Diễn biến một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của các quỹ tín dụng nhân dân

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUỸ tín DỤNG NHÂN dân TRÊN địa bàn TỈNH lâm ĐỒNG (Trang 53)

dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của các quỹ tín dụng nhân dân được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.1: Tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển của các QTDND

Tiêu chí

Chỉ số Tiêu chuẩn hoạt động

Mức độ tiếp cận

1. Số lượng dịch vụ và sản phẩm cung ứng

Không có tiêu chuẩn 2. Số lượng và mức tăng trưởng của khách

hàng

3. Số lượng và mức tăng trưởng của dư nợ tín dụng

4. Số lượng và mức tăng trưởng của số dư tiết kiệm

5. Mức vay trung bình/GDP > 150%: Thị phần thu nhập cao

20-150%: Thị phần bậc trung

<20%: Thị phần khách hàng nghèo

6. Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ Tối đa 5% 7. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ Tối đa 3%

Tính bền vững

8. Tự bền vững về hoạt động OSS Tối thiểu 120%

9. ROA Tối thiểu 2%

Ta sẽ xem xét các chỉ tiêu cụ thể như sau:

4.1.2.1. Mức độ bền vững của các quỹ tín dụng nhân dân

Mức độ bền vững của các QTDND thể hiện qua một số chỉ tiêu như: ROA và OSS.

Hình 4.7: Chỉ tiêu ROA của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2008-2013

1.36% 1.22% 0.85% 1.45% 1.52% 1.60% 0.00% 0.20% 0.40% 0.60% 0.80% 1.00% 1.20% 1.40% 1.60% 1.80% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 ROA ROA

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC các quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2008-2013

Sự bền vững của các tổ chức tín dụng được thể hiện qua chỉ tiêu ROA. Trong giai đoạn 2008-2013, sự bền vững của các quỹ tín dụng nhân dân giảm mạnh trong năm 2009, 2010. từ 1,36% năm 2008 xuống còn 1,22 % năm 2009 và 0,85% trong năm 2010. Sang năm 2011, chỉ tiêu này tăng từ 0,85% lên 1,45%, tăng lên 1,52% năm 2012 và tiếp tục tăng lên 1,6% trong năm 2013. Mặc dù diễn biến không ổn định nhưng mức độ bền vững của các tổ chức tín dụng vẫn có xu hướng tăng cho thấy các quỹ tín dụng nhân dân ở tỉnh Lâm Đồng hoạt động kinh doanh có hiệu quả theo thời gian. Số liệu thống kê cho thấy không có quỹ tín dụng nào có lợi nhuận âm trong giai đoạn 2008-2013, trong khi đó giai đoạn này cũng là giai đoạn mà nhiều quỹ tín dụng nhân dân trên cả nước gặp nhiều khó khăn phải tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể. Căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá chỉ tiêu ROA là tối thiểu 2% thì mức độ bền vững của

các quỹ tín dụng tại Lâm Đồng vẫn còn yếu kém đặc biệt là vào năm 2008, chỉ tiêu này còn cách xa so với mức tiêu chuẩn. Điều này cũng cho thấy hoạt động của các quỹ tín dụng bị phụ thuộc mạnh vào điều kiện kinh tế. Nếu xét riêng từng quỹ tín dụng, thì chỉ có một số quỹ đạt mức ROA trên 2% như: quỹ Xuân Trường (2013), quỹ Lộc An (2008), quỹ Tân Châu (2013), quỹ Lộc Thanh (2012), quỹ Lộc Sơn (2012-2013), quỹ phường 2, quỹ B Lao, quỹ Đinh Lạc (2012-2013), quỹ Bình Thạnh (2009, 2013), quỹ Liên Đàm (2012), quỹ Lộc Thắng (2011). Như vậy, xét về chỉ tiêu Roa, các quỹ tín dụng tại Lâm Đồng có mức độ bền vững vẫn còn rất thấp.

