3.4.1. Mô tả thống kê
Kiểm định phân phối chuẩn của sai số ngẫu nhiên: (Kiểm định Jaque – Bera)
Mục đích của kiểm định này là nhằm xem xét sai số ngẫu nhiên có phân phối chuẩn hay khộng.
Giả thiết:
H0: Sai số ngẫu nhiên có phân phối chuẩn.
H1: Sai số ngẫu nhiên không có phân phối chuẩn. Với mức ý nghĩa miền bác bỏ là:
JB>2(2)=5,9915
Chấp nhận H0: Sai số ngẫu nhiên có phân phối chuẩn. Bác bỏ H0: Sai số ngẫu nhiên không có phân phối chuẩn.
Trung bình mẫu (mean) trong thống kê là một đại lượng mô tả thống kê, được tính ra bằng cách lấy tổng giá trị của toàn bộ các quan sát trong tập chia cho số lượng các quan sát trong tập.
3.4.2. Phân tích tương quan biến
Phân tích tương quan biến thông qua ma trận tương quan giữa các biến cho phép đánh giá sơ bộ về mối quan hệ giữa các biến này với nhau.
Hệ số ma trận tương quan thể hiện qua giá trị tuyệt đối của r cho biết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính:
0.4 <│r│< 0.8: tương quan trung bình │r│>0.8: tương quan mạnh
r<0: tương quan ngược chiều r>0: tương quan cùng chiều
3.4.3. Phân tích hồi quy
Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng. Ưu điểm của dữ liệu bảng là dữ liệu cung cấp nhiều thông tin hơn, biến thiên hơn và ít có đa cộng tuyến trong mô hình. Thêm vào đó, kết quả hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình cho thấy mối tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình là trung bình hoặc thấp nên khả năng xảy ra đa cộng tuyến là rất thấp. Thêm vào đó, ước lượng mô hình bằng dữ liệu bảng còn hạn chế được hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi trong mô hình.
Có 2 phương pháp hồi quy bao gồm: - Hồi quy mô hình với tác động cố định Mô hình tác động cố định có dạng: Yit = β1 Xit1 + β2 Xit2 + vi + εit
Trong đó:
Yit: giá trị của Y cho đối tượng i ở thời điểm t Xit1:giá trị của X1 cho đối tượng i ở thời điểm t Xit2: giá trị của X2 cho đối tượng i ở thời điểm t μit =vi+εit : sai số của đối tượng i ở thời điểm t
Sai số trong mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển được tách ra làm 2 phần. Thành phần vi đại diện cho các yêu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian. Thành phần εit đại diện cho những yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng và thay đổi theo thời gian.
Giả định rằng tất cả các tác động ròng của các yếu tố không quan sát được lên Y cho các đối tượng i (không thay đổi theo thời gian) là một tham số cố định kí hiệu là ai. Khi đó mô hình tác động cố định có thể viết lại như sau:
Yit = β1 Xit1 + β2 Xit2 + a1 + a2 + ... + an +εit
tham số này gọi là những tác động không quan sát được và thể hiện tính không đồng nhất không quan sát được. Chẳng hạn, a1 thể hiện tác động ròng của các yếu tố không quan sát được lên Y cho đối tượng 1, a2 cho đối tượng 2, ..., an cho đối tượng n. Vì vậy, trong mô hình tác động cố định mỗi đối tượng trong mẫu đều có một hệ số cắt riêng, n hệ số cắt này kiểm soát tác động của tất cả các yếu tố không quan sát được lên N đối tượng khác nhau.
- Hồi quy mô hình với tác động ngẫu nhiên
Mô hình tác động ngẫu nhiên được viết dưới dạng: Yit = β1 Xit1 + β2 Xit2 + vi + εit
Với i = 1, 2, ..., n và t = 1, 2, ..., n
Trong đó sai số cổ điển được chia thành 2 phần:
vi : đại diện cho tất cả các yếu tố không quan sát được mà thay đổi giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian.
