương. Nhu cầu vốn này chủ yếu phục vụ cho ngành mía đường, thủy hải sản và muối.

Về cơ cấu cho vay theo đối tượng cho vay

Khách hàng trên địa bàn bao gồm các cá nhân; hộ gia đình, hộ kinh doanh; chủ trang trại; HTX, tổ hợp tác và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực NNNT vay

29

vốn để phát triển sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng, trong đó số lượng khách hàng đông đảo nhất là doanh nghiệp và kinh tế hộ.

- Đối với doanh nghiệp: bao gồm doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp khác. Đó là các doanh nghiệp cung ứng về phân bón, thuốc trừ sâu, cây con giống, thức ăn...hay các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản và muối. Đến ngày 31/12/2013, dư nợ của nhóm khách hàng này đạt 1.251 tỷ đồng, chiếm 35,25% trong tổng dư nợ, so với năm 2012 tăng 108 tỷ đồng với tốc độ tăng là 9,45%; Trong đó, dư nợ của nhóm doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao hơn so với nhóm DNNN với dư nợ đạt 1.131 tỷ đồng, chiếm 31,85% trong tổng dư nợ. Qua đó, chứng tỏ rằng nguồn vốn ngân hàng rất quan trọng cho sự phát triển của thành phần này, vì nhóm đối tượng này cần vốn để đổi mới, cải tiến về kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất...

- Đối với HTX và chủ trang trại: mặc dù dư nợ còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn nhưng đây là nhóm khách hàng hiện nay được Đảng và Nhà nước quan tâm bởi nơi đây sẽ tạo ra công ăn việc làm cho người dân nông thôn, giúp cho đời sống của họ ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, các TCTD cần có biện pháp để đẩy mạnh đầu tư vào nhóm khách hàng này nhằm giúp cho các đối tượng này hoạt động hiệu quả hơn. Dư nợ đối với chủ trang trại qua các năm 2011 – 2013 không thay đổi với 1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,03% trong tổng dư nợ. Dư nợ đối với HTX, tổ hợp tác trong năm 2013 đạt 7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,2% trong tổng dư nợ, so với năm 2012 tăng 5 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 250%. Điều đó cho thấy phần nào vốn ngân hàng đã đem lại hiệu quả hoạt động cho các HTX trên địa bàn.

- Đối với hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân: là nhóm khách hàng có món vay nhỏ nhưng số lượng khách hàng chiếm khá đông. Đây là thị trường mục tiêu mà các TCTD trên địa bàn nhắm đến. Đến ngày 31/12/2013, dư nợ cho vay cá nhân đạt 950 tỷ đồng, chiếm 26,76% tổng dư nợ, so với năm 2012 tăng 70 tỷ đồng với tốc độ tăng là 7,95%; dư nợ cho vay hộ gia đình, hộ kinh doanh đạt 1.341 tỷ đồng, chiếm 37,77% tổng dư nợ, so với năm 2012 tăng 122 tỷ đồng với 10,01%. Ngoài nhu cầu vay vốn để sản xuất, các hộ gia đình, cá nhân còn có nhu cầu vay tiêu dùng và đã đóng góp không nhỏ vào việc mở rộng dư nợ của các TCTD. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít ngân

30

hàng tham gia cho vay các đối tượng hộ, chủ yếu là tại NHNN&PTNT Khánh Hòa (chiếm 7,62% tổng dư nợ) và NHCSXH Khánh Hòa (chiếm 77,71% tổng dư nợ). Vì vậy, các TCTD cần có biện pháp để thu hút các nhóm khách hàng này.

Về cơ cấu cho vay theo tổ chức cho vay

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã có mặt của 37 Chi nhánh TCTD với 111 phòng giao dịch, trong đó có 21 Chi nhánh TCTD và 03 QTDND cung cấp tín dụng trong lĩnh vực NNNT. Trong 21 Chi nhánh TCTD có: 06 Chi nhánh NHTMNN,

01 Chi nhánh NHCSXH, 14 Chi nhánh NHTMCP&LD. (Hình 2.5)

Hình 2.5. Cơ cấu dư nợ NNNT của các TCTD phân theo tổ chức cho vay

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa

Nguồn vốn phục vụ trong cho vay NNNT hiện nay chủ yếu được cung ứng từ các Chi nhánh NHTMNN và NHCSXH. Tính đến ngày 31/12/2013, dư nợ cho vay NNNT của các NHTMNN chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 53,13% với dư nợ 1.886 tỷ đồng. Trong đó, riêng NHNN&PTNT Khánh Hòa chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ NNNT (chiếm 40,5% tổng dư nợ). Kế đến là NHCSXH Khánh Hòa với dư nợ là 1.047 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,49% tổng dư nợ NNNT. Nguyên nhân là do hai ngân hàng này có mạng lưới trải rộng đến tận các khu vực vùng sâu, vùng xa của tỉnh: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Vạn Ninh... (như đã nói ở mục 2.1.2) và đây cũng là hai ngân hàng chịu sự điều phối của Chính phủ về cho vay lĩnh vực NNNT.

31

Với việc ra đời của Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ nông nghiệp, nông thôn có hiệu lực từ ngày 01/6/2010 với nhiều chính sách mới thì cũng đã thu hút nhiều NHTMCP tham gia, đặc biệt có thêm sự hiện diện của NHLD Việt Nga tham gia vào lĩnh vực này. Đến cuối năm 2013, dư nợ của nhóm NHTMCP&LD là 561 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15,8% tổng dư nợ cho vay NNNT. Dư nợ của 03 QTDND trên địa bàn đạt 56 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,58% tổng dư nợ. Tuy dư nợ của nhóm NHTMCP&LD và QTDND còn chưa cao nhưng đang có xu hướng phát triển ngày càng hiệu quả, và ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình trong phục vụ đầu tư cho hộ nông dân và người nghèo ở các khu vực ngoại thành. Tóm lại, có thể thấy được dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực NNNT sẽ ngày càng tăng, hướng đến một thị trường tài chính NNNT trên địa bàn ngày càng lành mạnh và hiệu quả.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP cận vốn VAY của hộ NÔNG dân tại các tổ CHỨC tín DỤNG TRÊN địa bàn TỈNH KHÁNH hòa (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)