4.2.3.1. Hồi quy dữ liệu bảng
Kết quả hồi quy dữ liệu bảng theo phương pháp ước lượng với tác động cố định và ngẫu nhiên như sau:
Bảng 4.4: Tổng hợp các kết quả hồi quy với tác động cố định và ngẫu nhiên Nhân tố Mô hình tác động cố
định theo các quỹ
Mô hình tác động cố định theo thời gian
Mô hình tác động ngẫu nhiên
Coefficient Probality Coefficient Probality Coefficient Probality AGE 0,151813 0,7610 0,392635 0,0265 0,297965 0,1659 CLIENT -0,243114 0,0000 -0,221355 0,0000 -0,234377 0,0000 COMP 454,2341 0,0000 303,8396 0,0000 327,0852 0,0000 GENRE 3,117642 0,4786 -1,628631 0,7395 2,417145 0,5613 METHOD 0,032064 0,9974 24,10186 0,0251 4,396066 0,6199 SUSTAIN -157,3577 0,1892 -227,8042 0,0928 -198,5441 0,0646 C 13,75303 0,1058 3,240856 0,7191 19,13037 0,0092 R2 0,957340 0,918055 0,843416 Prob 0,000000 0,000000 0,000000
Với số liệu bảng, ta có 2 phương pháp ước lượng: ước lượng với tác động cố định và ước lượng với tác động ngẫu nhiên. Bảng trên trình bày kết quả hồi quy theo phương pháp ước lượng với tác động cố định theo không gian, phương pháp ước lượng với tác động cố định theo thời gian và phương pháp ước lượng với tác động ngẫu nhiên .
H0: Mô hình không phù hợp (R2= 0) H1: Mô hình hồi quy là phù hợp (R2≠0)
Với hệ số Prob(F-statistic) =0<5% trong cả 3 mô hình hồi quy theo các cách khác nhau, ta bác bỏ H0, chấp nhận H1 tức là các mô hình hồi quy đều phù hợp.
Để xác định mô hình hồi quy với tác động cố định hay ngẫu nhiên phù hợp hơn ta sử dụng kiểm định Hausman Test. Giả thiết thống kê như sau:
H0: Mô hình REM là phù hợp
H1: Mô hình REM là không phù hợp
Với giá trị Probality = 0,0294 nhỏ hơn 5 % nên ta bác bỏ H0, chấp nhận H1 tức là mô hình FEM phù hợp hơn mô hình REM.
Như vậy, mô hình tác động cố định là phù hợp hơn cả.
Ở đây, ta xây dựng được mô hình tác động cố định (FEM) với 2 trường hợp: - Trường hợp 1: Cố định theo các quỹ
Kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy:
H0: βi=0 (Hệ số hồi quy của biến i không có ý nghĩa thống kê) H1: βi≠0 (Hệ số hồi quy của biến i có ý nghĩa thống kê)
Các biến tuổi hoạt động (AGE), giới tính (GENRE), phương pháp cung cấp (METHOD) và sự bền vững của tổ chức (SUSTAIN) giá trị probality lớn hơn 5% nên ta chấp nhận H0, bác bỏ H1 tức là các biến này không có ý nghĩa thống kê. Trong trường hợp này, chỉ có số lượng khách hàng (CLIENT) và mức độ cạnh tranh (COMP) là có tác động đến mức độ tiếp cận (AOL) ở mức ý nghĩa 5% do giá trị probality nhỏ hơn 5% nên ta bác bỏ H0.
- Trường hợp 2: Cố định theo thời gian
Thực hiện kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy tương tự như trường hợp cố định theo các quỹ ta thấy rằng trong trường hợp này chỉ có biến giới tính (GENRE) là không có ý nghĩa thống kê trong khi các biến còn lại đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý
nghĩa 10%, ở mức ý nghĩa 5% thì biến giới tính và biến sự bền vững của các quỹ tín dụng không có ý nghĩa thống kê
Trong cả 2 trường hợp trên đều có hệ số R2 lớn hơn 90% và giá trị prob = 0, tuy nhiên mô hình cố định theo thời gian có nhiều biến có ý nghĩa thống kê hơn mô hình cố định theo các quỹ nên trong 2 trường hợp thì ta thấy mô hình với tác động cố định theo thời gian tốt hơn trường hợp còn lại vì các biến có ý nghĩa thống kê nhiều hơn và mức độ phù hợp của mô hình cũng ở mức cao.