εit: Đại diện cho tất cả các yếu tố không quan sát được thay đổi giữa các đối tượng và thời gian
Giả sử vi được cho bởi: vi = α0 + ωi với i =1, 2, ..., n
Trong đó vi lại được chia thành 2 thành phần : thành phần bất định α0 và thành phần ngẫu nhiên ωi
- Thành phần bất định α0 được xem là tham số cắt trung bình tổng thể
- Thành phần ngẫu nhiên ωi là sự khác nhau giữa tham số cắt trung bình mẫu và tham số cắt cho đối tượng i
Mỗi đối tượng trong N đối tượng sẽ có một hệ số cắt riêng. Tuy nhiên, trong mô hình tác động ngẫu nhiên N hệ số cắt này không phải là tham số cố định bởi có thêm thành phần ngẫu nhiên ωi .
Giả sử rằng ωi cho mỗi đối tượng được rút ra từ một phân phối xác suất độc lập với giá trị trung bình bằng 0 và phương sai không đổi đó là:
E(ωi )│Var(ωi ) = δω2 │Cov (ωi , ωs ) =0
N biến ngẫu nhiên ωi được gọi là tác động ngẫu nhiên Mô hình tác động ngẫu nhiên có thể được viết lại như sau: Yit = α0 + β1 Xit1 + β2 Xit2 + φit
Trong đó: φit = ωi + εit
Một giả định quan trọng trong mô hình tác động ngẫu nhiên là thành phần sai số φit không tương quan với bất kì biến nào trong mô hình. Bởi vì thành phần sai số ωi là một thành phần của sai số φit cho mỗi đối tượng ở mỗi thời điểm, sai số φit có sự tự tương quan.
3.4.4. Kiểm định các giả thuyết
- Kiểm định lựa chọn mô hình FEM hay REM
Chúng ta sử dụng kiểm định Hausman để kiểm định vấn đề các tác động không quan sát được phụ thuộc đối tượng vì có tương quan với một hoặc một số biến, giải thích để lựa chọn mô hình FE hay RE là phù hợp. Đối với kiểm định Hausman, giả thiết được phát biểu như sau:
H0: vi không có tương quan với Xit ( Mô hình RE là phù hợp) H1: vi có tương quan với Xit ( Mô hình FE là phù hợp)
Để kiểm định giả thiết H0, ta đối chiếu kết quả 2 mô hình ước lượng FE và RE. Ước lượng RE là hợp lý theo giả thiết H0 nhưng không hợp lý với giả thiết thay thế. Ước lượng FE là hợp lý ở giả thiết H1 và cả giả thiết H0 ( bởi mô hình FE chỉ cho rằng các tác động không quan sát được phụ thuộc đối tượng, thể hiện qua các hệ số cắt khác nhau chứ không đề cập đến vấn đề tương quan giữa vi và Xit).
Tuy nhiên trong trường hợp giả thiết H0 bị bác bỏ thì ước lượng tác động cố định là phù hợp với ước lượng tác động ngẫu nhiên. Ngược lại, chưa có đủ bằng chứng để bác bỏ H0 nghĩa là không bác bỏ được sự tương quan giữa sai số và các biến giải thích thì ước lượng tác động cố định không còn phù hợp và ước lượng ngẫu nhiên sẽ ưu tiên được sử dụng.
- Giả thiết về các hệ số hồi quy
Kiểm định giả thiết về hệ số hồi qui j, mục đích là xem xét liệu j có bằng 0 hay không, nếu j=0 thì biến độc lập Xj không có tác động riêng phần đến biến phụ thuộc Y.
H0: j=0; j0,k
H1: j0
Với mức ý nghĩa miền bác bỏ là: value p t t /2;(n k)
Chấp nhận H0: Các biến độc lập Xj không có tác động riêng phần đến biến phụ thuộc Y.
Bác bỏ H0: Các biến độc lập Xj có tác động riêng phần đến biến phụ thuộc Y.
Kiểm định sự phù hợp của mô hình: (Mức ý nghĩa =0,05)
Đại lượng R2 cho thấy mức độ phù hợp của mô hình hồi qui. Muốn biết với R2 khác 0 có ý nghĩa thống kê không, mô hình có phù hợp hay không cần tiến hành kiểm định giả thiết.
