- Vùng núi Minas Gerais
3.1.2.1 Tổ chức quản lý ngành càphê
- Mở rộng diện tích, duy trì quy mô sản xuất hợp lý: kết quả phân tích ở chương 2 cho thấy, sản xuất cà phê nguyên liệu ở Pắc Xong trong những năm qua đã tăng rất nhanh dưới tác động của nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới. Tuy vậy, khi Pắc Xong tăng diện tích cà phê của mình thì nhu cầu thị trường đã nhanh chóng bão hòa. Trong khi đó, một bộ phận người nghèo không có khả năng sản xuất cà phê cho năng suất, chất lượng cao do chi phí trong canh tác lớn, thiếu nước tưới nghiêm trọng, việc khai thác nước ngầm để tưới cà phê
đã làm cạn kiệt nguồn nước này,...thì giải pháp đối với sản xuất cà phê nguyên liệu trong những năm tới cần phải duy trì quy mô sản xuất hợp lý, ổn
định diện tích ở mức khoảng từ 40.000 - 50.000 ha. Do vậy, nên ngừng việc mở rộng diện tích trồng cà phê một cách tràn lan, thay vào đó là tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, để tạo giá trị gia tăng mới, hướng tới xuất khẩu bền vững.
- Tổ chức lại ngành cà phê thành các nhóm hợp tác sản xuất kinh doanh. Hiện nay tổ chức sản xuất ngành cà phê Pắc Xong còn trong tình trạng manh mún với gần 90% nông dân có diện tích trung bình là 1- 5 ha/hộ. Không thể nào phát triển một nền sản xuất chuyên nghiệp, quy mô lớn, có khối lượng hàng hóa tập trung, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế mà lại bằng sản xuất nhỏ lẻ, mỗi người mỗi kiểu và mạnh ai nấy làm. Vì thế đối mới tổ chức sản xuất, khắc phục tình trạng sản xuất phân tán là giải pháp căn bản để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành cà phê tỉnh nhà. Cần khuyến khích các hộ nông dân hình thành các nhóm hợp tác sản xuất như hợp tác xã, nhóm hộ
sản xuất, câu lạc bộ,... Một khi đã tập trung được người sản xuất thì việc kiểm soát, hỗ trợ, nhất là hướng dẫn áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ trở nên dễdàng hơn và sẽ mang lại hiệu quả cao.
Một thực tế nữa đang tồn tại là khi giá cà phê lên cao các doanh nghiệp
thường gặp khó khăn là khó có thể thu mua được sốlượng lớn trong một thời gian ngắn để xuất khẩu nên dễ gặp phải rủi ro khi đến hạn giao hàng mà vẫn
chưa thu mua đủ sốlượng. Ngược lại khi giá cà phê xuống thấp thì người sản xuất lại gặp khó khăn do chưa bán được sản phẩm, trong khi đó lại phải cần vốn để đầu tư chăm sóc vườn cây, phải đi vay ngân hàng làm tăng thêm chi
phí sản xuất. Để phát triển bền vững, cần phải có mối liên kết giữa nhà sản xuất với các doanh nghiệp. Muốn vậy, cần áp dụng biện pháp ký kết hợp đồng giữa người sản xuất, người chế biến, người kinh doanh. Bên cạnh đó, cần tổ
chức những nơi thu mua và chế biến tập trung (công ty, hợp tác xã, trung tâm chế biến) để quản lý chặt chẽ chất lượng và giá thu mua.