Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực canh tác

Một phần của tài liệu CHIẾN lược PHÁT TRIỂN NGÀNH cà PHÊ tại CAO NGUYÊN BO lỵ vên PAK XONG đến năm 2020 (Trang 73)

- Vùng núi Minas Gerais

3.1.3.1 Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực canh tác

- Tăng cường cây che bóng: cà phê vối vốn là cây ưa bóng nhẹ. Việc loại bỏ cây che bóng trong vườn cây sẽ làm cho chu kỳ kinh doanh của cây ngắn lại do bị kiệt sức và nhiều tác động tiêu cực khác. Thực tế cho thấy do bị

loại bỏ cây che bóng nên thời gian sinh trường và phá triển của quả cà phê

cũng có xu hướng ngắn lại. Chín sớm không những ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng do hạt không đủ thời gian để tích lũy chất dinh dưỡng cũng như

hình thành các hợp chất thơm mà còn đẩy thời gian thu hoạch sớm lên trùng vào những tháng cuối mùa mưa, gây khó khăn cho việc thu hái, phơi sấy.

Cũng do thu hái sớm làm cho cây phân hóa mầm hoa sớm. Để hạn chế tác

động tiêu cực trên thì việc trồng cây che bóng trong vườn cà phê là một giải pháp hiệu quả nhất. Nên khuyến khích các chủvườn cà phê trồng xen các loại

cây hàng hóa lâu năm như quế, tiêu, điều, cao xu, cây ăn quả (sầu riêng, bơ,

xoái...), muồng đen, keo dậu,... trong vườn cà phê. Việc trồng xen các loại cây

hàng hóa lâu năm không chỉ có tác dụng làm cây che bóng, giữ độ ẩm trong

đất, giảm bớt lượng nước tưới trong mua khô, hạn chế xói mòn đất mà còn đa

dạng hóa sản phẩm, tăng thêm thu nhập cho người nông dân, giảm thiểu những rủi ro do biến động của thời tiết và sâu bệnh.

- Tăng lượng phân hữu cơ cho vườn cây: việc sử dụng quá nhiều và

không cân đối các loại phân hóa học trong thời gian qua đang là nguyên nhân

chính ảnh hưởng trực tiếp đến tính bền vững của ngành cà phê cao nguyên Bo La Vên Pắc Xong. Làm dụng phân bón hóa học quá mức cần thiết không những làm tăng chi phí, giảm hiệu quả đầu tư mà còn gây tác hại đến môi

trường đất, môi trường nước dưới đất. Do vậy, để giảm tổn thất, tránh làm cho

môi trường bị ô nhiễm, cần giảm lượng phân bón hóa học, đồng thời chú ý tới việc sử dụng phân hữu cơ. Cần khuyến khích các hộ trồng cà phê kết hợp với

chăn nuôi nhằm tự sản xuất phân chuồng cũng như sử dụng cao độ tàn dư

thực vật, các phế thải trong nông nghiệp để sản xuất chất hữu cơ tại chỗ như

trồng xen cây họđậu ở trong và xung quanh lô cà phê. Pắc Xong là huyện có

điều kiện phát triển chăn nuôi nhất là đại gia súc như trâu, bò, dê hàng năm

cho phân chuồng khá lớn. Để khai thác tốt nguồn tài nguyên này, có thể liên kết giữa các hộ chăn nuôi và sản xuất cà phê hoặc khuyến khích hình thành doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân hữu cơ trên địa bàn tập trung sản xuất cây cà phê nhằm bảo đảm nguồn cung ứng.

- Hạn chế tới mức thấp nhất việc sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật: vấn đề dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm phải được đặt lên vị trí quan trọng trong việc chuẩn bị hàng xuất khẩu, đảm bảo không có những lô hàng có chứa dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá mức cho phép. Do vậy, việc sử

dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc trừ sâu được khuyến cáo là chỉ sử dụng khi mức độ gây hại vượt ngưỡng gây hại kinh tế và chỉ phun cho những câu bị

sâu hại, không cho cả vườn nhằm bảo vệ các loại thiên địch. Tránh phun

thuốc phòng trừ sâu hại định kỳ. Sử dụng thuốc theo đúng chủng loại, liều

lượng đúng cách và đúng thời điểm cho từng loại đối tượng sâu, bệnh hại.

Một phần của tài liệu CHIẾN lược PHÁT TRIỂN NGÀNH cà PHÊ tại CAO NGUYÊN BO lỵ vên PAK XONG đến năm 2020 (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)