Các nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP cận vốn VAY của hộ NÔNG dân tại các tổ CHỨC tín DỤNG TRÊN địa bàn TỈNH KHÁNH hòa (Trang 28)

Phân tích và tìm ra giải pháp để các hộ nông dân dễ dàng trong việc tiếp cận vốn vay tại các TCTD thì hiện nay chưa có nghiên cứu nào đi sâu. Tuy nhiên, các nghiên cứu về phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính

14

thức và không chính thức của hộ nông dân thì được đề cập rất nhiều. Các tác giả đều sử dụng mô hình hồi quy 2 bước của Heckman để ước lượng cho nghiên cứu của mình.

- Theo TS.Phan Đình Khôi với nghiên cứu “Tín dụng chính thức và không chính thức ở Đồng bằng sông Cửu Long: Hiệu ứng tương tác và khả năng tiếp cận”. Trong đó, tác giả đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của hộ nông dân là: tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, dân tộc, làm việc cho chính quyền địa phương, thành viên trong gia đình, khoảng cách địa lý. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay: nghề nghiệp của chủ hộ, tay nghề của chủ hộ, diện tích đất, mức thu nhập, chi phí y tế, mục đích vay và lãi suất ưu đãi.

- Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Nguyễn Quốc Oánh (2012) “Nghiên cứu hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội”, tác giả chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân gồm:

+ Nhóm nhân tố đặc điểm của hộ nông dân: nhân tố tuổi, giới tính, trình độ, địa vị xã hội của chủ hộ, diện tích đất, giá trị tài sản, số lao động thuộc hộ, thu nhập, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mục đích vay của hộ.

+ Nhóm nhân tố thuộc các tổ chức tín dụng: lãi suất cho vay, thủ tục vay, thời hạn vay.

+ Nhóm nhân tố chính sách Nhà nước: các chính sách hỗ trợ lãi suất.

- Nghiên cứu của TS.Vương Quốc Duy (2012): “Impact of differential access to credit on long and short term livelihood outcomes: group – based and individual microcredit in the MeKong Delta of Vietnam”. Nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay là: tuổi của chủ hộ, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, dân tộc, thành viên trong gia đình, làm việc trong chính quyền địa phương.

15

Kết luận chương 1

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vốn cho khu vực nông thôn ngày càng tăng dẫn đến sự tăng trưởng tín dụng đối với khu vực này cũng tăng theo tương ứng. Tuy nhiên, làm sao để các hộ nông dân tiếp cận với vốn vay của ngân hàng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, thì cần phải làm rõ hơn các yếu tố tác động đến sự hạn chế này.

Trong chương 1, tác giả đã trình bày tổng quát về cơ sở lý luận về tín dụng hộ nông dân; Kinh nghiệm một số quốc gia về phát triển tín dụng đối với hộ nông dân và các nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Từ sự tham khảo các nghiên cứu có độ tin cậy cao của các chuyên gia trên, tác giả rút ra được các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn vay của hộ nông dân gồm: tuổi chủ hộ, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thành viên thuộc hộ, làm việc cho chính quyền địa phương, thu nhập, giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, giá trị tài sản và khoảng cách địa lý. Từ đó, tác giả sẽ sử dụng các nhân tố này trong bảng câu hỏi khảo sát các cán bộ tín dụng của các TCTD trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Thông qua kết quả khảo sát này để đi sâu phân tích vào phần thực trạng tại chương 2, làm rõ nguyên nhân nào làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn vay của hộ nông dân.

16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN VAY CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI CÁC TỔ CHỨC

TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP cận vốn VAY của hộ NÔNG dân tại các tổ CHỨC tín DỤNG TRÊN địa bàn TỈNH KHÁNH hòa (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)