Nâng cao năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh của càphê ở

Một phần của tài liệu CHIẾN lược PHÁT TRIỂN NGÀNH cà PHÊ tại CAO NGUYÊN BO lỵ vên PAK XONG đến năm 2020 (Trang 82)

- Chiến lược mở rộng thị trường

3.2.4 Nâng cao năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh của càphê ở

cao nguyên Bo Lị Vên Pắc Xong

Phần này tác giả tập trung vào các ngành hỗ trợvà liên quan đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê để tạo điều kiện thuận lợi cho ngành cà phê cao nguyên Bo Lị Vên Pắc Xong ngày càng lớn mạnh hơn. Gồm có:

Các ngành hỗ trợ: gieo trồng, thu mua cà phê, cung ứng bao bì, máy

móc đóng gói đối với mỗi doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, các ngành hỗ trợ là những ngành cung ứng đầu vào cho chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh như ngành cơ khí thì chế tạo và lắp ráp máy móc để phục vụ chế biến và đóng gói,

hay ngành lâm nghiệp trồng cây cà phê để tạo đầu vào chính cho giai đoạn sản xuất sản phẩm cà phê tiêu dùng. Tuy hiện nay, công nghiệp hỗ trợ ở Chăm Pa Sắc chưa thực sự phát triển để chiếm lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế, nhưng có thể nhận thấy rõ xu hướng phát triển của ngành này đang

ngày một củng cố và hoàn thiện hơn. Ví dụ ngành cơ khí chế tạo trong nước

đã có thể sản xuất được một số máy móc trong dây chuyền sản xuất cà phê

như máy rang, sấy, mà trước đây, toàn bộ máy móc để sản xuất, chế biến cà

phê đều phải nhập khẩu. Ni-lon dùng để sản xuất nhãn mác, bao bì, vỏ hộp

cũng đã trở thành nguyên phụ liệu quan trọng mà Lào có thể cung ứng được. Các doanh nghiệp thu mua cà phê tươi, hoặc sơ chế đã đóng góp chủ

yếu vào hoạt động xuất khẩu cà phê, gần đây, kể từ khi Lào hội nhập và mở

cửa, sự xuất hiện nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia hoạt động thu mua

cà phê đã góp phần nâng cao tính cạnh tranh trong ngành, tạo động lực để các doanh nghiệp trong nước tận dụng lợi thế riêng và chủ động hơn. Điều đó được chứng tỏ khi ngày nay, các doanh nghiệp thu mua đang đua nhau đến tận vườn để thu gom và chuyên chở. Chính điều này tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu vì đáp ứng kịp thời số lượng và chủđộng hơn trong

giao dịch hàng hóa. Nói tóm lại, công nghiệp hỗ trợ nói chung trong xuất nhập khẩu cũng như nói riêng về ngành hàng cà phê đã phần nào giảm bớt sự

yếu kém, bước đầu tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo trong thời gian tới. Ngành liên quan: vận tải, kho bãi lưu trữ, phân phối, cải tiến kỹ thuật… Có thể nói ngành liên quan đến ngành xuất khẩu cà phê là rất nhiều, song chỉ

nói ở đây những ngành tiêu biểu như: Vận tải là công cụ quan trọng đối với bất kỳ ngành hàng xuất khẩu nào, vì vận tải tốt, tiết kiệm chi phí sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu kịp thời và chủ động trong điều kiện giao dịch, và

hơn nữa là sẽ thu được khoản lợi nhuận cao hơn do chi phí vận tải và kho bãi tiết kiệm, đảm bảo. Khâu phân phối cũng như cung ứng cho sản xuất sản phẩm đều phụ thuộc nhiều vào vận tải. Lào là một nước không có biên giới giáp biển, nên việc phát triển ngành vận tải đường biển là vấn đề khó

khăn đối với Lào. Ở Lào, vận tải đường bộ đang còn là mỗi lo ngại đối với các doanh nghiệp do hệ thống giao thông còn nhiều bất cập. Kho bãi lưu trữ đặt xếp hàng cũng khá quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Tự mỗi doanh nghiệp có thể xây dựng kho bãi lưu trữ hoặc thuê, tuy nhiên, bằng biện pháp hỗ trợ thuế, ngành cà phê đã được ưu đãi nhiều trong vấn đề

kho bãi lưu hàng.

Ngành công nghệ sinh học cũng là một ngành liên quan, vì những giống cà phê năng suất vẫn luôn được nghiên cứu và phát triển không ngừng nhờ có tiến bộ trong nghiên cứu sinh học, bên cạnh đó, những yếu tố như

phân bón, kỹ thuật nuôi trồng cây cà phê, kỹ thuật thu hoạch,… cũng được nghiên cứu và phát triển liên tục. Ở nhiều địa phương trên cảnước, các phòng nghiên cứu và phát triển giống cây trồng nông lâm sản đã được xây dựng và

đi vào hoạt động có hiệu quả từ nhiều năm trước đây. Bằng cách đó, cách doanh nghiệp sản xuất cà phê sẽ thu được phần lợi nhuận do tiến bộ khoa học kỹ thuật mang lại, và chính cả những người trồng cà phê cũng thu được nhiều lợi nhuận hơn. Dự án sản xuất giống cà phê, ca cao giai đoạn 2011-2015 của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp tỉnh với tổng vốn đầu tư 2,1 tỷ kíp

đã được Bộ Nông lâm nghiệp phê duyệt. Theo đó, mỗi năm, các hoạt động từ

dự án sẽ cung cấp 20 tấn hạt lai đa dòng cà phê vối, 3 tấn hạt giống cà phê chè chất lượng cao, đồng thời cung ứng 2 triệu chồi ghép phục vụ nhu cầu tái canh và trồng mới mỗi năm 2.000-2.200 ha cà phê. Đây là yếu tố tích cực góp phần hỗ trợ doanh nghiệp trong nước xây dựng vùng nguyên liệu cà phê.

Các ngành liên quan đóng vai trò như một kênh trực tiếp tác động đến định

hướng và mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Thông qua các ngành liên quan mà các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nắm bắt được cơ hội để lựa chọn sản phẩm ưu thếđể sản xuất và có sự tác động trở

lại đối với các ngành liên quan.

Một phần của tài liệu CHIẾN lược PHÁT TRIỂN NGÀNH cà PHÊ tại CAO NGUYÊN BO lỵ vên PAK XONG đến năm 2020 (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)