Giả thiết:
H0: R2=0 H0: j=0 j1,k
H1: R20 H1: j0
Với mức ý nghĩa miền bác bỏ là: F> F;(k-1,n-k) hay p-value<
Chấp nhận H0: Mô hình không phù hợp . Bác bỏ H0: Mô hình phù hợp.
Tóm tắt chương 3
Chương 3 đã xây dựng được mô hình hồi quy các nhân tố tác động đến sự phát triển của các quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng dựa trên nghiên cứu trước đó liên quan đến đề tài. Các giả thiết thống kê cũng đã được hình thành dựa trên mô hình thống kê. Số liệu để phân tích là số liệu thứ cấp, thu thập trên cơ sở dữ liệu bảng của 21 quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh. Các kĩ thuật phân tích dữ liệu: mô tả thống kê, mô hình hồi quy và kiểm định các giả thiết thống kê được sử dụng để phân tích số liệu và đưa ra kết quả trong chương 4.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thực trạng phát triển QTDND trên địa bàn Lâm Đồng
4.1.1. Tình hình hoạt động kinh doanh
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang có 21 quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động, trong đó có 12 QTDND được thành lập từ năm 1995, 5 quỹ thành lập từ năm 1996, 1 quỹ thành lập năm 2007, 1 quỹ thành lập 2011 và 2 quỹ thành lập năm 2012. Như vậy, có thể thấy, phần lớn các QTDND được thành lập từ khá lâu chỉ sau khi hệ thống QTDND được thành lập 2-3 năm nên có kinh nghiệm phát triển khá lớn. 4 QTDND có thị phần lớn nhất hiện nay là QTDND Liên Nghĩa, QTDND Lộc Sơn, QTDND Phường 2, QTDND B’Lao đều là những quỹ được thành lập từ năm 1995. Các quỹ như Tân Châu, Đinh Lạc, Liên Đồng, Lộc Thắng là những quỹ có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời nhưng thị phần còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với các QTDND khác. Tình hình hoạt động kinh doanh của các QTDND trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong những năm qua như sau:
4.1.1.1. Doanh số huy động
Hình 4.1: Diễn biến huy động vốn của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2008-2013 Đơn vị: Triệu đồng 682,655 845,683 1,264,887 1,490,903 2,016,887 2,332,240 - 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Huy động Huy động
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC các quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2008-2013
Từ biểu đồ có thể thấy rằng, doanh số huy động vốn của các QTDND có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Trong đó tăng mạnh nhất là năm 2010 và năm 2012 với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 49,57 và 35,28%. Các năm 2009, 2011 và 2013 tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với 2 năm này, lần lượt là 23,88%, 17,87% và 15,64%. Sự tăng trưởng vượt bậc về doanh số huy động của hệ thống các QTDND trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cho thấy hệ thống QTDND đang ngày càng thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân.
Với mục tiêu hoạt động chính là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh tập thể và của từng thành viên, giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, có nghĩa là QTDND thực hiện huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư, các nguồn vốn khác hoặc của những thành viên có điều kiện kinh tế để hỗ trợ cho những thành viên nghèo, thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, rất kịp thời đáp ứng cho mùa vụ, hoặc là những điều kiện sinh hoạt khác tránh được tình trạng phải đi vay nặng lãi. Các QTDND cơ sở được quyền huy động vốn bằng các hình thức thích hợp theo quy định của nhà nước, cụ thể QTDND cơ sở được huy động vốn không vượt quá 20 lần vốn tự có của QTDND cơ sở và có trách nhiệm hoàn trả cả vốn và lãi cho người gửi đúng hạn. Trong suốt 6 năm qua, để đạt được sự tín nhiệm của người dân trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi, các QTDND trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã tích cực huy động vốn với nhiều biện pháp khác nhau như: thực hiện thường xuyên và hiệu quả công tác động viên tuyên truyền về hoạt động của QTDND cơ sở, dân chủ bàn bạc với thành viên, giữ lòng tin với khách hàng, điều chỉnh lãi suất phù hợp với cả khách hàng gửi tiền và thành viên vay vốn; đa dạng hoá các hình thức huy động như: huy động tiền gửi tiết kiệm có kì hạn, huy động tiền gửi không kì hạn, các hình thức gửi góp. Các QTDND cơ sở có lợi thế trong việc nắm bắt nhanh nhất chu kì đầu tư vốn và thời gian thu hồi vốn của các thành viên và hiểu rõ nguyện vọng của các thành viên nên việc động viên thu hút vốn nhàn rỗi thuận lợi hơn. Các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh đã phát huy thế mạnh của mình, giữ được lòng tin của thành viên và khách hàng nên kết quả huy động vốn của các QTDND cơ sở trên địa bàn ngày càng tăng.
