- Vùng núi Minas Gerais
2.2.3.2 Nguyên nhân của các tồn tại và hạn chế
Trong quá trình khảo sát và phân tích tác giả nhận thấy, có rất nhiều nhân tốtác động đến thực trạng phát triển kinh tế ngành cà phê của cao nguyên Bo La Vên Pắc Xong tỉnh Chăm Pa Sắc, nhưng nhân tố hàng đầu đó là hệ thống chính sách kinh tế. Tác động của chính sách kinh tếđối với sự phát triển nông nghiệp ở
cao nguyên Bo La Vên Pắc Xong tỉnh Chăm Pa Sắc hiện nay là rất lớn. Nó được thể hiện đồng thời ở hai phương diện; thành tựu và hạn chế. Sau đây là một số nguyên nhân cơ bản đang cản trở quá trình phát ngành cà phê như sau:
1. Các chính sách đã và đang thực thi ở Chăm Pa Sắc chưa đủ tầm để đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa, cũng như yêu cầu phát triển ngành cà phê bền vững- nền nông nghiệp dựa trên cơ sở kết hợp của nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp công nghiệp hóa.
2. Trong công tác triển khai cụ thể hóa các chính sách kinh tế của
Trung ương ban hành về phát triển ngành cà phê của Chăm Pa Sắc còn chậm,
như chính sách khuyến khích phát triển trang trại gia đình, chính sách tập trung ruộng đất "dồn điền, đổi thửa", chính sách chuyển giao khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp...
3. Có khá nhiều chính sách mà Trung ương ban hành trong quá trình triển khai trong tỉnh chưa thực sự thúc đẩy sản xuất phát triển, như chính sách
chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chính sách tiêu thụ nông sản; chính sách bảo trợ
nông sản, chính sách bảo hiểm cho sản xuất nông nghiệp... chưa thực sự tạo ra
động lực cho phát triển ngành cà phê của cao nguyên Bo La Vên Pắc Xong. 4. Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách còn nhiều lúng túng
khó khăn như: chậm ra văn bản hướng dẫn thực hiện; sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong thực hiện chính sách chưa chặt chẽ; quá trình kiểm tra, điều chỉnh bổsung chính sách chưa thực sựđược coi trọng. Các dựán đầu tư cho phát triển cà phê trong tỉnh còn ít và chưa đồng bộ, hiệu quả kinh tế còn chưa cao.
5. Vai trò của các tổ chức phát triển xã hội, sự tham gia của người dân trong các cộng đồng hưởng lợi trong việc hoạch định, thực hiện, kiểm tra,
điều chỉnh chính sách chưa được phát huy và coi trọng đúng mức...
6. Hộ nông dân chưa có kiến thức sâu về trồng cà phê dẫn đến tình trạng hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, đồng thời những cán bộ khuyến nông lại thiếu để hỗ trợvà tư vấn cho những hộ nông dân sản xuất cà phê.
7. Phần lớn những hộ nông dân hoạt động sản xuất cà phê một cách tự
phát nên họ chưa đủ vốn để đầu tư máy móc thiết bị hiện đại cũng như ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào trong hoạt động sản xuất dẫn đến tình trạng chất lượng cà phê không cao như mong đợi.
Những hạn chế như đã nêu trên của hệ thống chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh Chăm Pa Sắc đang đòi hỏi phải nhanh chóng được khắc phục, để tạo ra động lực mạnh mẽ và cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế nông thôn đạt được những mục tiêu như đã xác định.
2.3 Những vấn đề đặt ra để giải quyết nhằm phát triển ngành cà phê tại cao nguyên Bo Lạ Vên Pắc Xong