Xét chỉ tiêu mức độ bền vững OSS

Hình 4.8: Chỉ tiêu OSS của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2008-2013

122.70% 119.40% 123.60% 132.30% 152.90% 153.40% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% 140.00% 160.00% 180.00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 OSS OSS

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC các quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2008-2013

Chỉ tiêu bền vững về hoạt động được tính bằng công thức tổng thu nhập hoạt động trên tổng chi phí hoạt động. Trong giai đoạn 2008-2013, chỉ tiêu này của các QTDND tỉnh Lâm Đồng có diễn biến tăng dần. Năm 2008, chỉ tiêu này đạt giá trị 122,7%, năm 2009, chỉ tiêu này giảm còn 119,4% và là năm duy nhất diễn biến giảm. Năm 2010, chỉ tiêu này đạt mức 123,6%, năm 2011 tăng lên 132,3% và năm 2012 tăng mạnh lên mức 152,9% và năm 2013 tăng nhẹ đạt mức 153,4%. Căn cứ vào tiêu chuẩn

đánh giá sự phát triển của các quỹ tín dụng nhân dân đối với chỉ tiêu OSS là tối thiểu 120%, thì các QTDND tại tỉnh Lâm Đồng có mức bền vững đạt tiêu chuẩn trong các năm 2008,2010-2014. Chỉ có năm 2009 là các quỹ không đạt mức tiêu chuẩn. Và sự bền vững của các quỹ có xu hướng gia tăng. Nếu xét riêng từng quỹ thì có một số quỹ không đạt tiêu chuẩn như: quỹ Di Linh (2008-2011), Lộc An (2010), Tân Châu (2009, 2011), Lộc Thanh (2008-2009), phường 12 (2009, 2012-2013), và một số quỹ mới thành lập. Tuy nhiên, về cơ bản, các QTD Lâm Đồng đã tự trang trải được chi phí hoạt động bằng thu nhập từ hoạt động của các quỹ mặc dù lợi nhuận đạt được là chưa lớn.

4.1.2.2. Phương pháp cung cấp tín dụng

Hình 4.9: Phương pháp cung cấp tín dụng của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2008-2013 80.706% 85.012% 84.444% 82.965% 86.737% 87.403% 76.000% 78.000% 80.000% 82.000% 84.000% 86.000% 88.000% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Method Method

Nguồn: Tính toán từ BCTC các quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2008-2013

Phương pháp cung cấp tín dụng được đo bằng dư nợ khách hàng cá nhân trên tổng dư nợ tín dụng. Diễn biến chỉ tiêu này không ổn định, có diễn biến tăng vào năm 2009, giảm năm 2010, 2011 và tăng trở lại vào năm 2012, 2013 nhưng qua các năm chỉ tiêu này đểu chiếm trên 80% cho thấy chủ yếu khách hàng của các quỹ tín dụng là khách hàng cá nhân. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở

có quy mô nhỏ, đối tượng khách hàng chủ yếu là các thành viên, nhằm mục đích hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo vay vốn, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nên số lượng khách hàng cá nhân lớn. Như vậy, các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn đã thực hiện đúng chức năng của mình.

4.1.2.3. Quy mô khách hàng

Hình 4.10: Quy mô khách hàng của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2008- 2013

Đơn vị: Khách hàng

Nguồn: Tính toán từ báo cáo hoạt động các quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2008-2013

Quy mô khách hàng của các quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có xu hướng tăng qua các năm, nếu như năm 2008, số lượng khách hàng trung bình của một tổ chức tín dụng là 1105, thì năm 2009 tăng lên 1370 khách hàng, năm 2010 là 1490 khách hàng, năm 2011 là 1610 khách hàng, năm 2012 là 1745 khách hàng và năm 2013 là 1889 khách hàng. Sở dĩ quy mô khách hàng ngày càng tăng bởi vì các chính sách tín dụng và tiết kiệm được các quỹ tín dụng thực hiện qua nhiều kênh khách nhau dẫn đến việc thu hút được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, đặc biệt là trong khu vực nông thôn, thêm vào đó dù kinh tế khó khăn nhưng GDP bình quân đầu người của tỉnh Lâm Đồng vẫn tăng đều qua các năm, đời sống người dân được cải thiện, tạo điều

kiện để cho huy động và dư nợ tín dụng tăng lên. Tuy nhiên việc mở rộng quy mô khách hàng cũng như quy mô tín dụng nhanh chóng có thể gây ra tình trạng nợ nần nhiều nhất là các đối tượng khách hàng có thu nhập thấp, thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số thành viên các quỹ tín dụng nhân dân.