Cụ thể mức tác động của từng biến đến biến phụ thuộc như sau:
βAGE = 0,392635 có nghĩa tuổi hoạt động của các quỹ có tác động tích cực đến mức độ tiếp cận của quỹ tín dụng, khi các yếu tố khác không đổi nếu tuổi hoạt động của quỹ tăng lên 1 đơn vị thì mức độ tiếp cận của quỹ tăng lên 0,392635 đơn vị và ngược lại
βCLIENT = -0,221355 có nghĩa số lượng khách hàng có tác động tiêu cực đến mức độ tiếp cận của các quỹ, khi các yếu tố khác không đổi, nếu số lượng khách hàng của quỹ tăng lên 1 đơn vị thì mức độ tiếp cận của các quỹ giảm 0,221355 đơn vị và ngược lại.
βCOMP = 303,8396 có nghĩa mức độ cạnh tranh có tác động tích cực đến mức độ tiếp cận các quỹ, khi các yếu tố khác không đổi, nếu mức độ cạnh trạnh của của quỹ tăng lên 1 đơn vị thì mức độ tiếp cận của các quỹ tăng lên 303,8396 đơn vị và ngược lại.
βMETHOD =24,10186 có nghĩa phương pháp cung cấp có tác động tích cực đến mức độ tiếp cận của các quỹ, khi các yếu tố khác không đổi, nếu phương pháp cung cấp của các quỹ tăng lên 1 đơn vị thì mức độ tiếp cận của các quỹ tăng lên 24,10186 đơn vị và ngược lại.
βSUSTAIN = -227,8042 có nghĩa sự bền vững của các quỹ tín dụng có tác động ngược chiều đến mức độ tiếp cận của các quỹ tín dụng, khi các yếu tố khác không đổi, thì sự bền vững của các tổ chức tín dụng tăng lên 1 đơn vị thì mức độ tiếp cận của các quỹ tín dụng giảm 227,8042 đơn vị và ngược lại.
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định các giả thiết thống kê
Biến Kì vọng Hệ số p-value Kết quả
AGE + 0,0265 +* CLIENT - 0,0000 -* COMP - 0,0000 +* GENRE + 0,7395 Không có tác động METHOD - 0,0251 +* SUSTAIN - 0,0928 -** *: Mức ý nghĩa 5% **: Mức ý nghĩa 10%
Như vậy, trong 6 biến độc lập trong mô hình có 4 biến tác động đến biến phụ thuộc ở mức ý nghĩa 5% và 5 biến tác động đến biến phụ thuộc ở mức ý nghĩa 10%.
Tuổi hoạt động của QTDND có tác động dương đến mức độ tiếp cận tín dụng của các QTDND và trùng với kì vọng ban đầu. QTDND có tuổi đời hoạt động càng lớn thì kinh nghiệm tiếp cận khách hàng càng tăng, thêm vào đó tuổi hoạt động cũng là một trong những yếu tố làm tăng uy tín của quỹ, giúp quỹ thu hút thêm được khách hàng huy động, trên cơ sở đó nâng cao độ sâu tiếp cận tín dụng. Thêm vào đó, kết luận này phù hợp với mô hình Christen (1995) đưa ra: QTDND nếu được thành lập sớm hơn thì thường tập trung vào các thị phần khách hàng khá giả hơn nên mức độ tiếp cận sâu hơn.
Số lượng khách hàng có tác động âm đến mức độ tiếp cận của các QTDND và kết quả này cũng trùng với kì vọng ban đầu. Số lượng khách hàng tăng nhanh và nhanh hơn tốc độ huy động vốn khiến cho mức vay trung bình giảm, tác động làm giảm độ sâu tiếp cận, chưa kể khách hàng tăng nhanh cũng làm tăng rủi ro tín dụng cho QTDND.
Mức độ cạnh tranh có tác động cùng chiều với độ sâu tiếp cận và kết quả ngược với kì vọng ban đầu. Trong trường hợp các QTDND ở Lâm Đồng, cạnh tranh tăng tạo động lực để các quỹ nâng cao khả năng tự chủ tài chính, sức cạnh tranh hoặc tập trung vào đối tượng khách hàng riêng nên độ sâu tiếp cận tăng.
Biến giới tính trong mô hình không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10% trong khi kì vọng ban đầu là tác động âm.
