Thực trạng huy động vốn và cho vay của các TCTD trên địa bàn

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP cận vốn VAY của hộ NÔNG dân tại các tổ CHỨC tín DỤNG TRÊN địa bàn TỈNH KHÁNH hòa (Trang 37)

ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ; Quyết định số 3979/QĐ-BNN-KH ngày 15/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Chương trình hành động số 26-Tr/TU ngày 31/10/2008 của Tỉnh ủy về ”vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

2.2. THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VỐN VAY CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI CÁC TCTD TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA TCTD TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

2.2.1. Thực trạng huy động vốn và cho vay của các TCTD trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Khánh Hòa

Trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực tài chính tiền tệ như hiện nay, để có được nguồn vốn lớn đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải có những chính sách huy động hợp lý, từ đó thu hút được lượng vốn cần thiết trong nền kinh tế để phục vụ cho hoạt động của ngân hàng thương mại. Giai đoạn 2011 – 2013 là giai đoạn khó khăn nhất không chỉ riêng đối với nền kinh tế mà còn ảnh hưởng đến toàn ngành

23

Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Khánh Hòa nói riêng, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa vẫn phát triển ổn định, an toàn và hiệu quả.

Năm 2011 là năm bắt đầu thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có chính sách thắt chặt tín dụng, làm cho hoạt động cho vay và huy động vốn của các TCTD trên địa bàn tăng chậm so với năm 2010, mức tăng trưởng của cho vay và huy động vốn của năm 2011 lần lượt là 7,29% và 11,46%. Đến năm 2012, trên địa bàn đã có thêm 05 chi nhánh ngân hàng được NHNN cho phép mở và hoạt động; đó là các Chi nhánh TCTD: Phương Nam, Đại Dương, Mê Kông, Đại Tín, Bản Việt. Điều này đã làm cho huy động vốn trên địa bàn đạt mức tăng trưởng khá với 35,45% và dư nợ là 8,78%. Sang năm 2013, dưới sự điều hành linh hoạt của NHNN như giảm lãi suất huy động và cho vay; mở rộng tín dụng nhưng vẫn đảm bảo an toàn hoạt động của TCTD, phù hợp với mục tiêu điều hành... Các TCTD trên địa bàn đã áp dụng nhiều hình thức và giải pháp khác nhau để tích cực đẩy mạnh hoạt động cho vay và huy động vốn; kết quả tăng trưởng tín dụng trên địa bàn đến cuối năm 2013 đạt 17,91% và huy động vốn đạt 14,04%.

Bảng 2.2: Hoạt động cho vay và huy động vốn của các TCTD trên địa bàn

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Cho vay 18.851 20.225 22.001 25.942

Huy động vốn 20.638 23.004 31.158 35.532

Tốc độ tăng giảm cho vay (%) 20,70 7,29 8,78 17,91

Tốc độ tăng giảm huy động vốn (%) 30,90 11,46 35,45 14,04

24

Hình 2.3: Huy động vốn và cho vay của các TCTD trên địa bàn

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa

Bảng 2.3: Tỷ trọng dư nợ trên huy động vốn của các TCTD trên địa bàn

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Dư nợ/HĐV 91,34% 87,92% 70,61% 73,01%

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa

Tỷ trọng dư nợ trên huy động vốn thể hiện nhu cầu sử dụng vốn huy động trong cho vay của các TCTD. Từ bảng 2.3 trên, ta thấy được nhu cầu sử dụng vốn huy động của các TCTD trên địa bàn tương đối cao, tuy nhiên tỷ trọng này có xu hướng giảm từ năm 2011 – 2013. Nếu tỷ trọng của năm 2010 là 91,34% thì tỷ trọng lần lượt các năm 2011 – 2013 là 87,92%; 70,61%; 73,01%. Có sự biến động này là do giai đoạn này nền kinh tế Việt Nam đang chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới: lạm phát tăng, nợ công của Châu Âu chưa được giải quyết, giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào, giá vàng trên thị trường thế giới ...tăng cao. Đã làm cho tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn dẫn đến có rất nhiều doanh nghiệp phá sản hoặc tạm dừng, thu hẹp sản xuất. Điều này làm dẫn đến đời sống của người dân cũng gặp nhiều khó khăn. Nhu cầu về vốn của thị trường lúc này chủ yếu là vay để đảo nợ. Tuy nhiên, NHNN cùng với Chính phủ đã kịp thời đưa ra được những chính sách theo hướng nhằm kiềm chế lạm phát, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, do đó, nền kinh tế đã có những bước chuyển biến tích cực. Do đó, ngành

25

ngân hàng trên địa bàn đã đạt được mức tăng trưởng khá thể hiện qua tỷ trọng dư nợ trên huy động vốn năm 2013 là 73,01%.

Hình 2.4. Tỷ trọng dư nợ trên huy động vốn của các TCTD trên địa bàn

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP cận vốn VAY của hộ NÔNG dân tại các tổ CHỨC tín DỤNG TRÊN địa bàn TỈNH KHÁNH hòa (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)