Nâng cao năng lực tài chính

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUỸ tín DỤNG NHÂN dân TRÊN địa bàn TỈNH lâm ĐỒNG (Trang 82)

Năng lực tài chính quyết định đến quy mô và tính đa dạng trong việc cung cấp các dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tín dụng và tiết kiệm. Tiềm lực tài chính tốt giúp cho QTDND nâng cao uy tín, mở rộng quy mô khách hàng, tăng khách hàng tiềm năng, tăng khả năng phát triển các dịch vụ ngoài tín dụng và tiết kiệm. Vì vậy, với mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng trong thị trường tài chính, các QTDND cần thiết phải nâng cao năng lực tài chính của mình.

- Tăng vốn điều lệ: Vốn điều lệ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các QTDND do vậy phải từng bước tăng nhanh mức vốn điều lệ bằng một số giải pháp như: tuyên truyền vận động nhân dân tham gia QTDND, nâng mức vốn góp cổ phần xác lập cho phù hợp, tuỳ theo từng địa phương không hạn chế tối đa. Mặc dù quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu của các QTDND cơ sở vẫn chỉ là 100 triệu, nhưng con số này thực sự quá khiêm tốn so với nhu cầu tài chính nông thôn, và khả năng phát triển hoạt động của các quỹ cơ sở, thực tế ở Lâm Đồng, mức vốn điều lệ của các quỹ cũng gấp nhiều lần so với mức tối thiểu này. Tuy nhiên, các QTDND cơ sở nên tự đưa ra mức vốn điều lệ tối thiểu cần đạt đến năm 2015 là 1 tỷ; và mức này tại các vùng ven đô, vùng kinh tế phát triển cần ở mức cao hơn như 3-5 tỷ. Các QTDND cơ sở có thể tăng vốn điều lệ bằng cách huy động nội lực, tăng cường lợi nhuận để lại. Rất nhiều QTDND cơ sở không quan tâm tới vấn đề lợi nhuận để lại, họ thường chia cổ tức với tỷ lệ cao hơn nếu lợi nhuận tăng. Bên cạnh đó, việc sáp nhập một số QTDND cơ sở gần nhau có thể giúp các quỹ nhỏ bé tăng cường năng lực tài chính và hoạt động.

- Nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời của tài sản, giảm tỷ trọng tài sản rủi ro trong tổng tài sản, tính toán mức độ tài trợ cho các nhóm tài sản phù hợp để đạt tỷ lệ

an toàn vốn tối thiểu như trên. Tuy vậy, các QTDND vẫn phải cân bằng giữa hai mục tiêu: an toàn và sinh lời, tính toán các tỷ lệ an toàn và lợi nhuận ở mức phù hợp để tránh gặp phải rủi ro thanh khoản hay rủi ro hoạt động. Xem xét đánh giá cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn trên các mặt: kỳ hạn, lãi suất, tính ổn định. Các QTDND có thể chủ động sử dụng các công cụ tài chính phái sinh (nếu có) nhằm ngăn chặn rủi ro xảy ra như: các hợp đồng hoán đổi lãi suất, hoán đổi tín dụng, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai…..Ngăn chặn nợ xấu phát sinh, chấm dứt việc cho vay mới đối với các bên vay có nợ nần chồng chất, dây dưa.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUỸ tín DỤNG NHÂN dân TRÊN địa bàn TỈNH lâm ĐỒNG (Trang 82)