Phương pháp tiếp cận tín dụng có tác động dương đến độ sâu tiếp cận trong khi kì vọng ban đầu là tác động âm. Trong các nghiên cứu trước, đối tượng nghiên cứu là các tổ chức tài chính vi mô bao gồm: QTDND, các tổ chức tài chính nông thôn chính thức và bán chính thức nên đối tượng khách hàng cho vay bao gồm cá nhân và cho vay theo nhóm nhưng các quỹ tín dụng thì đối tượng khách hàng chủ yếu là khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ nên tác động phương pháp tiếp cận tín dụng đối với độ sâu tiếp cận trái với kì vọng ban đầu.
Sự bền vững của các QTDND có tác động ngược chiều đến độ sâu tiếp cận và trùng với kì vọng ban đầu. Kết luận này đã được khẳng định từ nhiều nghiên cứu trước như Yaron (1990), Schreiner (2001), Christen (1995)...
4.2.3.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu
So sánh với các kết quả nghiên cứu trước đây có thể thấy rằng:
So sánh với mô hình gốc của Christen, R và các cộng sự (1995); Thys, D. (2000), có thể thấy rằng kết quả nghiên cứu giống với nghiên cứu gốc ở mối quan hệ giữa mức độ tiếp cận với tuổi hoạt động, sự bền vững, số lượng khách hàng. Trong khi đó, mối quan hệ giữa mức độ tiếp cận với phương thức tiếp cận thì lại ngược với mô hình nghiên cứu gốc, biến giới tính không có tác động nhưng ở mô hình nghiên cứu gốc lại có tác động âm, biến cạnh tranh có tác động dương đến mức độ tiếp cận trong khi mô hình nghiên cứu gốc lại không có tác động. Sở dĩ có sự khác biệt về kết quả nghiên cứu là do sự khác biệt về dữ liệu nghiên cứu. Sự khác biệt về dữ liệu nghiên cứu này là do sự khác biệt về đặc điểm hoạt động của các TCTCVM giữa các quốc gia, giữa các nền kinh tế khác nhau và giữa các thời kì các nhau. Trong mô hình gốc, số liệu nghiên cứu được lấy từ 11 tổ chức tài chính vi mô bao gồm cả chính thức và
bán chính thức từ các quốc gia khác nhau, trong giai đoạn 5 năm ở thập kỉ 90 trong khi nghiên cứu của tác giả số liệu nghiên cứu được lấy từ 21 quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn 6 năm nên kết quả nghiên cứu khác nhau là điều dễ hiểu.
So sánh với nghiên cứu của Luzzi and Weber (2006), kết quả nghiên cứu tương đồng về mối quan hệ giữa biến Client với mức độ tiếp cận của các quỹ. Ngược với nghiên cứu này về mối quan hệ giữa mức độ cạnh tranh với mức độ tiếp cận của các quỹ.
So sánh với kết quả nghiên cứu trong luận văn tiến sĩ của tác giả Lê Thanh Tâm (2008), kết quả nghiên cứu trong luận văn tương đồng với mối quan hệ ngược chiều giữa biến sự bền vững của các quỹ tín dụng với mức độ tiếp cận, mối quan hệ cùng chiều của các biến thời gian hoạt động, số lượng khách hàng với mức độ tiếp cận của các quỹ, biến giới tính trong kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thanh Tâm có tác động nhỏ đến mức độ tiếp cận trong khi trong nghiên cứu này thì lại không có tác động.
Như vậy, tuổi hoạt động có tác động dương đến mức độ tiếp cận tín dụng cho thấy rằng, các quỹ tín dụng có kinh nghiệm hoạt động càng lâu thì mức độ tiếp cận càng cao do theo thời gian, khả năng ứng biến với những khó khăn trong nền kinh tế, sự thay đổi trong các chính sách điều hành của các cấp lãnh đạo của các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở càng tăng lên, đồng thời thời gian hoạt động càng lâu thì uy tín của các QTDNDCS càng lớn nên mức tiếp cận của các quỹ càng mạnh.
Độ rộng của tiếp cận có tác động tiêu cực đến mức độ tiếp cận tín dụng của các QTDNDCS. Nguyên nhân là do khả năng huy động của các quỹ tín dụng có hạn, với quy mô khách hàng ngày càng mở rộng thì giá trị khoản vay trung bình càng giảm đi. Thêm vào đó, mức GDP bình quân đầu người của tỉnh tăng qua các năm nên số lượng khách hàng càng lớn thì mức độ tiếp cận tín dụng càng giảm. Điều này cũng cho thấy mức độ tăng trưởng huy động vốn của các QTDND thấp hơn mức độ tăng trưởng khách hàng của các quỹ.