4.1.1.2. Doanh số cho vay
Hình 4.2: Diễn biến doanh số cho vay của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2008-2013
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC các quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2008-2013
Dư nợ tín dụng của hệ thống các QTDND trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cũng không ngừng tăng trưởng qua các năm. Nếu như năm 2008, mức dư nợ tín dụng còn đạt dưới 1000 tỷ đồng thì đến năm 2013, dư nợ tín dụng đã vượt lên gần 2500 tỷ đồng. Đây có thể coi là mức tăng trưởng khá lớn. Cụ thể, năm 2009, tăng trưởng tín dụng là 31,81%, năm 2010 là 24,97%, năm 2011 là 16,9%; năm 2012 là 23,38%; năm 2013 là 21,69%. Trừ năm 2011 tốc độ tăng trưởng dưới 20% thì các năm còn lại, tốc độ tăng trưởng đều rất cao, đạt hơn 20%. Dư nợ tín dụng chủ yếu là cho vay thành biên, đây là nghiệp vụ cơ bản của QTDND cơ sở. Hình thức cho vay chủ yếu là tập trung cho vay ngắn hạn, trừ những nguồn vốn dự án.
Đơn vị: %
Nguồn: Tính toán từ BCTC các quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2008-2013
Hình 4.3 cho thấy trong tổng dư nợ tín dụng của cả hệ thống QTDND và NHTM thì dư nợ tín dụng của NHTM vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn 90%. Phần lớn thành viên QTDND ở nông thôn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, có nhiều khó khăn trong việc vay vốn từ các ngân hàng thương mại vì: tài sản thế chấp còn khiêm tốn, đi lại xa…, tham gia vào QTDND là sự cần thiết và có lợi cho thành viên, nên họ có ý thức hợp tác với nhau, tương trợ lẫn nhau. Trong những năm gần đây, tỷ trọng dư nợ tín dụng của hệ thống các QTDND đang ngày càng tăng, đến năm 2013 thì tỷ trọng dư nợ tín dụng của QTDND cơ sở đã chiếm hơn 9% trong khi các năm trước đều là mức tỷ trọng dưới 9%. Điều này cho thấy vai trò của các QTDND trong việc cung cấp nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh cho các cá nhân, hộ gia đình, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương.
4.1.1.3. Tổng tài sản
Hình 4.4: Diễn biến TTS của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2008-2013
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC các quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2008-2013
Tổng tài sản của hệ thống các QTDND diễn biến không ổn định. Tổng tài sản có diễn biến tăng trong giai đoạn 2008-2010, năm 2011 sụt giảm mạnh và tăng trở lại trong 2 năm 2012 và 2013. Cụ thể, năm 2009, tổng tài sản tăng 26,98%, đến năm 2010, tổng tài sản của các quỹ tăng vọt lên hơn 126% từ 1237,7 tỷ đồng lên 2808,8 tỷ đồng. Năm 2011, tổng tài sản sụt giảm mạnh còn hơn 1910 tỷ đồng tương ứng với mức giảm 31,99%. Năm 2012, tổng tài sản của các quỹ tăng mạnh trở lại với mức tăng 30,79% lên gần 2500 tỷ đồng và năm 2013, tổng tài sản tăng lên gần 3000 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 18,69%. Như vậy, có thể thấy, năm 2010 là năm mà các