4.1.2.4. Mức độ cạnh trạnh

Hình 4.11: Mức độ cạnh tranh của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2008- 2013 9.14% 9.00% 9.01% 8.98% 8.52% 8.63% 8.20% 8.30% 8.40% 8.50% 8.60% 8.70% 8.80% 8.90% 9.00% 9.10% 9.20% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 COMP COMP

Nguồn: Tính toán từ BCTC các quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2008-2013

Mức độ cạnh tranh của các quỹ tín dụng nhân dân được đo lường bằng công thức tỷ lệ thị phần của quỹ tín dụng so với thị phần của 4 quỹ tín dụng lớn nhất. Trong 21 quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thì 4 quỹ có thị phần lớn nhất là quỹ Liên Nghĩa, quỹ Lộc Sơn, quỹ Phường 2 và quỹ B’lao. Bốn quỹ này chiếm khoảng gần 60% thị phần trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, còn lại là các quỹ tín dụng khác chia nhau thị phần còn lại. Hình trên cho thấy mức độ cạnh tranh của các quỹ tín dụng nhân dân có xu hướng giảm trong giai đoạn 2008, 2011- 2012 và tăng nhẹ vào năm 2010, 2013. Quỹ tín dụng mới thành lập rất ít, chủ yếu là các quỹ đã hoạt động lâu

năm trên địa bàn tỉnh. Tổng thị phần của 4 QTDND có thị phần lớn nhất có diễn biến giảm dần tạo cơ hội cho các quỹ tín dụng khác cải thiện thị phần của mình.

4.1.2.5. Mức độ tiếp cận của các quỹ tín dụng

Hình 4.11: Mức độ tiếp cận của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2008-2013

33.83 28.14 26.83 25.00 17.69 18.57 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 2008 2009 2010 2011 2012 2013 AOL AOL

Nguồn: Tính toán từ BCTC các quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2008-2013

Mức độ tiếp cận tín dụng được đo bằng quy mô trung bình của khoản vay trên GDP đầu người. Khi tốc độ tăng trưởng huy động không tăng trưởng nhanh bằng số lượng khách hàng giải ngân thì quy mô trung bình của khoản vay sẽ giảm. Trong những năm qua, mức độ tiếp cận tín dụng của các quỹ tín dụng giảm liên tục qua các năm và chỉ tăng nhẹ trong năm 2013. Mặc dù quy mô các khoản cho vay có tăng qua các năm, cụ thể giá trị trung bình các khoản cho vay trong năm 2008 là 469,98 triệu, năm 2009 là .478,4 triệu đồng, năm 2010 là 538,24 triệu đồng, năm 2011 là 550, 109 triệu, năm 2012 là 576.58 triệu đồng và năm 2013 là 713,2 triệu đồng. Trong khi đó, GDP bình quân đầu người của tỉnh Lâm Đồng không ngừng tăng qua các năm , nếu năm 2008 GDP bình quân đầu người là 13,89 triệu đồng, năm 2009 con số này tăng lên 17 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 20,058 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 22 triệu

đồng, năm 2012 là 32,6 triệu đồng và năm 2013 là 38,4 triệu đồng. Do tốc độ tăng trưởng của GDP đầu người tỉnh Lâm Đồng lớn hơn mức tăng trưởng của quy mô trung bình các khoản cho vay nên mức độ tiếp cận tín dụng có diễn biến giảm. Căn cứ theo tiêu chuẩn đề ra về mức độ tiếp cận, với AOL nằm trong khoảng 20-150% trong giai

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUỸ tín DỤNG NHÂN dân TRÊN địa bàn TỈNH lâm ĐỒNG (Trang 53)