Thực trạng về hoạt động cho vay đối với hộ nông dân trên địa bàn

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP cận vốn VAY của hộ NÔNG dân tại các tổ CHỨC tín DỤNG TRÊN địa bàn TỈNH KHÁNH hòa (Trang 46)

Tín dụng đối với hộ nông dân là các khoản tín dụng để người nông dân dùng trang trải chi phí phát sinh trong sản xuất nông, lâm, ngư và diêm nghiệp. Dư nợ trong giai đoạn này chiếm tỷ trọng từ 5,17% đến 5,57% trong tổng dư nợ và tương ứng với mức tăng tổng dư nợ, dư nợ đối với HND cũng tăng đều qua các năm, mức tăng cụ thể từng năm là 2%, 8,16% và 10,01%. Qua đây, ta thấy mức tăng cao nhất là năm 2013 với dư nợ HND đạt 1.341 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng là 10,01% trong tổng dư nợ HND. Điều này khẳng định rằng tín dụng đối với HND cũng là một kênh khá hấp dẫn

32

Bảng 2.5. Dư nợ đối với hộ nông dân

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Dư nợ đối với HND 1.127 1.219 1.341

Tổng dư nợ 20.225 22.001 25.942

Tỷ trọng dư nợ HND/tổng dư nợ (%) 5,57 5,54 5,17

Tốc độ tăng dư nợ HND (%) 2 8,16 10,01

Tốc độ tăng tổng dư nợ (%) 9,23 8,78 17,91

* Dư nợ của HND và tổng dư nợ năm 2010 lần lượt là 1.105 tỷ đồng và 18.515 tỷ đồng.

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa

Với sự ra đời của Nghị định 41/2010/NĐ-CP, việc cho vay các đối tượng nông hộ để mở rộng sản xuất, kinh doanh không chỉ từ nguồn vốn của các NHTMNN nữa, mà hiện nay đã có sự tham gia tích cực của các NHTMCP&LD trên địa bàn, đã chia sẽ thị phần cho vay với nhóm NHTMNN. Điều đó được thể hiện qua việc tỷ trọng cho vay của hai nhóm NHTMNN và NHTMCP&LD thay đổi qua từng năm.

Nếu như năm 2011, tỷ trọng của nhóm NHTMNN là 24,29% thì đến năm 2013 tỷ trọng này giảm xuống còn 7,9%, có sự thay đổi này là do dư nợ của NHNN&PTNT Khánh Hòa giảm (dư nợ đạt 102 tỷ đồng với mức giảm là 19,68%). Ngược lại, năm 2011 tỷ trọng cho vay của nhóm NHTMCP&LD chỉ chiếm 3,79% tổng dư nợ thì đến năm 2013 tỷ trọng đã đạt 12,94%. Trong đó, phải kể đến sự nỗ lực cho vay của ba Chi nhánh TCTD đó là ngân hàng Kiên Long, Nam Á và Sài gòn – Hà Nội. Điều này đã giúp cho dư nợ đối với HND của nhóm NHTMCP&LD đạt mức tăng trưởng khá (năm 2013, dư nợ đạt 173 tỷ đồng, tăng 13 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 8,18%).

Hệ thống QTDND trên địa bàn Khánh Hòa thì chỉ có QTDND Cam Lâm cho vay đối với HND, với mục đích chủ yếu là cho vay chi phí sản xuất nông, lâm, ngư và diêm nghiệp, chiếm tỷ trọng là 1,45% tổng dư nợ cho vay. Riêng đối với dư nợ HND tại NHCSXH Khánh Hòa vẫn tăng trưởng đều qua các năm, chiếm lĩnh thị trường cho vay đối với đối tượng này. Năm 2011, dư nợ đạt 794 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 70,47%,

33

thì đến năm 2013, dư nợ đạt 1.042 tỷ đồng, chiếm 77,71% tổng dư nợ. Điều này chứng tỏ rằng việc phục vụ người nghèo, đảm bảo an sinh xã hội chính là mục tiêu hướng đến

của ngân hàng này.(Bảng 2.6)

Bảng 2.6. Dư nợ hộ nông dân theo từng TCTD

Đơn vị tính: triệu đồng, %

Dư nợ đối với HND Tỷ trọng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2011 2012 2013 NHTMNN 273.644 132.825 105.967 24,29 10,90 7,90 Nông nghiệp&PTNT 271.322 126.811 102.137 24,08 10,41 7,62 Phát triển Nhà ĐBSCL 2.045 5.994 3.830 0,18 0,49 0,29

Đầu tư &PT 277 20 0 0,02 0 0

Chính sách xã hội 793.968 907.778 1.042.304 70,47 74,49 77,71 NHTMCP& LD 42.703 160.381 173.498 3,79 13,16 12,94 Kiên Long 35.150 96.091 105.457 3,12 7,89 7,86 Nam Á 1.218 28.555 30.341 0,11 2,34 2,26 Sài gòn -Hà Nội 32.098 35.154 0 2,63 2,62 Quốc Tế 4.612 2.362 602 0,41 0,19 0,04 Đông Nam Á 644 410 1.289 0,06 0,03 0,10

Việt Nam thương tín 659 400 0 0,06 0,03 0

Đại Dương 190 0 0 0,01

Việt Nga 420 465 465 0,04 0,04 0,03

QTDND Cam Lâm 16.320 17.670 19.446 1,45 1,45 1,45

Tổng dư nợ 1.126.635 1.218.654 1.341.215 100 100 100

34

Hình 2.6. Dư nợ HND theo loại hình ngân hàng

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP cận vốn VAY của hộ NÔNG dân tại các tổ CHỨC tín DỤNG TRÊN địa bàn TỈNH KHÁNH hòa (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)