Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP cận vốn VAY của hộ NÔNG dân tại các tổ CHỨC tín DỤNG TRÊN địa bàn TỈNH KHÁNH hòa (Trang 81)

Mở rộng mạng lưới của các Chi nhánh TCTD đến các khu vực ngoại thành tỉnh Khánh Hòa

Việc mở rộng và phát triển mạng lưới hoạt động của các Chi nhánh TCTD tạo ra một cơ cấu hợp lý. Cần nghiên cứu đặt các điểm giao dịch ở những nơi trọng điểm, đông dân cư, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu vực kinh tế trọng điểm mới phát triển, thị trấn, thị tứ, gần nơi kinh doanh buôn bán lớn, các chợ, gần các trường đào tạo chuyên nghiệp, ở các vùng nông thôn ngoại thành hay tại các cụm dân cư, các xã, liên

67

xã để huy động tối đa mọi nguồn vốn trong dân cư. Khuyến khích các Chi nhánh TCTD tuyển dụng người địa phương vào làm việc. Tuy nhiên, khi đẩy mạnh việc mở rộng các mạng lưới hoạt động đặc biệt là các vùng ngoại thành, các Chi nhánh TCTD cần phải chú ý tính toán các chi phí có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, tính an toàn trong hoạt động và khả năng đảm đương của lực lượng cán bộ.

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ hướng vào nông nghiệp, nông thôn

Trong thời gian qua các TCTD chú trọng khai thác thị trường đô thị, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị lớn, mặt bằng dân cư có trình độ cao. Đây là một hướng đi đúng đắn, song cũng đã đến lúc các TCTD cần phân khúc thị trường để xác định cơ cấu khách hàng hợp lý hơn theo tiêu chí phù hợp, từ đó xây dựng chiến lược đưa dịch vụ NHBL tới các đối tượng khách hàng, nhất là khách hàng nông thôn, thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Đặc điểm của các khách hàng vùng nông thôn là thường thiếu tự tin khi giao dịch ở các TCTD do khả năng và mức độ hoà nhập của họ với cuộc sống thị trường chưa cao. Do vậy, các TCTD cần giảm bớt các thủ tục giao dịch rườm rà, các mẫu mã ghi chép phức tạp, tạo điều kiện cho khách hàng ở vùng nông thôn tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng. Song lợi thế của việc tiếp cận đến khách hàng ở khu vực nông thôn là khi đã thỏa mãn được một số khách hàng thì mức độ “lan tỏa” sẽ rất nhanh nhờ kênh “truyền miệng” theo cấp số nhân mà ngân hàng không cần tốn quá nhiều chi phí marketing.

Do đó, các TCTD cần xem xét đầu tư cho việc phát triển những gói sản phẩm đa dạng phù hợp với đặc tính ngành nông nghiệp phù hợp với từng vùng miền, truyền thống văn hóa, tầng lớp, độ tuổi, nguồn thu nhập như hỗ trợ cho vay các làng nghề truyền thống, từng bước công nghiệp, dịch vụ về nông thôn, ưu đãi cho vay con em vùng nông thôn đi hợp tác lao động, cũng như phát triển loại hình giao dịch tại nhà... với mục tiêu an toàn, hiệu quả và bền vững. Hơn nữa, các TCTD cần xây dựng một đội ngũ giao dịch viên “tại chỗ” năng động, tận tình, sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn khách hàng một cách đầy đủ kịp thời để cung cấp các dịch vụ NHBL đến từng khách hàng tại vùng nông thôn.

68

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng

Cũng như đã nói ở trên, con người chính là yếu tố quyết định đến sự thành bại của hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Một ngân hàng muốn thành công, trước hết phải có đội ngũ lãnh đạo có năng lực quản lý, điều hành giỏi, cần có đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao, trung thực và tâm huyết với nghề nghiệp mới có thể hoàn thành nhiệm vụ, đạt kết quả cao trong kinh doanh. Do đó, các TCTD cần thường xuyên có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ cũng như về các kỹ năng như kỹ năng phân tích, đánh giá, đàm phán...cho các cán bộ ngân hàng mà đặc biệt là cán bộ tín dụng để từ đó nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra, cán bộ tín dụng phải hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực kinh tế xã hội có liên quan, hiểu biết về thị trường và pháp luật, có khả năng tham mưu cho các hộ vay vốn trong việc đầu tư con giống, công nghệ...có như thế mới đảm bảo hiệu quả đầu tư của vốn vay ngân hàng vào các hộ sản xuất. Bên cạnh đó, ngân hàng cần xây dựng cơ chế khen thưởng hợp lý những cán bộ làm tốt và kiên quyết xử lý kịp thời tình trạng cán bộ vi phạm, thiếu trách nhiệm, lợi dụng quyền hạn để mưu cầu cá nhân, gây thiệt hại về vật chất và ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, phòng chống rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng ngân hàng.

Tiếp tục thực hiện đổi mới và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Để phát triển và đưa dịch vụ ngân hàng bán lẻ hướng vào thị trường kinh tế nói chung và thị trường nông thôn nói riêng thì việc đổi mới và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng là điều tất yếu. Việc các TCTD cập nhật thông tin, xử lý công việc hàng ngày một cách nhanh chóng, chính xác, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng thì sẽ thu hút khách hàng mở tài khoản, giao dịch ở ngân hàng ngày càng nhiều. Đặc biệt là lĩnh vực thanh toán và công tác thanh toán không dùng tiền mặt nếu thực hiện tốt thì sẽ thu hút được các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư mở tài khoản tiền gửi và thanh toán qua ngân hàng, mở rộng thanh toán bằng séc cá nhân từ đó tăng quy mô tiền gửi thanh toán qua ngân hàng, thu hút được nguồn vốn ngày càng nhiều với lãi suất thấp để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNNT và mang lại hiệu quả cho các TCTD.

69

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP cận vốn VAY của hộ NÔNG dân tại các tổ CHỨC tín DỤNG TRÊN địa bàn TỈNH KHÁNH hòa (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)