Mức độ cạnh tranh có tác động tích cực đến khả năng tiếp cận của QTDND. Theo lý thuyết, mức độ cạnh tranh càng cao thì khả năng tiếp cận càng thấp. Tuy nhiên ở Lâm Đồng, mức độ cạnh tranh càng cao có nghĩa tỷ lệ thị phần giữa các QTDND so
với thị phần của 4 QTDND có thị phần lớn nhất càng cao thì giá trị các khoản vay trung bình trên GDP bình quân đầu người càng tăng. Nguyên nhân là do trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, các quỹ tín dụng nhân dân tập trung vào thị phần các đối tượng khá giả hơn do đó mức độ tiếp cận tăng khi mức độ cạnh tranh tăng.
Phương pháp cung cấp tín dụng được đo lường bằng dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân trên tổng dư nợ tín dụng có tác động tích cực đến mức độ tiếp cận tín dụng bởi khách hàng cá nhân là đối tượng khách hàng chủ yếu ở các QTDND cơ sở. Khi các quỹ tín dụng tập trung vào đối tượng khách hàng này thì sự tập trung đối với các đối tượng khách hàng khác giảm đi nên giá trị khoản cho vay trung bình tăng lên đối với những đối tượng này, từ đó dẫn đến mối quan hệ cùng chiều giữa 2 yếu tố mức độ tiếp cận tín dụng với phương pháp tiếp cận tín dụng.
Sự bền vững của các tổ chức tín dụng có mối quan hệ ngược chiều với mức độ tiếp cận tín dụng. Nguyên nhân được đưa ra trong trường hợp này đó là sự bền vững càng cao đồng nghĩa với việc hiệu quả hoạt động của các QTDND càng lớn, càng thu hút được nhiều đối tượng khách hàng. Quy mô khách hàng tăng dẫn đến mức độ tiếp cận tín dụng giảm.
Như vậy, ta thấy rằng có một số khác biệt về kết quả nghiên cứu tại các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng so với nghiên cứu của Christen, R và các cộng sự (1995); Thys, D. (2000). Tác động của biến giới tính đến mức độ tiếp cận của các quỹ tín dụng không có ý nghĩa thống kê. Điều này là hoàn toãn dễ hiểu. Bởi ngay cả trong nghiên cứu của 2 tác giả này, ta cũng thấy không phải tất cả biến trong bảng trên đều có tác động đến mức độ tiếp cận của các TCTCVM mà một số biến nghiên cứu như lợi nhuận, tính cạnh tranh của các tổ chức vi mô trong mô hình nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê. Có sự khác biệt này là do một số lý do sau:
Thứ nhất là do sự khác biệt về số liệu hồi quy mô hình. Nếu như nghiên cứu của Christen, R và các cộng sự (1995); Thys, D. (2000), sử dụng số liệu bảng của 11 TCTCVM từ các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 5 năm nên quy mô mẫu khá thấp. Trong khi đó, trong nghiên cứu tại tỉnh Lâm Đồng, do số liệu nghiên cứu là của 21 quỹ tín dụng nhân dân trong giai đoạn 6 năm từ 2008-2013 nên quy mô mẫu lớn
hơn so với nghiên cứu gốc. Điều này tạo ra sự khác biệt so với kết quả nghiên cứu trong paper gốc.
Thứ hai, do sự khác nhau về điều kiện kinh tế cũng như tình hình phát triển tại mỗi quốc gia. Mỗi một quốc gia đều có những đặc điểm riêng về kinh tế do vị trí địa lý, thể chế chính trị, đường lối phát triển cũng như văn hóa kinh doanh,… tạo nên dẫn đến sự phát triển của hệ thống tổ chức tài chính vi mô cũng khác nhau. Do vậy, với cùng một mô hình nghiên cứu ứng dụng tại nhiều quốc gia khác nhau sẽ tạo ra những kết quả khác nhau. Đây là điều hoàn toàn dễ thấy ở nhiều nghiên cứu.
Thứ ba là do sự khác biệt về hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô của 2 nghiên cứu. Các tổ chức tài chính vi mô trong nghiên cứu của tác giả Christen, R và các cộng sự (1995); Thys, D. (2000) rất đa dạng về quy mô cũng như hình thức. Trong khi đó, tại nghiên cứu của tác giả, đối tượng là các quỹ tín dụng nhân dân chỉ là một loại hình của các các tổ chức tài chính vi mô nên đặc điểm hoạt động có nhiều khác biệt. Đây cũng là lí do khiến cho các yếu tố trong mô hình nghiên cứu của Christen, R và các cộng sự (1995); Thys, D. (2000) có một số khác biệt khi so sánh với nghiên cứu